Đ/tháng 350.000 đ/tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ĐNCT XH ở nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 76)

ủy viên UBND 230.000 đ/tháng 335.400 đ/tháng

Các chức danh khác của UBND 210.000 đ/tháng 306.300 đ/tháng

Chức danh chuyên môn Theo ngạch bậc Theo ngạch bậc

78

cuốn của lợi ích vật chất trước mắt đã nhanh chóng làm cho họ bị xuống cấp về phẩm chất đạo đức và trở thành những kẻ tha hóa. Họ quên đi trách nhiệm trước nhân dân, họ coi những vị trí chủ chốt của xã, của HTX là noi đế họ có thể làm giàu bất chính. Họ coi thường pháp luật, bất chấp những quy định của chủ trưong, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quay lưng lại với quyền lợi của nhân dân. Họ đã trở thành những "ông quan cách mạng" xa lạ với dân, đối lập với dân bởi phong cách làm việc quan liêu độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ. Đây không thế đố lỗi hoàn toàn cho cơ chế mà chính là do cá nhân những cán bộ này thiếu rèn luyện tu dưỡng. Người nông dân lao động vất vả khó nhọc, thu nhập thì ít, đóng góp thì nhiều, đời sống còn chật vật thiếu thốn trong khi đó một bộ phận cán bộ cơ sở giàu lên nhanh chóng nhờ tham ô tham nhũng. Tình trạng này đã tác động đến tâm lý, tình cảm của người dần từng ngày từng giờ, làm cho lòng dân hoài nghi, thiếu tin tưởng vào cán bộ, dần dần nỗi bức xúc cứ được chất đầy thêm, dồn nén đến mức không chịu nổi. Tất cả được bung ra thành những vụ xuống đường tập thế với những việc làm như đập phá nhà cửa, trụ sở, xe cộ... vây ép, bắt giữ, đánh đập cán bộ... cho hả cơn giận dữ của nông dân.

Việc một số cán bộ xã mắc phải sai phạm trong quản lý kinh tế, tham ô tham nhũng một phần do công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên của ta trong thời gian qua làm chưa tốt. Một phần do cán bộ làm việc trong một môi trường không có sự kiếm soát hữu hiệu của cấp trên, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát của nhân dân nên dễ có cơ hội nảy sinh những việc làm tiêu cực. cấp trên quan liêu, vô trách nhiệm, chỉ thích được nghe những bản báo cáo thành tích nên thiếu kiểm tra, uốn nắn và xử lý kịp thời nhũng sai phạm của cán bộ Cơ sở. Môi trường của kiểu cách làm việc đó là mảnh đất màu mờ cho tệ tham nhũng sinh sôi, làm cho những mâu thuẫn giữa cán bộ với nhân dân ngày càng lớn, chỉ chò' có cơ hội đế bùng phát. Cán bộ xã quan liêu, tham ô, tham nhũng, cửa quyền đối với nhân dân có thế xác định đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên các ĐNCT-XH. Một số địa phương

79

đội ngũ cốt cán bè cánh, cục bộ, địa vị nây sinh mâu thuẫn giữa các cán bộ đuơng chức, mâu thuẫn giữa các thế hệ cán bộ và cán bộ đương chức, những mâu thuẫn này không được đấu tranh thắng thắn trong sinh hoạt Đảng, mà đấy ra ngoài quần chúng, trở thành mâu thuẫn giữa quần chúng với Đảng.

Thứ ba, chế độ làm việc và chế độ đãi ngộ đổi với cán bộ cấp xã chưa đám bảo đế họ hết lòng vì công việc.

Cán bộ ở xã là những người do nhân dân bầu cử lựa chọn ra. Sau một đọt bầu cử nếu được tín nhiệm họ trở thành cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thế, nhưng khi không được tái cử họ lại trở về làm những người công dân bình thường như tất cả những người khác. Neu bị thất cử họ không có một sự đảm bảo về công việc hay thu nhập nào khác từ phía nhà nước. Điều này làm cho một số cán bộ cơ sở có tâm lý tranh thủ khi đang có quyền chức bớt xén của công để chăm lo cho lợi ích cá nhân và gia đình mình.

Bảng 2.4: Mức chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ xã

Nguồn: Nghị định 09/CP (23-1-1998) và Thông tư liên tịch sổ 72 (26-12-2000)

Qua đây có thế thấy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chế độ đãi ngộ cho các chức danh cán bộ xã. So với thu nhập của những người nông dân sản xuất nông nghiệp thì mức trả cho cán bộ xã như trên cũng không phải là thấp song nó vẫn chưa thực sự xứng đáng với công sức họ bỏ ra đế làm việc. Bởi không ở đâu công việc lại nhiều, lại đa dạng, lại đụng chạm phức tạp như công việc ở xã, một cấp xa Trung ương nhất, gần dân nhất. Những quyết định việc làm của cán bộ xã sẽ trục tiếp tác động đến người dân, nếu có sự phản ứng trở lại thì cán bộ xã cũng là người đầu tiên phải gánh chịu. Trong thời điếm an ninh nông thôn có vấn đề phức tạp số đông cán bộ cốt cán bị quần chúng phê phán, khiếu tố. Nhiều nơi cách đánh giá xử lý cán bộ quá tả hoặc quá hữu. Xử lý kỷ luật nhẹ quá có ý nâng đỡ bao che cho cán bộ lại bị dân chúng tiếp tục khiếu kiện, phản đối. Xử lý nặng quá làm cho bản thân người bị kỷ luật bất bình và làm cho những cán bộ khác có tâm trạng hoang mang, căng thẳng. Bởi nhiều việc làm trước đây được coi là đúng, cán bộ được khen là năng động sáng tạo thì nay lại là sai phạm, khuyết điểm (Ví dụ: "chạy" dự án cho xã, cấp bán đất trái thẩm quyền để "lấy đất nuôi đường"...).

Cán bộ xã cho rằng cấp trên đã không thấy rõ sự đóng góp cống hiến cũng như trách nhiệm và thiếu sót của cán bộ đế có cách giải quyết họp lý nhất. Mức độ kỷ luật nặng quá thường chỉ được lòng dân - nhất là nhũng người đầu đơn khiếu kiện chứ không được các cán bộ cơ sở ủng hộ. Vì họ cho rằng đó là sự phủ định sạch trơn, là "thí tốt cứu xe". Do đó cán bộ cơ sở có tâm lý chán nản, làm việc cầm chừng, không hết lòng vì việc chung.. Khi vừa phải chịu áp lực đấu tranh của dân lại vừa chịu đựng tâm lý căng thắng chán nản do cách làm, do sự quan tâm của cấp trên, không bảo vệ cán bộ nên cán bộ xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã đưa con dấu lên trả cho huyện (1997). Cán bộ từ xóm đội đến xã (68 người) ở Hồng Thuận (Giao Thủy, Nam Định) đề xuất cấp trên phải hỗ trợ và có phương án giải quyết ĐN kiên quyết dứt điểm nếu không tất cả sẽ trả lại chức vụ, không ai làm

việc nữa bởi họ cảm thấy mình bị cô lập. Trong trường hợp cán bộ cấp thôn xã có tâm trạng buông xuôi như vậy chắc chắn hiệu lực của hệ thống chính trị cơ sở sẽ suy giảm, thậm chí còn bị tê liệt làm cho ĐN càng trở nên dữ dội hơn.

Thứ tư, do mâu thuân của các cá nhân cán bộ, đảng viên gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và chỉnh quyền.

Có nhiều lý do để mất đoàn kết, nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau của sự mất đoàn kết. Có the mất đoàn kết được bộc lộ ra ở sự đấu đá, triệt hạ lẫn nhau, có thể bộc lộ ra ở sự trì trệ do cán bộ đảng viên không thống nhất tư tưởng, không có những nỗ lực chung.

Do mất đoàn kết trong nội bộ vì bất đồng quan điểm, vì không công bằng trong ăn chia, vì ham muốn quyền lực... một số cán bộ đảng viên đã nói xấu đế giảm uy tín nhau, đã cung cấp số liệu thông tin đế cho nhân dân làm đơn khiếu kiện.

Một số cán bộ đảng viên nuôi tư tưởng hận thù do bị thất thế trong quá trình tranh giành địa vị hoặc do bị xử lý kỷ luật mà mất chức mất quyền đã ngấm ngầm tập họp lực lượng (chủ yếu là những người cùng cảnh ngộ, những người dân bị vi phạm khuyết điếm, những kẻ bất mãn, những người kém hiểu biết...). Họ đã lợi dụng dân chủ, nhằm vào những thiếu sót sơ hở của chính quyền, của cán bộ đương chức, nhằm vào sự phân hóa giàu nghèo giữa dân và cán bộ mà kích động, tổ chức khiếu kiện, tố chức gây rối.

Đây có thế coi là nguyên nhân sâu xa của ĐN. Neu đội ngũ cán bộ thôn xã cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư thì nội bộ Đảng sẽ trong sạch vũng mạnh, năng lực của chính quyền được nâng cao, vai trò của các tố chức chính trị xã hội được phát huy làm cho chất lượng hệ thống chính trị đảm bảo. Hệ quả của nó sẽ là sự ổn định và phát triển trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của tùng thôn, xã nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ĐNCT XH ở nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 76)