Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố cảng biển lớn, là đầu mối giao thông trong nƣớc và quốc tế với nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ đối tác không chỉ trong nƣớc mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Việc quản lý công tác thu BHXH trên địa bàn vì thế gặp nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn bởi các doanh nghiệp tuy lớn nhƣng lại có mối quan hệ kinh tế quốc tế rất chặt chẽ, do đó quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của đối tác nƣớc ngoài. Do vậy cũng dễ hiểu khi nhiều doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2009 và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của NLĐ. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng khá nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải nợ đọng BHXH của NLĐ trong thời gian vừa qua. Vì vậy, để hoàn thành công tác thu BHXH mà BHXH Việt Nam giao, cán bộ phòng thu nói riêng và tập thể cán bộ, công chức viên chức BHXH thành phố Hải Phòng nói chung đã phải rất nỗ lực, cố gắng.

Kết quả năm 2011, số doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã giảm từ 70 doanh nghiệp xuống còn 46 doanh nghiệp (giảm 34,3%) và số tiền nợ đọng giảm từ từ 81 tỷ đồng xuống còn 41,6 tỷ đồng (giảm 48,7%).

Bí quyết thành công của thành phố Hải Phòng là sự thấu hiểu và thông cảm giữa “chủ nợ” và “con nợ”. Hải Phòng luôn lắng nghe doanh nghiệp, tìm hiểu những khó khăn, vƣớng mắc của họ với thái độ tôn trọng, chia sẻ. Lãnh đạo ngành BHXH thành phố đã trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp để tiếp xúc với đơn vị, vừa tìm hiểu nguyên nhân, vừa tìm cách tháo gỡ với doanh nghiệp với mục tiêu trƣớc

29

hết là đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.

Để giải quyết vấn đề này, BHXH thành phố Hải Phòng đã chủ động đề nghị với chủ doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình ngân sách của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đóng nốt các khoản còn lại trong thời gian nhất định. Việc đóng một phần tiền nợ đọng này đƣợc phía cơ quan BHXH ghi nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ tồn đọng của ngƣời lao động do doanh nghiệp thiếu nợ trƣớc đây. Việc làm này đã đƣợc hầu hết các doanh nghiệp tích cực hƣởng ứng. Nhiều doanh nghiệp ngay lập tức đã trích một phần ngân sách để đóng BHXH, thậm chí có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đi vay ngân hàng để nộp nợ BHXH.

Bên cạnh đó những biện pháp tuyên truyền, vận động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc triệt để thực hiện. Đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ không đóng hoặc chậm đóng tiền BHXH làm văn bản gửi UBND thành phố và các sở ban ngành, đƣa lên truyền hình để mọi ngƣời dân đƣợc biết thông tin.

Thoát khỏi tâm lý ngại ngần khi tiếp xúc với các đơn vị nợ đọng, thấu hiểu nỗi khó khăn của doanh nghiệp và quan trọng hơn là để giải quyết chế độ hợp pháp cho ngƣời lao động, cùng với thái độ kiên quyết của lãnh đạo BHXH thành phố Hải Phòng đã giúp cho việc thu nợ đọng BHXH ở Hải Phòng đạt những kết quả đáng khích lệ (http://www.bhxhhaiphong.vn).

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)