Thứ nhất, tâm trạng bức xúc vì bị dồn nén và cảm giác bị mất mát thiệt thòi của người nông dân, khi xu hướng lợi ích ngày càng giảm, vị thế ngày càng thấp mà nghĩa vụ ngày càng tăng.
Đồng bằng sông Hồng vốn đất chật người đông, nguồn thu nhập chính là tù’ sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chỉ có 280.000 đ (1999). Trung bình mỗi người nông dân ở ĐBSH một ngày chỉ sống bằng sản phẩm nông nghiệp của lm2 đất. Sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nhìn chung đời sống của người nông dân còn nghèo. Trong điều kiện thu nhập của người nông dân ít ỏi, giá hàng hóa nông sản ngày một thấp tưoTig đối so với giá hàng hóa công nghiệp và dịch vụ thì đời sống của người nông dân lại càng khó khăn hơn, làm cho "cực" nghèo của người nông dân lại càng cách xa "cực" giầu của các "quan tham nhũng" khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng cách xa. Mâu thuẫn ở nông thôn cứ thế tăng dần lên khi xu hướng lợi ích của người nông dân ngày càng giảm, vị thế của
Vùng: Miền núi phía Bắc 329 3,8
Đồng bằng sông Hồng 563 6,6
Bac Trung Bộ 436 5,4
Duyên hải miền Trung 543 4,9
Tây Nguyên 399 3,4
Đông Nam Bộ 453 2,6
Đồng bằng sông Cửu Long 518 4,3
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề công bằng xã hội, chăm lo phát triển sản xuất, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và thực tế tù’ sau những năm đối mới tốc độ phát triển kinh tế đâ tăng dần lên, số hộ nghèo đã giảm đi nhanh chóng. Song mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã có tác động mạnh mẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Con số điều tra cho thấy "thời gian từ 1993 đến 1998 chi tiêu đã trở nên bất bình đang hơn. Ví dụ tỷ lệ giữa chi tiêu của nhóm 20% người giàu nhất so với nhóm 20% nghèo nhất đã tăng tù' 4,9 lần năm 1993 lên 5,5 lần trong năm 1998" [61, tr. 71]. Đảng và Nhà nước rất lo ngại về sự bất bình đẳng ngày càng tăng như thế này. Bản thân người nông dân cũng tự ý thức được về sự gia tăng của tình trạng bất bình đắng đó. Họ xác định rằng so với trước đây các điều kiện về kinh tế được nâng cao, mức sống tuyệt đổi có cải thiện nhưng xét đến cùng thì cuộc sống của họ đang đi xuống khi so tỷ lệ tương đối với các tầng lớp khác trong xã hội. Người nông dân hết sức quan tâm đến địa vị tương đối của mình trong xã hội, do vậy họ càng nhạy cảm hơn khi có những tác động trục tiếp làm ảnh hưởng đến đời sổng của họ, đụng chạm đến lợi ích kinh tế của họ.
Đế phục vụ cho việc tố chức quản lý có hiệu quả hơn cần có sự phân chia lại địa giới huyện, tỉnh, đế chuyến đối cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại sản xuất cần chia tách HTX... Mồi lần như vậy đều phải liên quan đến diện tích đất đai canh tác. Trước là của tôi nay là của anh... người nông dân thấy mình bị thiệt thòi về kinh tế, muốn có sự phân chia có lợi cho mình. Do vậy đây là một trong những lý do đế nhiều nơi ở nông thôn ĐBSH nảy sinh tranh chấp phức tạp mà nếu chính quyền không can thiệp giải quyết kịp thời sẽ thành ĐN.
Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đế xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, mở đường, làm cầu cổng v.v... đã làm xáo trộn đời sống không trả lại đất vì muốn được đền bù ở mức cao hơn hoặc được bổ trí công việc làm ăn ổn định hơn...
Phần nhiều ở các xã chuyên canh sản xuất nông nghiệp, hai vấn đề gây nhiều bức xúc nhất là việc phân chia đất nông nghiệp và huy động đóng góp của dân. Đối với người nông dân nguồn thu chủ yếu là từ đất thì việc họ được chia thêm hay bớt đi một số diện tích nào đó là rất quan trọng. Neu xã nào đế lại quỹ đất 2 (5%) quá với quy định đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bà con nông dân thì đây trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên khiếu kiện nảy sinh ở các ĐN. Một nguyên nhân trực tiếp nữa của các ĐN ở nông thôn ĐBSH mà chúng ta thường thấy đó là việc huy động dân đóng góp quá mức.
Đe có thế so sánh và rút ra kết luận, chúng ta theo dõi bảng 3.1.
Bảng 2.1: Mức độ và gánh nặng thuế phi\ các khoản đóng góp
của các hộ gia đình nông thôn trong giai đoạn 1997 - 1998
Trình độ
Không được đi học 57 12 8
Tiểu học 42 39 35
Phô thông cơ sở 38 37 36
Phô thông trung học 25 8 12
Dạy nghề 19 3 6
Đại học 4 0 3
Tong cộng 37 100 100
Như vậy mức đóng góp thuế, phí và các khoản khác ở ĐBSH tính theo hộ gia đình là lớn nhất trong các vùng của cả nước.
Số lượng tiền, thóc mà nông dân đóng góp cho tất cả các khoản là quá sức chịu đựng của họ. Phố biến người nông dân phải đóng góp 20 - 30% giá trị số lượng nông sản. (Cụ thể như tại xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình có vụ sản lượng chỉ đạt 150 kg/sào nhưng đã phải nộp cho xã 100 kg. Quỳnh Hồng có 23 khoản thu thì có tới 19 khoản thu vượt, thu quá [44, tr. 78]. Tại Giao Thủy, Nam Định với bình quân 400m2/người, thu nhập 1 vụ khoảng 400.000đ chưa trừ chi phí sản xuất mà khoản đóng góp tính trung bình đã là lOO.OOOđ/năm).
Ngoài ra, người dân nào vi phạm các quy định của địa phương còn phải nộp phạt như: phạt khê đọng sản phẩm, phạt vi phạm sinh đẻ có kế hoạch, phạt do vịt vào ruộng lúa... (mức thu phạt do tòng địa phương quy định). Nhiều nơi mức phạt rất nặng như ở Thái Bình có xã phạt sinh con thứ 3: 500kg thóc; có xã phạt 1,5 đến 2 tấn thóc [44, tr. 59]. Áp lực của các khoản đóng góp, nộp phạt, dịch vụ cho sản xuất ngày càng đè nặng lên đôi vai của người nông dân. Đời sống đã thiếu nay còn khó khăn hơn, không khí trong cộng đồng dân cư làng xã trở nên căng thắng. Mặt khác, nhiều dấu hiệu cho thấy các khoản đóng góp của dân, kinh tế tài chính của xã, HTX được sử dụng không đúng mục đích, thiếu minh bạch, cán bộ tham ô, tham nhũng càng làm cho tâm trạng bất bình trong dân tăng dần lên.
Người nông dân còn dường như bị quên mất rằng họ chính là những người làm chủ. Chính quyền xã làm gì cũng không có sự trao đôi bàn bạc dân chủ mà chỉ thông báo qua loa truyền thanh số lượng tiền của dân phải đóng góp. Một số nơi cách thức thu các khoản có tính cưỡng chế, bạo lực. Tất cả đã dồn nén lại làm cho người nông dân luôn cảm thấy mình bị lợi dụng, bị yếu thế. Họ nảy sinh ý thức suy bì, sự phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng xã hội càng lớn bao nhiêu thì tâm trạng bức xúc của người nông Xuất phát tù' những căn nguyên về lợi ích kinh tế của người nông dân như vậy ta có thể thấy các ĐN hầu hết tập trung ở các xã sản xuất nông nghiệp, nơi mà đời sống kinh tế của người dân còn rất nhiều khó khăn. Các xã có nhiều nghề phụ, nghề truyền thống, phát triển tiếu thủ công nghiệp, các phường ở thị xã thường đời sống kinh tế khá hơn nên tình hình ít phức tạp và gay gắt hơn.
Thứ hai, sự yếu kém hạn chế trong nhận thức của người dân.
về trình độ dân trí của người nông dân đã được các chuyên gia Chính phủ đánh giá: "Người nghèo chủ yếu là những người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế. Năm 1998 gần 4/5 người nghèo làm việc trong nông nghiệp" [61, tr. 19]. Người nông dân vốn đã nghèo lại có trình độ học vấn thấp, đến gần 90% số người nghèo chỉ có trình độ phố thông cơ sở hoặc thấp hơn.
Nguồn: VLSS 98 - Tổng cục thống kê (1999) [61, tr. 21].
Qua đây cho ta thấy trình độ học vấn của người nông dân còn thấp, điều kiện tiếp cận với các thông tin không đầy đủ kịp thời, cộng với công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật cũng như chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước không thường xuyên, hiệu quả thấp đã làm cho người dân dễ bị hiểu sai, làm sai. vốn đã hiểu biết không đầy đủ, lại thấy những lợi ích trước mắt của mình bị mất mát, thiệt thòi nên chỉ cần có người kích động, xúi giục thêm vào là người nông dân sẵn sàng tham gia đấu tranh, tham gia khiếu kiện. Cũng chính vì trình độ dân trí của người nông dân còn thấp do đó cách xử sự trong quá trình đấu tranh nhiều khi quá đà, vượt khỏi giới hạn của những chuẩn mực văn hóa, khuôn khổ pháp luật, hoặc nhiều khi bị lợi dụng, lôi kéo phục vụ lợi ích cho cá nhân của một số người.
Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng, so với trước đây ý thức dân chủ của người dân ít nhiều đã được tăng lên. Người dân đã biết đoàn kết với nhau cùng phản ứng, tỏ thái độ bất bình của mình trước tệ quan liêu tham nhũng, trước những việc làm sai trái của đội ngũ cán bộ cơ sở. Điều đó chứng tỏ rằng những người nông dân không còn thụ động hoàn toàn trước mọi biến cổ trong xã hội nữa mà đã biết đòi hỏi sự công bằng và ổn định cho cuộc sống của mình.
Thứ ba, một sổ phần tử bất mãn, tiêu cực lợi dụng phong trào chung đê phục vụ mục đích riêng.
Một số cán bộ đảng viên đã bị xử lý kỷ luật nên bất mãn với chính quyền, với Đảng, với cán bộ đương chức đã tích cực vận động quần chúng, kích động phong trào muốn lật đổ cán bộ để thỏa mãn mục đích: không ăn được thì đạp đổ.
Trình độ văn hóa: Mù chừ và mới thoát nạn mù chữ 0,6% 0,6% 4,7% 4,8% 7,5% Cấp 1 10,2% 5,6% 6,2% 6,2% Cấp 2 46,4% 39,9% 39,6% 33,1% 27,8% 40,2% 35,5% Cấp 3 42,7% 54% 54,2% 62,2% 67,4% 52,3% 58,3% Trình độ lý luận:
Chưa được đào tạo
54,4% 42,4% 25,15 58,7% 58,7% 67,4% 69,3%
Sơ cấp 21,7% 25,1% 20,85% 24,8% 22,6% 20,7% 21,7%
Trung cấp 22% 30,7% 50,3% 15,2% 8,9% 10,8% 7,9%
Cao cấp 2% 1,8% 3,7% 1,3% 1,2% 1,1% 1,1%
Trình độ quản lý nhà nước: Chưa được đào tạo
83,6% 69,3% 59,8% 73,4% 84,5% 85% 85,7%
Được đào tạo
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
16,4% 30,7% 40,2% 26,6% 15,5% 15% 14,3%
85,2% 82,2% 82,7% 79,9% 59,0% 85,1% 70,7%
Sơ cấp 3,6% 6% 4,3% 8,1% 13,5% 5,5% 10,1%
Trung cấp 7,4% 8,4% 8,6% 9,4% 23,4% 7,5% 16,6%
Đại học 3,9% 3,5% 4,4% 2,5% 4,1% 1,9% 2,6%
quân sự... ) có tư tưởng hiềm khích vói cán bộ địa phương nên tham gia khiếu kiện, có các hành vi quá khích chỉ đế hả giận.
Một số người đi bộ đội hay công tác nay về nghỉ tại địa phương có tư tưởng suy bì công lao đóng góp cho xã hội với chế độ đãi ngộ, so sánh sự chênh lệch mức sống với các cán bộ đương chức ở địa phương... nên muốn nhân cơ hội đấu tranh đế có sự thay đối vị thế, mưu lợi cá nhân.
Những người này không phải là nguyên nhân chính gây ra các ĐN bởi họ không tập trung được lực lượng quần chúng nhân dân nếu đội ngũ cán bộ quản lý lãnh Đạo xã, HTX không có gì sai phạm. Chỉ khi cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất thì số cá nhân này mới lợi dụng danh nghĩa đấu tranh chống tham nhũng để kích động quần chúng, lôi kéo lực lượng, tố chức các hình thức khiếu kiện, đấu tranh nhằm thực hiện ý đồ riêng. Các phần tử bất mãn, tiêu cực là những tác nhân làm cho tình hình trở nên nóng dần, đồng thời làm biến dạng cuộc đấu tranh chổng tham nhũng, đòi quyền dân chủ của nhân dân, làm tình hình phức tạp hơn, hậu quả nặng nề hơn.
Khi đánh giá nguyên nhân này chúng ta cũng phải nhận rõ một điều rằng tại các ĐN, ĐNCT-XH đa số các cá nhân đầu đơn thường có khúc mắc với cán bộ địa phương nên khiếu kiện có tính ăn thua, trả đũa. Mặc dù không có chứng cứ gì mới nhưng chúng vẫn lợi dụng dân chủ, tung tin dựng chuyện đế kích động quần chúng, níu kéo cấp trên, phủ định và vô hiệu hóa cơ sở làm cho cả cấp trên và cấp dưới đều lúng túng, khó khăn khi giải quyết tình hình.