Số lượng, quy mô và phạm vi các điếm nóng chính trị xã hội ở nông thôn đòng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ĐNCT XH ở nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 29 - 32)

hội ở nông thôn đòng bằng sông Hồng

Nông thôn ĐBSH vốn từ một địa bàn thuần nông nay chuyến sang sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, dịch vụ... quá trình vận động trong cơ chế thị trường không thế tránh khỏi sự nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc. Trước năm 1997 có những ĐN xảy ra rải rác ở một sổ địa phương

đây đã giải quyết nay "nóng" trở lại, nhiều điếm mới nảy sinh và không ít điếm đang tiềm ấn có nguy cơ bùng phát. Các ĐN phát sinh liên tiếp, nô ra đồng loạt ở nhiều địa phuơng, gây nên sự đặc biệt lo ngại cho Đảng, cho Nhà nước và nhân dân ta. Nhìn chung cả vùng ĐBSH tù' 1986 đến nay 100% số tỉnh (11/11) đều có ĐN xảy ra. Các tỉnh có nhiều ĐN xảy ra là: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Các tỉnh có nhiều ĐN xảy ra kéo dài phức tạp là Nam Định, Hà Tây.

Chỉ tính riêng ở Thái Bình từ những năm 1994, 1995 đã xuất hiện vấn đề khiếu kiện, tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ, đến cuối năm 1996 thì có khiếu kiện đông người. Bắt đầu từ xóm Dân chủ xã Quỳnh Xá, Quỳnh Phụ, ĐN lan rộng ra (5/1997). Tình hình diễn biến ngày một phức tạp trên diện rộng gây mất ổn định về chính trị - xã hội, ảnh hưởng trục tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đã trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng. Ngay trong tháng 5/1997 khiếu kiện đông người đã xảy ra ở 237/285 xã. Đốn tháng 12/1998 con số này lên đến 264/285 xã, trong đó có 78 xã ở mức phức tạp, 55 xã trở thành ĐNCT-XH. Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Chính trị, cùng với sự cố gắng sửa chữa sai lầm, kiện toàn tổ chức cán bộ của Đảng bộ Thái Bình, giải quyết thỏa đáng những yêu cầu của nhân dân, sau hơn 1 năm tỉnh Thái Bình mới lập lại được kỷ cương, dần dần ổn định được tình hình (theo báo cáo của Ban Nội chính tỉnh Thái Bình).

Sau Thái Bình, tỉnh Nam Định cũng là một tỉnh tập trung tương đối nhiều ĐNCT-XH. Ngoài điếm ở xã Mỹ Lộc, huyện Mỹ Thắng khá gay gắt thì huyện Xuân Trường, huyện Giao Thủy (được tách ra từ huyện Xuân Thủy vào 4/7/1997) đã xuất hiện các ĐN và ĐNCT-XH với số lượng đáng chú ý.

Tại huyện Xuân Trường từ cuối năm 1997 có khiếu nại tố cáo đông người, bắt đầu từ xã Xuân Đài, sau đó tình hình căng thẳng lan ra các xã Xuân Tân (cuối 1998 đầu 1999), Xuân Châu (2/1999) Xuân Phong (giữa

năm 1999). Các nơi khác như Thọ Nghiệp, Xuân Hùng, Xuân Hòa, Xuân Phú tuy mức độ phức tạp có khác nhau nhưng đều gây ra không khí nóng bỏng. Ở huyện Xuân Trường các ĐNCT-XH không đồng loạt nổ ra một lần mà xảy ra liên tiếp trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2001.

Huyện Giao Thủy, các ĐNCT-XH xuất hiện muộn hơn (5/1998) nhưng tốc độ lan rộng hơn, số lượng nhiều hơn so với Xuân Trường. Lúc đầu chỉ là một sổ công dân xóm 17, 18 của xã Giao An khiếu kiện về chính sách kinh tế mới, kinh tế xóm đội sau đó lan sang các xã Giao Xuân, Hồng Thuận và hàng loạt các xã khác. Tính đến tháng 9/2001 ở huyện Giao Thủy có 19/22 xã, thị trấn trở thành ĐN. Ba xã Hồng Thuận, Giao Xuân, Giao Lạc là những ĐNCT-XH phức tạp nhất của huyện Giao Thủy. Khác với Xuân Trường, các ĐN chính trị xã hội ở Giao Thủy diễn ra tương đối đồng loạt, thời gian tồn tại kéo dài, có nhiều xã tình hình phức tạp xảy ra từ tháng 5/1998 mà đến tháng 5/2002 mới tạm thời giải quyết được.

Hà Tây, một tỉnh cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội cũng rất được chú ý vì đã có không ít ĐNCT-XH xảy ra, một số điếm có mức độ rất căng thắng, tính chất rất phức tạp như: xã Song Phượng, huyện Hoài Đức (1992); xã Đại Xuyên - Phú Xuyên (1995) xã Đại Thắng - Phú Xuyên (1996), thôn Hà Vĩ xã Lê Lợi - Thường Tín (từ 1998 đến 5/2002).

Các tỉnh Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh có một số ĐNCT-XH xảy ra nhưng thời gian giải quyết các vụ không quá dài, nhưng về mặt tính chất gay gắt phức tạp thì cũng rất đáng kể như ở thôn Dương Tiền xã Trấn Dương - Vĩnh Bảo - Hải Phòng, xã Tiền Phong - Mê Linh - Vĩnh Phúc và thôn Dương Lôi, Tân Hồng - Từ Sơn - Bắc Ninh.

Riêng Hà Nội, các điểm phức tạp mới chỉ ở mức ĐN, nội dung chủ yếu là về giải tỏa đất đai, tôn giáo tín nguỡng. Tuy nhiên, một số ĐN có dấu hiệu chính trị nhung chua đến mức gay gắt nghiêm trọng (thuờng là các ĐN về tôn giáo). Do có sự tập trung lực lượng và chỉ đạo sát sao của cấp trên nên các ĐN ở đây thường được giải quyết tương đối nhanh.

Mặc dù ở nông thôn ĐBSH những năm gần đây ĐN đã phát triển thành cao trào, có tính lan rộng trên phạm vi toàn huyện (như Giao Thủy - Nam Định) thậm chí trên phạm vi toàn tỉnh (như Thái Bình) nhưng các ĐNCT-XH cũng chỉ mới tách tiêng ở từng địa bàn cơ sở - cấp thôn, xã, chưa thực sự có sự liên kết trên phạm vi huyện, tỉnh, thành. Nhìn vào số lượng, quy mô, phạm vi của các ĐNCT-XH xảy ra trong thời gian từ 1986 đến nay ở nông thôn ĐBSH chúng ta thấy đây là một khu vực tập trung nhiều ĐN nhất trong cả nước. Một sổ ĐNCT-XH còn nổ ra ngay tại những xã từng đạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hoặc những xã nhiều năm đạt danh hiệu Đảng bộ và chính quyền trong sạch vững mạnh. Vậy thực chất của sự trong sạch, vững mạnh đó là gì? Tại sao nhân dân đã từng không tiếc mồ hôi công sức, của cải, thậm chí cả máu xương cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nay lại đấu tranh phản ứng lại chính quyền? Đó không chỉ là dấu hiệu của những bất cập trong quá trình chuyến đối cơ chế tại một vùng thuần nông vốn đã có một thời gian dài xây dựng mô hình HTX kiếu cũ mà còn chứng tỏ tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong bộ máy Đảng và Nhà nước đã "làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước. Nó đang phá hoại nghiêm trọng mối liên hệ ruột thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, nguồn gốc sức mạnh vô địch của chế độ ta" [43, tr. 12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ĐNCT XH ở nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w