Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội (Trang 93 - 98)

Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý, là phƣơng thức đảm bảo pháp chế, tăng cƣờng kỷ cƣơng trong quản lý và thực hiện quyền dân chủ của cán bộ trong Trung tâm. Đảng ta đã khẳng định: “ Công tác thanh tra, kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chín phần m- ƣời khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” .

Trong phạm vi chức năng của mình, Trung tâm có trách nhiệm tự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các Quyết định, quy định của Trung tâm, các quy định của ĐHQGHN, các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và kịp thời sử lý vi phạm, thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý và phục vụ, chất lƣợng giáo dục và đào tạo, bảo vệ lợi ích của Nhà n- ƣớc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, cán bộ và sinh viên.

Trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra là một biện pháp quản lý có hiệu quả để kiểm tra các hoạt động quản lý và phục vụ của Trung tâm: Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí công việc cho cán bộ sao cho hợp lý, các chế độ chính sách đối với cán bộ có đƣợc thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc, của Trung tâm không? Kiểm tra cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cán bộ, HSSV, kiểm tra công tác tài chính, kế toán …đến việc kiểm tra hoạt động của từng bộ phận: Thực hiện nội quy, quy chế phòng ở nội trú; chăm sóc sức khỏe cho HSSV; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm… Qua đó cán bộ có thể nắm đƣợc những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của cán bộ, phát hiện kịp

thời những sai sót để điều chỉnh, uốn nắn nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao chất lƣợng quản lý và phục vụ HSSV;

Ngoài việc tăng cƣờng công tác kiểm tra các hoạt động của Trung tâm, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân phối hợp với các tổ chức công đoàn cơ sở kiểm tra định kỳ các hoạt động của công đoàn, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác thi đua khen thƣởng, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo kịp thời, không để tình trạng khiếu nại vƣợt cấp làm ảnh hƣởng đến uy tín của Trung tâm.

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải phù hợp với tình hình thực tế của Trung tâm. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, và đối tƣợng thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra có thể đƣợc xây dựng theo năm học, theo học kỳ, có thể thanh tra, kiểm tra đột xuất;

Giám đốc Trung tâm chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trong khuôn khổ hoạt động của Trung tâm. Những lĩnh vực khác nhƣ công tác cán bộ, công tác tài chính đƣợc các Ban chức năng thuộc ĐHQGHN thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch;

Thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo chính xác, vô tƣ, trung thực. Khi thực hiện thanh tra , kiểm tra phải tuân thủ theo trình tự và quy định của luật thanh tra, kiểm tra. Hạn chế của các thành viên trong tổ công tác là họ không đƣợc đào tạo bài bản về thanh tra, kiểm tra và làm việc kiêm nhiệm , vì vậy khi thực hiện thanh tra, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên là đơn vi ̣ tham mƣu cho ĐHQGHN về công tác quản lý nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm song Trung tâm cũng phải thƣ̣c hiê ̣n chƣ́c năng quản lý nhân lƣ̣c của mình, đó là tính đă ̣c thù riêng của quản lý nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm là cơ sở để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đƣợc giao và ngƣợc la ̣i nếu Trung tâm tham mƣu tốt về cơ chế chính sách thì góp phần hoàn thiê ̣n công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm.

Qua nghiên cƣ́u cơ sở lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn về công tác quản lý nhân lực trong tổ chƣ́c công, đánh giá thƣ̣c tra ̣ng quản lý nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, tác giả đã đề xuất 05 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm. Các giải pháp khi đƣợc thực hiện sẽ giải quyết đƣợc cơ bản các tồn tại của quản lý hiê ̣n nay tại Trung tâm, tạo ra sự thay đổi căn bản các nội dung quản lý, tạo ra “chất mới” của nhân lực thông qua bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng tham mƣu của c án bộ khi đổi mới công tác đánh giá và chắc chắ n công tác quản lý nhân lƣ̣c ta ̣i Trung tâm Hỗ trợ sinh viên sẽ hoàn thiê ̣n tốt hơn.

Quản lý nhân lực tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN là nhiệm vụ then chốt trong quá trình phát triển của Trung tâm trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, trƣớc sự đổi mới của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của HSSV nội trú của ĐHQGHN, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội theo hƣớng chuẩn khu vực và quốc tế. Đối với Trung tâm, đổi mới quản lý nhân lực là giải pháp để đƣa các hoạt động của Trung tâm phát triển lên một tầm cao mới. Trung tâm là đơn vị phục vụ đào tạo của ĐHQGHN, góp phần quan trọng và trực tiếp tới công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Vị thế của Trung tâm đang phụ thuộc nhiều vào năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của Trung tâm. Đổi mới quản lý nhân lực Trung tâm nhằm phát huy hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực con ngƣời, đảm bảo các

mục tiêu đề ra, cần đảm bảo lộ trình phù hợp. Vì vậy, các giải pháp về quản lý nhân lực cần đƣợc thực hiện đồng bộ, triển khai có hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội Vụ: Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

2. Mai Quốc Chánh, 2009. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực theo hƣớng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, 1998.

4. Đại học Quốc gia Hà Nội; Kế hoạch chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020, HN, 2006.

5. Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyết định số 1955/QĐ-TCCB ngày 15/12/2005 về việc Hướng dẫn công tác định biên, tyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong ĐHQGHN.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyết định số 4031/2008/QĐ-ĐHQHN ngày 02/7/200 quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ĐHQGHN.

7. Nguyễn Trọng Điều, 2005. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp mới. Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc. 8. Lê Văn Hải,2009. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương. Tạp chí Giáo dục lý luận, 2009.

9. Phạm Thu Hằng, 2013. Kinh nghiệm quản lý công chức theo Vị trí việc làm của các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

10. Học viện Tài chính, 2009. Vấn đề thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Bộ Tài chính. Đề tài Tham luận Hội thảo khoa học.

11. Bùi Văn Minh, 2012. Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước . Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ nội vụ.

12. Trần Văn Minh, 2009. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành. Luận văn thạc sỹ. Học viện Ngân hàng.

13. Thạch Thọ Mộc, 2014. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay. Luận văn thạc sỹ. Viện khoa học tổ chức Nhà nƣớc.

14. Nguyễn Thị Việt Nga, 2008. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ninh. Tạp chí Kinh tế và dự báo.

15. Mai Hữu Thịnh, 2014. Mô tả công việc theo vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp sự nghiệp công lập.Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc.

16. Trần Thị Thu, Vũ Hoàng Ngân (2011), Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, Nxb Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quốc dân.

17. Đoàn Đức Tiến, 2006. Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Công ty điện lực thành phố Hà Nội.Luận văn thạc sỹ.Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

18. Quách Tố Trinh. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

19. Viện Nghiên cứu con ngƣời (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)