Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnhThanh hóa

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnhThanh hóa

Thanh hóa giai đoạn 2010 - 2014

3.4.1. Những thành quả đạt được

Trong những năm qua, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đó là: Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch thu luôn sát với tình hình thực tế, đối tƣợng tham gia BHXH ngày một đƣợc mở rộng, số ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc hằng năm tăng nhanh, đến năm 2014 số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc đã lên đến hơn 200 ngàn ngƣời, cùng với đó số tiền thu BHXH bắt buộc cũng tăng cao; quy trình quản lý thu ngày một chặt chẽ hơn đáp ứng yêu cầu quản lý; chất lƣợng công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn kê khai, thái độ phục vụ đƣợc cải thiện đáng kể làm nâng cao nhận thức của NLĐ và ngƣời SDLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đƣợc thực hiện thƣờng xuyên góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH nhƣ tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH… Những thành tựu nêu trên của công tác quản lý thu BHXH đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời lao động.

Những thành quả trên có đƣợc là sự kết hợp của nhiều chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đồng

78

thời cũng không thể không nói đến những đóng góp không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên BHXH tỉnh Thanh Hóa.

Th nht, chính sách BHXH đối với ngƣời lao động luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc thƣờng xuyên quan tâm. Bên cạnh đó các cơ chế, chính sách về BHXH ngày một hoàn thiện và có sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Những năm qua, Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị 11 và Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 15 về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trong tình hình mới tạo ra bƣớc phát triển vững chắc sự nghiệp BHXH trên địa bàn tỉnh.

Sự phát triển kinh tế ngoài nhà nƣớc thời gian qua là kết quả thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách kinh tế-xã hội trong đó có chính sách BHXH đã khơi dậy tiềm năng to lớn về tiền vốn, lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Những kết quả thực hiện chính sách BHXH trong những năm qua đã khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của việc đổi mới chính sách BHXH của Đảng và Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với yêu cầu hội nhập nền kinh tế.

Th hai, Luật BHXH đƣợc ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2007 tác động tích cực vào đời sống xã hội, mở ra một giai đoạn phát triển mới của hoạt động BHXH và toàn bộ hệ thống an sinh xã hội. Qua đó, nâng cao ý thức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH; coi đây là yếu tố gắn kết ngƣời lao động với đơn vị. Ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động đã từng bƣớc nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc thực hiện BHXH. Việc tham gia BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Một bộ phận lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nƣớc đã ổn định đƣợc đời sống, một phần là do các chính sách BHXH đem lại, tạo đƣợc động lực cho ngƣời lao động, ngƣời sử

79

dụng lao động tham gia BHXH. Kết quả đó góp phần không nhỏ vào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH của Nhà nƣớc. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách BHXH đối với ngƣời lao động nói chung, khu vực ngoài nhà nƣớc nói riêng.

Th ba, kết quả đạt đƣợc về quản lý sự nghiệp BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có nguyên nhân chủ quan cần khẳng định, đó là BHXH tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ trong quản lý và tổ chức triển khai chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH luôn nâng cao năng lực, trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Chính vì vậy, việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH khu vực ngoài nhà nƣớc, tăng trƣởng nguồn thu cho quỹ BHXH đã góp phần cho hàng ngàn lao động đƣợc đảm bảo quyền lợi thông qua các chế độ BHXH. Khi đối tƣợng đƣợc mở rộng, số thu vào quỹ càng tăng, không những đảm bảo chi trả cho đối tƣợng mà còn có tích luỹ và khi quỹ BHXH tăng thì Ngân sách nhà nƣớc sẽ giảm dần chi cho trợ cấp BHXH, đây là điều hết sức có ý nghĩa, vì trƣớc đây khi nói đến BHXH ngƣời ta thƣờng hiểu là những khoản trợ cấp do Nhà nƣớc chi, nhƣng hiện nay khi nói đến BHXH là ngƣời ta nói đến quỹ BHXH góp phần đầu tƣ tăng trƣởng, phát triển đất nƣớc. Chỉ bằng những kết quả cụ thể về thực hiện chính sách BHXH của ngành đã góp phần làm thay đổi nhận thức cho xã hội về ý nghĩa nhân văn của BHXH.

Mặt khác, công tác quản lý của ngành BHXH đã từng bƣớc đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ để từng bƣớc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin đến từng đối tƣợng; thực hiện cấp sổ BHXH kịp thời cho ngƣời lao động để ghi nhận quá trình đóng, mức đóng, làm cơ sở thực hiện chính xác không để lạm dụng, thất thoát quỹ. Những kết quả tuy chƣa nhiều, nhƣng đây là bƣớc đi quan trọng, hiệu quả trong tiến trình cải cách chính sách BHXH, đặt nền móng, động lực đảm bảo từng bƣớc thực hiện an sinh xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bƣớc lớn mạnh, không những đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà thái độ, ý thức làm việc, ý thức phục vụ đối tƣợng ngày càng tốt hơn.

80

3.4.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc còn nhiều khó khăn, tồn tại. Những khó khăn, tồn tại này có thể đến từ cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Phần dƣới sẽ phân tích kỹ về những khó khăn tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Một là, tình trạng vi phạm Luật BHXH vẫn đang diễn ra tƣơng đối phổ biến,

trở thành vấn đề gây bức xúc dƣ luận xã hội không những ở Thanh Hóa mà trong cả nƣớc, số doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH còn khá lớn; ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cũng có những vi phạm cụ thể nhƣ đăng ký đóng BHXH cho số ít lao động, đóng không đúng mức lƣơng, đặc biệt là vấn đề nợ đóng BHXH...

Có một thực tế, ở đâu cũng có hiện tƣợng chủ sử dụng lao động hoặc bản thân ngƣời lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Việc trốn tránh nghĩa vụ diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc hoặc khai báo mức lƣơng trả cho ngƣời lao động thấp hơn mức thực trả…có những doanh nghiệp còn thoả hiệp với ngƣời lao động cùng trốn đóng BHXH. Đây là hiện tƣợng trục lợi bảo hiểm. Một số doanh nghiệp còn khấu trừ phần đóng góp của ngƣời lao động nhƣng lại không nộp cho cơ quan BHXH. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, vi phạm pháp luật BHXH.

Hiện nay còn nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc có sử dụng lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, nhƣng chƣa đăng ký tham gia BHXH. Vấn đề đƣa số lao động này vào tham gia BHXH vẫn là vấn đề nổi cộm cần có các biện pháp tháo gỡ. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay cả tỉnh còn 3.992(chiếm 66%) đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, với 98.693 lao động nhƣng chƣa tham gia BHXH.

81

Hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các đơn vị,

tổ chức, cá nhân khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí buông lỏng; tình trạng doanh nghiệp có đăng ký thành lập, nhƣng hoạt động nhƣ thế nào, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên thiếu quan tâm sâu sát, bỏ mặc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, trả công và thậm chí bóc lột ngƣời lao động. Tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho ngƣời lao động; nợ nần dây dƣa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nƣớc rồi dừng đóng; có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn...một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...không còn chủ sở hữu, để lại số nợ BHXH, đẩy ngƣời lao động lâm vào tình thế hết sức khó khăn. Một số doanh nghiệp tuy có đƣợc thành lập tổ chức đảng và công đoàn, nhƣng hầu nhƣ bị lu mờ vai trò lãnh đạo, giám sát trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động.

Ba là, tình trạng thất thoát nguồn thu BHXH còn lớn. Việc thất thoát nguồn

thu BHXH phổ biến vẫn là việc kê khai không đủ số lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc; kê khai tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH thấp hơn so với tiền công ngƣời lao động thực lĩnh, nhƣng chủ sử dụng lao động tìm mọi cách bao biện hành vi trên và thực tế khó kiểm soát. Tình trạng chủ sử dụng lao động trả công cho ngƣời lao động chƣa tƣơng xứng với sức lao động của công nhân, phần lớn trả tiền công thấp, ép ngƣời lao động làm việc. Điều đáng quan tâm ở đây là còn nhiều lao động làm việc trong môi trƣờng nặng nhọc, nhƣng chủ doanh nghiệp chỉ trả tiền công bằng mức lƣơng tối thiểu chung (mức lƣơng này chỉ áp dụng cho ngƣời lao động làm việc trong điều kiện bình thƣờng, lao động giản đơn, môi trƣờng lao động bình thƣờng không có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).

Bn là, vấn đề nợ đọng BHXH. Từ năm 2010 đến nay, tuy đã có sự quan

tâm chỉ đạo của Thƣờng trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và s ự phối hợp tích cƣ̣c của các ngành, nên tình hình nợ BHXH có nhiều chuyển biến, tuy nhiên số đơn vị

82

nơ ̣ và số tiền n ợ BHXH liên tục tăng, đến hết năm 2014 số tiền nợ BHXH bắt buộc đã lên đến trên 100 tỷ đồng. Trong đó, khối DNNQD có số tiền nợ cao trên 50%.

Những hạn chế, tồn tại có thể đến từ những nguyên nhân chính sau:

Th nht, nhận thức về BHXH của ngƣời sử dụng lao động còn hạn chế, thậm chí còn hiểu sai lệch, không thấy đƣợc chính việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho ngƣời lao động là động lực, chất keo dính giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thấy hết đƣợc vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, chƣa coi đây là công cụ, biện pháp quản lý của nhà nƣớc đối với khu vực này trong cơ chế thị trƣờng. Tình trạng trốn, nợ BHXH diễn ra nghiêm trọng chủ yếu là do một số nguyên nhân sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về phía doanh nghiêp: có những doanh nghiệp không hiểu biết hoặc chƣa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH hoặc có doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho ngƣời lao động, nhƣng do nhiều khó khăn, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ. Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động khiến mức lƣơng đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay xở kịp. Phần lớn doanh nghiệp chƣa thích ứng kịp cơ chế thị trƣờng, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của ngƣời lao động thấp, doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Số doanh nghiệp còn lại, dù đã nắm vững luật nhƣng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm chi phí cho công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hƣởng lợi từ việc không phải mất 17% tổng quỹ lƣơng của đơn vị để đóng BHXH cho ngƣời lao động hay cố tình trây ỳ để chiếm dụng vốn.

- Về phía ngƣời lao động: có nhiều ngƣời lao động thiếu kiến thức pháp luật cần thiết để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, ngay khi ký hợp đồng lao động vô hình chung họ đã tiếp tay cho chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật, nhiều ngƣời lao động nghĩ rằng đóng BHXH là một quá trình tích luỹ,

83

nhƣng khi có nhu cầu về BHXH thì lại đƣợc hƣởng số tiền ít hơn nhiều so với số tiền mà họ đã đóng trƣớc đó, nên không mặn mà với BHXH. Mặt khác, do sức ép việc làm và đời sống, cho dù biết quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình bị xâm phạm, nhƣng ngƣời lao động không dám đấu tranh.

- Vai trò của công đoàn-tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho ngƣời lao động, nhƣng ở các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH, đặc biệt trong khu vực ngoài quốc doanh, tổ chức công đoàn vừa thiếu lại yếu, thậm chí có nơi chƣa thành lập tổ chức công đoàn; tiếng nói của cán bộ công đoàn kiêm nhiệm chƣa đủ sức mạnh buộc doanh nghiệp thực hiện đúng luật, chƣa kể công đoàn cơ sở hoạt động lơ là, tắc trách, mặc kệ doanh nghiệp làm trái luật.

Th hai, thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc. Tại Thanh Hóa, năm nào liên ngành cũng tổ chức những cuộc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động-BHXH, đƣợc tổ chức rất quy mô, có cả thanh tra Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội vào cuộc. Nhƣng thực chất việc thanh tra chuyên ngành về BHXH còn rất ít so với số lƣợng doanh nghiệp cần phải thanh tra.

Trên thực tế, lực lƣợng làm công tác thanh tra quá mỏng, Phòng Thanh tra thuộc sở Lao động Thƣơng binh & Xã hội tỉnh chỉ có biên chế trên dƣới 10 ngƣời, trong khi đó lực lƣợng này phải căng trên tất cả các lĩnh vực khác nhƣ an toàn lao động, phòng chống tệ nạn xã hội...Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đã khó, việc xử lý sau đó đối với các trƣờng hợp vi phạm cũng rất hạn chế. Từ năm 2008 đến nay, BHXH Thanh Hóa phối hợp với các ngành chức năng thanh tra 26 doanh nghiệp, thì doanh nghiệp nào cũng vi phạm về đăng ký không đủ số lao động tham gia BHXH, thƣờng xuyên nợ BHXH từ 6 tháng đến 18 tháng đóng BHXH. Sau kiểm tra, có biên bản xử lý hẳn hoi, song doanh nghiệp không thực hiện, cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý, thành ra kiểm tra rồi để đó, mất hiệu lực, doanh nghiệp cứ thế “đƣợc nƣớc” tiếp tục vi phạm; tình trạng xử lý vi phạm nhƣ trên vừa thiếu nghiêm túc, lại không có tác dụng răn đe. Tuy nhiên, cũng phải thấy một thực

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 87)