Mục tiêu chung phát triển ngành Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1Mục tiêu chung phát triển ngành Bảo hiểm xã hội

Ngày 23/07/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu chung của Chiến lƣợc nhằm tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hƣớng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lƣợng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lƣợng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

- Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội cân đối trong dài hạn, quỹ bảo hiểm y tế cân đối hàng năm.

- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tƣợng, đảm bảo hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành.

Mỗi công dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đƣợc cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nƣớc quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

87

để tổ chức thực hiện; góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố; chậm nhất đến năm 2017 liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành bảo hiểm xã hội trên phạm vi cả nƣớc; chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nối thông tin giữa các cơ quan thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc ngành y tế và các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp thuộc ngành lao động.

4.1.2. Định hướng công tác thu BHXH bắt buộc đối với các doah nghiệp trên địa

bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Bám sát định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc và BHXH Việt Nam về phát triển sự nghiệp BHXH trong giai đoạn mới và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Thanh Hóa đặt ra là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 10,1% - 51,9% - 38 %; giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dƣới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn dƣới 3,5%; mục tiêu công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới là: phấn đấu đạt mức tăng trƣởng lao động tham gia BHXH bình quân mỗi năm từ 6% trở lên; thu hẹp số đơn vị nợ tồn đọng BHXH mỗi năm ít nhất 40% số nợ cũ, không có phát sinh nợ mới, giảm dần tỷ lệ nợ đọng qua các năm, phấn đấu đến năm 2020 chỉ chiếm khoảng 2% so với số phải thu BHXH; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý để quản lý chặt chẽ số lao động tham gia BHXH, mức đóng, thời gian đóng... làm cơ sở giải quyết chế độ, đảm bảo kịp thời quyền lợi cho ngƣời lao động.

Trên cơ sở dự báo về tăng trƣởng dân số và tốc độ phát triển của nền kinh tế, cùng với các chính sách về phát triển nguồn nhân lực, việc làm… Cục Thống kê

88

Thanh Hóa đã đƣa ra dự báo về tốc độ phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhƣ sau:

Bảng 4.1: Dự báo phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Đơn vị tính: người Số TT Tên đơn vị Dân số Năm 2013 Năm 2015 (Ƣớc tính) Năm 2020 (Ƣớc tính) 1 TP.Thanh Hóa 338.292 350.620 372.170

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa

Bảng 4.2. Dự báo chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Đơn vị tính: người

Số

TT Tên đơn vị

Dự báo phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc

Năm 2013 Năm 2015 Năm 2020

Tỷ lệ % phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bình quân/năm (2013-2020) 1 TP.Thanh Hóa 35.711 38.106 64.318 4,23

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa

Theo Bảng trên, thấy rằng số lao động tham gia BHXH bao giờ cũng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển dân số cũng nhƣ số ngƣời trong độ tuổi lao động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc mới chỉ chiếm khoảng hơn 32% so với lực lƣợng lao động. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015 có khoảng 35% và đến năm 2020 là khoảng 50% lực lƣợng lao động tham gia

89

BHXH. Với dự báo lực lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2019 đạt 2 triệu 280 nghìn ngƣời (Theo Dự báo dân số Việt Nam 2009-Tổng điều tra 2009) thì tỉnh sẽ có khoảng hơn 1 triệu 100 nghìn ngƣời tham gia BHXH bắt buộc. Đây là bài toán nan giải cho ngành bảo hiểm xã hội nói riêng và các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền của tỉnh Thanh Hóa nói chung.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu quản lý thu BHXH và dự báo tình hình phát triển đối tƣợng tham gia BHXH trong thời gian tới, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho các doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh v BHXH bt buc

Nhƣ đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH và quản lý BHXH đó là công tác tuyên truyền, giáo dục. Qua số liệu điều tra cho thấy: Hiện nay, tỷ lệ ngƣời lao động hiểu biết về BHXH còn rất hạn chế, đa số chỉ biết BHXH thông qua việc đóng 8% tiền lƣơng tháng, chƣa biết ngƣời sử dụng sức lao động của chính mình còn phải đóng 18% từ quỹ tiền lƣơng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và cũng chƣa biết rõ sẽ đƣợc hƣởng các chế độ BHXH nào. Mặt khác nhiều đơn vị sử dụng lao động chƣa ý thức đƣợc đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho ngƣời lao động, vì vậy kết quả tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc tỉnh Thanh Hóa đạt thấp. Để chính sách BHXH đến đƣợc với ngƣời lao động, có rất nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục đƣợc coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, cần đƣợc đẩy mạnh theo các hƣớng sau:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp thƣờng xuyên với các cơ quan thông tin, truyền thông ở địa phƣơng, Liên đoàn lao động thành phố; phòng Văn hoá-Thông tin; phòng Lao động Thƣơng binh & Xã hội, các tổ chức đoàn thể... để phổ biến các

90

chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động.

- Xây dựng chuyên mục trên Đài Phát thanh Thành phố, xây dựng các chuyên trang trên các Báo của địa phƣơng về chính sách pháp luật BHXH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH. Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích.

- Lựa chọn những doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động để tổ chức các buổi “Đối thoại trực tiếp với ngƣời lao động” để tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc về chính sách bảo hiểm xã hội trực tiếp cho ngƣời lao động, từ đó trang bị thêm kiến thức về Luật Bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, thông qua đó để tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ.

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH, cần làm rõ mối quan hệ ba bên trong công tác thu BHXH (ngƣời lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH). Đây là mối quan hệ cơ bản liên quan trực tiếp đến thu, nộp BHXH, thể hiện đƣợc đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Theo quy định của pháp luật về BHXH thì việc thực hiện các chế độ BHXH phải dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH của từng ngƣời. Do vậy, thu BHXH đòi hỏi phải đƣợc theo dõi, ghi chép và định kỳ hàng tháng phải thông báo kết quả đóng cho từng đơn vị và hàng năm phải đƣa thông tin kết quả đóng BHXH cho từng ngƣời lao động lên website để ngƣời lao động biết và chủ động theo dõi, giám sát quá trình đóng BHXH của đơn vị SDLĐ, đây cũng chính là quyền lợi của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, làm chuyển biến cơ bản trong nhận thức của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động từ

91

trạng thái bắt buộc sang tự giác, mỗi bên thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện tốt hơn quy định của pháp luật BHXH.

4.2.2. Quản lý chặt chđối tượng và mở rộng phát triển đối tượng tham gia bo

hiểm xã hội (BHXH)

Qua số liệu điều tra và thực tế theo dõi tình hình tham gia BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ ở tỉnh Thanh Hóa thông qua công tác thanh tra, kiểm tra những năm qua cho thấy: Phần lớn các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị HCSN thực hiện đầy đủ trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, khối DNNQD, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện đối phó, lách luật để trốn đóng, trục lợi BHXH. Hiện nay mới có khoảng 56,03% ngƣời lao động trong các doanh nghiệp đƣợc ký kết hợp đồng lao động dƣới 12 tháng, 23,18% lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến dƣới 36 tháng, 12,11% hợp đồng lao động không xác định thời hạn và 8,68% hợp đồng lao động. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ cao. Một hạn chế nữa là, đến nay cơ quan chức năng vẫn chƣa quản lý đƣợc chặt chẽ số lƣợng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt, tình trạng biến động việc làm khó thống kê, kiểm soát, mỗi năm có khoảng trên một vạn lao động mới tham gia BHXH thì lại có phân nửa lao động thôi việc khiến tốc độ tăng số ngƣời tham gia BHXH chậm, biên độ tăng giảm bất thƣờng.

Để quản lý và phát triển đối tƣợng tham gia BHXH ở Thanh Hóa, đặc biệt là đối với khối DNNQD đƣợc tốt hơn trong thời gian tới thì BHXH tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Th nht, tích cực tham mƣu với Thành ủy, UBND Thành phố để tổ chức triển khai có hiệu quả Luật BHXH, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và Chƣơng trình hành động của BHXH Việt Nam về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020” .

Th hai, tích cực, chủ động phối hợp tốt với Chi Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa để nắm bắt kịp thời, chính xác đơn vị đăng ký kinh doanh và lao động phát sinh mới

92

hàng tháng để xây dựng kế hoạch thu một cách hợp lý, hƣớng dẫn các đơn vị đăng ký tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật.

Th ba, đề xuất với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Chính phủ nghiên cứu mở rộng thêm phạm vi, đối tƣợng tham gia BHXH loại hình bắt buộc, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động tự do. Đây là khu vực còn tiềm năng lớn về lao động, ngoài công việc đồng áng theo mùa vụ, lực lƣợng lao động này tham gia vào thị trƣờng lao động ở các đô thị, nếu có chính sách BHXH bắt buộc để thu hút, họ sẵn sàng đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân họ. Bên cạnh đó, cần mở rộng đối tƣợng áp dụng BHXH bắt buộc đối với những ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ đủ một tháng trở lên; chủ hộ kinh doanh cá thể; ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành Hợp tác xã không hƣởng tiền lƣơng. Với việc bổ sung mới những nhóm đối tƣợng áp dụng nhƣ trên sẽ làm gia tăng số đối tƣợng đƣợc điều chỉnh tham gia loại hình BHXH bắt buộc và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của ngƣời lao động.

Thtư, đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tƣợng tham

gia BHXH bắt buộc, nhƣng có đặc thù là ngƣời lao động có thể vừa là ngƣời sử dụng lao động, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng Phƣơng án phát triển đối tƣợng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phƣờng, thị trấn tuyên truyền, vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.

Th năm, các doanh nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay, đa phần là doanh nghiệp

vừa và nhỏ, quy mô doanh nghiệp lớn không đáng kể, lại làm ăn thiếu hiệu quả. Vì vậy, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều hiển nhiên là khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì ngƣời lao động sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, tạo điều kiện ngƣời lao động tham gia BHXH. Để đạt đƣợc điều ấy, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó

93

doanh nghiệp phải có chiến lƣợc phát triển, có quy mô sản xuất phù hợp và sức cạnh tranh cao để chủ động hội nhập và thích nghi với điều kiện mới.

4.2.3. Tăng cường các biện pháp để quản lý và phát triển ngun thu bo hiểm xã

hi

Ngoài việc mở rộng, phát triển đối tƣợng để tăng thu, thì cần đặc biệt coi trọng giải pháp quản lý tốt nguồn thu và nuôi dƣỡng nguồn thu BHXH vì thu BHXH ngày càng nhiều thì khả năng an toàn quỹ càng lớn. Việc nuôi dƣỡng nguồn thu phải đồng thời có các biện pháp của Nhà nƣớc nhƣ hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lƣơng, chính sách việc làm... với các biện pháp của cơ quan BHXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp của cơ quan BHXH thực chất là quản lý tốt mức đóng, phƣơng thức đóng, tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, hộ SXKD, tổ hợp tác... không hƣởng lƣơng theo thang, bảng lƣơng của Nhà nƣớc. Đây là nội dung quan trọng, nhƣ là những tiêu chí bắt buộc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 96)