Giải quyết nợ đọng tiền đóng BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.6.Giải quyết nợ đọng tiền đóng BHXH

Bên cạnh phát triển đối tƣợng tham gia, thực hiện tốt thu nộp, BHXH tỉnh Thanh Hóa còn thực hiện việc thu nợ tiền đóng BHXH qua các năm. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn của toàn ngành trong nhiều năm qua kể cả số nợ từ những năm trƣớc đây khi thành lập cơ quan BHXH tiếp nhận bàn giao. Điều đáng chú ý là không những các DNNQD mà kể cả DNNN và đơn vị HCSN cũng nợ BHXH. Nợ BHXH trở thành một vấn đề nhức nhối, phức tạp không những cho các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn, nhiều NLĐ đến tuổi nghỉ hƣu nhƣng chƣa đƣợc giải quyết chế độ do DN còn nợ BHXH. Từ năm 2008 đến nay, tuy đã có sự quan tâm chỉ đạo của Thƣờng trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và s ự phối hợp tích cƣ̣c của các ngành nhƣng số tiền nợ BHXH vẫn liên tục tăng qua các năm, thể hiện qua bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tổng hợp số tiền nợ BHXH qua các năm 2010 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng số nợ BHXH Tỷ lệ nợ (%)

so với số phải thu

2010 49,4 5,4

2011 64,7 6,4

2012 104,1 7,8

2013 121,3 7,9

2014 132,7 8,1

Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa

Số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có xu hƣớng tăng theo các năm. Năm 2010 số tiền nợ BHXH bắt buộc của các doanh

61

nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ mới là 49,4 tỷ đồng thì đến năm 2014 tổng số tiền nợ đã lên đến 132,7 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ BHXH bắt buộc nêu trên là do chế tài xử lý vi phạm trọng lĩnh vực BHXH bắt buộc còn nhiều hạn chế; mức xử phạt thấp, quy định lãi suất chậm đóng thấp hơn lãi suất ngân hàng; BHXH Việt Nam không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm. Bên cạnh đó, nhận thức của chủ sử dụng lao động và bản thân ngƣời lao động cũng hạn chế, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc danh. Một số đơn vị doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH; nhiều ngƣời lao động cũng không am hiểu pháp luật, có tâm lý sợ mất việc làm, ngại đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình đƣợc quy định trong Luật BHXH. Công tác phối hợp thực hiện thanh, kiểm tra cũng chƣa chặt chẽ và chƣa đƣợc thƣờng xuyên; tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khó khăn hoặc giải thể, phá sản không có khả năng đóng BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 71)