Dự báo tình hình ĐN và ĐNCT-XH trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ĐNCT XH ở nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 109 - 114)

đi vào ôn định. Tuy nhiên hiện nay và trong thời gian tới nông thôn ĐBSH vẫn đang còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp chưa thể giải quyết ngay được. Các vấn đề đó chủ yếu là:

1- Ớ những nơi đã có ĐN và ĐNCT-XH xảy ra tình hình chưa thật ổn định bởi nhân dân vẫn đang tiếp tục khiếu kiện về các vấn đề xử lý hậu thanh tra như: thu hồi kinh tế sai phạm đã ký kết trong kết luận thanh tra; xử lý cán bộ sai phạm chưa thật triệt đế; kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã chưa đảm bảo có đủ uy tín với dân; các vướng mắc về vốn, tài sản của HTX nông nghiệp trước khi chuyến đôi...

2- ơ những xã chưa xảy ra ĐN, ĐNCT-XH cũng có nhiều vấn đề nhân dân khiếu kiện yêu cầu giải quyết như: việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi UBND xã làm chưa dân chủ và đúng luật; các gian lận trong việc thực hiện chế độ chính sách thương binh xã hội, vốn quỹ HTX, quỹ của các chương trình hoạt động (chương trình 135, hội chữ thập đỏ...), việc phân hạng đất, hoàn chỉnh sổ bộ thuế...

3- Một số nơi vẫn còn bị dân tố cáo là các đoàn thanh tra làm việc không công minh, còn có ý ô dù che chắn cho cán bộ xã, không dám đổi thoại với đầu đơn sẽ dễ tạo ra ngòi nố cho một ĐN. Nhiều nơi việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở không triệt đế dẫn đến dân hiếu dân chủ không đầy đủ nên có những hành vi dân chủ quá trớn, cán bộ lợi dụng thiếu dân chủ đế có những việc làm tiêu cực.

4- Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay vẫn đang là đất đai. Có cái là hậu quả đế lại như một số đất cấp bán trái thẩm quyền trước đây nay có quyết định thu hồi nhưng các hộ đã làm nhà kiên cố nên rất khó giải quyết. Hoặc khi thực hiện Nghị định 64/CP, đất đai được chia hết một lần cho những người trục tiếp sản xuất nông nghiệp có mặt tại thời điếm chia, lúc chết không rút đất ra, người mới sinh thêm không được chia đất, thì nay nhiều

5- Xu hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có sự tích tụ đất đai ngày càng lớn và cần thiết có sự tháo gỡ cơ chế kinh tế, lực lượng sản xuất phải phát triển thì sự tháo gỡ mới có kết quả. Trong khi đó tình trạng hiện nay đất đai quá manh mún, sử dụng kém hiệu quả và không đúng quy định thì kinh tế hộ không thế khá lên được. Do vậy, đế đảm bảo lợi ích của kinh tế hộ, nông dân trong cơ chế thị trường phải có sự liên kết với nhau đế sản xuất và kinh doanh có năng suất cao hơn, hay nói cách khác là các hộ phải tham gia vào HTX.

6- Dồn điền, dồn thửa đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng việc hình thành các HTX mới theo luật gặp rất nhiều khó khăn về giải quyết tài sản, vốn quỹ. Điều này làm không tốt lại sẽ là nguyên nhân cho các ĐNCT-XH ở nông thôn. Không ít các HTX ra đời đã không đáp ứng được yêu cầu do cách thức quản lý yếu kém, chậm đổi mới làm cho hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bị chững lại, thậm chí nảy sinh nhiều bức xúc.

7- Đất đai nông nghiệp còn tiếp tục bị thu hẹp do nhu cầu xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, cầu cống, đường xá... ngày một tăng. Trong khi đó phương án giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất không cụ thể, ít khả thi. Các chính sách về đền bù giải tỏa mặt bằng vẫn chưa thống nhất, pháp luật xử lý những trường họp lấn chiếm, tái lấn chiếm mốc lộ giới vẫn chưa nghiêm.

8- Lực lượng lao động đang dư thừa, đất canh tác ít ỏi, nông dân thiếu việc làm. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, nông sản thực phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều nhưng thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, giá cả nông sản thấp, trong khi đó các khoản chi phí cho thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu xăng dầu... lại rất cao làm cho sản xuất nông nghiệp không có lãi. Đời sống của nông dân ít được cải thiện, thu

nhập thấp, thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lóp khác trong xã hội và nông dân ngày một tăng.

9- Hệ thống chính trị cấp xã đang tùng bước được củng cố và hoàn thiện, song chưa thế đáp ứng ngay được các yêu cầu của thực tiễn. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ cần phải có thời gian. Hiện tượng tiêu cực tham ô, tham nhũng không suy giảm vẫn đang là một tệ nạn đe dọa sự sống còn của chế độ. Tình trạng lãng phí quan liêu vẫn còn phố biến.

Tuy nhiên có thể khẳng định không thể có những ĐNCT-XH gay gắt phức tạp nghiêm trọng xảy ra và không xảy ra nhiều ĐNCT-XH cùng một lúc như những năm trước đây vì:

1- Kinh nghiệm của những nơi đã xảy ra ĐN đã buộc tổ chức cơ sở đảng và chính quyền các xã phải xem xét lại cách làm việc của mình. Các cấp chính quyền, đặc biệt cấp xã đã chú ý nhiều hơn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, không đế tình trạng phức tạp dây dưa kéo dài. Tố chức tốt công tác thanh tra kiếm tra, chủ động tìm ra sai phạm và giải quyết trước khi có ĐN.

2- Cấp trên cũng rút được những kinh nghiệm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nhắc nhở, chỉnh đốn cơ sở đế không mắc sai phạm, thận trọng hơn trong việc phát động các phong trào, phải tính toán trước sau cụ thế và quy định phương pháp tiến hành chu đáo hơn.

3- Quy chế dân chủ ở cơ sở đã và đang được triển khai, góp phần làm bớt đi hiện tượng mất dân chủ trước đây ở một số địa phương. Khi dân được biết, được bàn, được kiểm tra, kinh tế tài chính minh bạch rõ ràng hơn thì các mâu thuẫn sẽ giảm đi, quan hệ giữa dân với Đảng với chính quyền được cải thiện.

4- Trung ương đang tập trung đê ôn định và phát triền cơ sở - đặc biệt là cấp xã thông qua các nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp

hành Trung ương Đảng (khóa IX) như: Đấy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở; Phát triển kinh tế tập thế... Tiến hành tòng bước tống kết kinh nghiệm xử lý ĐNCT-XH, đưa ra nhiều giải pháp quan trọng đế phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục chủ trương chính sách và pháp luật cho nhân dân, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, xã...

5- Có một số sửa đổi chính sách, pháp luật thích họp với điều kiện tình hình mới.

Ngoài ra, cần hết sức tỉnh táo đề phòng "diễn biến hòa bình". Mặc dù các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH trong thời gian qua không có sự can thiệp của các tổ chức phản động nước ngoài song các tố chức này vẫn thường xuyên theo dõi sát tình hình, chỉ chò' cơ hội đế nhảy vào. Tham vọng của các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có hoạt động phá hoại nội bộ, làm cho mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, chính quyền, mâu thuẫn giữa dân với Đảng với chính quyền nảy sinh và tăng dần lên từ đó dẫn đến nội bộ của ta "tự diễn biến", "sự chuyển hóa", "tự đổi màu". Với thủ đoạn chia rẽ nội bộ của ta bằng cách "ủng hộ những người đổi mới triệt đế", phản đối kê kích "những người bảo thủ", lôi kéo khuyến khích ủng hộ bằng nhiều cách kể cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó nếu chúng ta không chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác, nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân thì dễ bị rơi vào cái bẫy của chúng mà tạo ra sự rối ren trong nội bộ, sự "sự tan rã' từ bên trong của Việt Nam.

Đe tránh được những tác động của diễn biến hòa bình nhằm chuyến hóa chính trị Việt Nam một cách êm dịu, phi quân sự chúng ta cần phải làm

thể nó bùng phát thành ĐN, ĐNCT-XH và nhất là không đế nó lây lan. Bởi không gì nguy hại hơn là sự mục ruỗng từ bên trong. Ôn định an ninh nông thôn có ý nghĩa vô cùng to lớn vì an ninh nông thôn là bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. "Neu nông thôn ổn định, nhân dân phấn khởi làm ăn thì dù khó khăn gì đi nữa, đất nước ta vẫn đảm bảo sự ốn định" [31, tr. 5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ĐNCT XH ở nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 109 - 114)