5. Kết cấu của luận văn
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với doanh
Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu quản lý thu BHXH và dự báo tình hình phát triển đối tƣợng tham gia BHXH trong thời gian tới, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp sau đây:
4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh về BHXH bắt buộc
Nhƣ đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH và quản lý BHXH đó là công tác tuyên truyền, giáo dục. Qua số liệu điều tra cho thấy: Hiện nay, tỷ lệ ngƣời lao động hiểu biết về BHXH còn rất hạn chế, đa số chỉ biết BHXH thông qua việc đóng 8% tiền lƣơng tháng, chƣa biết ngƣời sử dụng sức lao động của chính mình còn phải đóng 18% từ quỹ tiền lƣơng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và cũng chƣa biết rõ sẽ đƣợc hƣởng các chế độ BHXH nào. Mặt khác nhiều đơn vị sử dụng lao động chƣa ý thức đƣợc đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho ngƣời lao động, vì vậy kết quả tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc tỉnh Thanh Hóa đạt thấp. Để chính sách BHXH đến đƣợc với ngƣời lao động, có rất nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục đƣợc coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, cần đƣợc đẩy mạnh theo các hƣớng sau:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thƣờng xuyên với các cơ quan thông tin, truyền thông ở địa phƣơng, Liên đoàn lao động thành phố; phòng Văn hoá-Thông tin; phòng Lao động Thƣơng binh & Xã hội, các tổ chức đoàn thể... để phổ biến các
90
chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động.
- Xây dựng chuyên mục trên Đài Phát thanh Thành phố, xây dựng các chuyên trang trên các Báo của địa phƣơng về chính sách pháp luật BHXH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH. Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích.
- Lựa chọn những doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động để tổ chức các buổi “Đối thoại trực tiếp với ngƣời lao động” để tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc về chính sách bảo hiểm xã hội trực tiếp cho ngƣời lao động, từ đó trang bị thêm kiến thức về Luật Bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, thông qua đó để tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH, cần làm rõ mối quan hệ ba bên trong công tác thu BHXH (ngƣời lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH). Đây là mối quan hệ cơ bản liên quan trực tiếp đến thu, nộp BHXH, thể hiện đƣợc đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Theo quy định của pháp luật về BHXH thì việc thực hiện các chế độ BHXH phải dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH của từng ngƣời. Do vậy, thu BHXH đòi hỏi phải đƣợc theo dõi, ghi chép và định kỳ hàng tháng phải thông báo kết quả đóng cho từng đơn vị và hàng năm phải đƣa thông tin kết quả đóng BHXH cho từng ngƣời lao động lên website để ngƣời lao động biết và chủ động theo dõi, giám sát quá trình đóng BHXH của đơn vị SDLĐ, đây cũng chính là quyền lợi của ngƣời lao động.
Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, làm chuyển biến cơ bản trong nhận thức của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động từ
91
trạng thái bắt buộc sang tự giác, mỗi bên thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện tốt hơn quy định của pháp luật BHXH.
4.2.2. Quản lý chặt chẽđối tượng và mở rộng phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội (BHXH)
Qua số liệu điều tra và thực tế theo dõi tình hình tham gia BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ ở tỉnh Thanh Hóa thông qua công tác thanh tra, kiểm tra những năm qua cho thấy: Phần lớn các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị HCSN thực hiện đầy đủ trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, khối DNNQD, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện đối phó, lách luật để trốn đóng, trục lợi BHXH. Hiện nay mới có khoảng 56,03% ngƣời lao động trong các doanh nghiệp đƣợc ký kết hợp đồng lao động dƣới 12 tháng, 23,18% lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến dƣới 36 tháng, 12,11% hợp đồng lao động không xác định thời hạn và 8,68% hợp đồng lao động. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ cao. Một hạn chế nữa là, đến nay cơ quan chức năng vẫn chƣa quản lý đƣợc chặt chẽ số lƣợng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt, tình trạng biến động việc làm khó thống kê, kiểm soát, mỗi năm có khoảng trên một vạn lao động mới tham gia BHXH thì lại có phân nửa lao động thôi việc khiến tốc độ tăng số ngƣời tham gia BHXH chậm, biên độ tăng giảm bất thƣờng.
Để quản lý và phát triển đối tƣợng tham gia BHXH ở Thanh Hóa, đặc biệt là đối với khối DNNQD đƣợc tốt hơn trong thời gian tới thì BHXH tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tích cực tham mƣu với Thành ủy, UBND Thành phố để tổ chức triển khai có hiệu quả Luật BHXH, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và Chƣơng trình hành động của BHXH Việt Nam về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020” .
Thứ hai, tích cực, chủ động phối hợp tốt với Chi Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa để nắm bắt kịp thời, chính xác đơn vị đăng ký kinh doanh và lao động phát sinh mới
92
hàng tháng để xây dựng kế hoạch thu một cách hợp lý, hƣớng dẫn các đơn vị đăng ký tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, đề xuất với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Chính phủ nghiên cứu mở rộng thêm phạm vi, đối tƣợng tham gia BHXH loại hình bắt buộc, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động tự do. Đây là khu vực còn tiềm năng lớn về lao động, ngoài công việc đồng áng theo mùa vụ, lực lƣợng lao động này tham gia vào thị trƣờng lao động ở các đô thị, nếu có chính sách BHXH bắt buộc để thu hút, họ sẵn sàng đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân họ. Bên cạnh đó, cần mở rộng đối tƣợng áp dụng BHXH bắt buộc đối với những ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ đủ một tháng trở lên; chủ hộ kinh doanh cá thể; ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành Hợp tác xã không hƣởng tiền lƣơng. Với việc bổ sung mới những nhóm đối tƣợng áp dụng nhƣ trên sẽ làm gia tăng số đối tƣợng đƣợc điều chỉnh tham gia loại hình BHXH bắt buộc và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của ngƣời lao động.
Thứtư, đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tƣợng tham
gia BHXH bắt buộc, nhƣng có đặc thù là ngƣời lao động có thể vừa là ngƣời sử dụng lao động, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng Phƣơng án phát triển đối tƣợng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phƣờng, thị trấn tuyên truyền, vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.
Thứ năm, các doanh nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay, đa phần là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, quy mô doanh nghiệp lớn không đáng kể, lại làm ăn thiếu hiệu quả. Vì vậy, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều hiển nhiên là khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì ngƣời lao động sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, tạo điều kiện ngƣời lao động tham gia BHXH. Để đạt đƣợc điều ấy, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó
93
doanh nghiệp phải có chiến lƣợc phát triển, có quy mô sản xuất phù hợp và sức cạnh tranh cao để chủ động hội nhập và thích nghi với điều kiện mới.
4.2.3. Tăng cường các biện pháp để quản lý và phát triển nguồn thu bảo hiểm xã
hội
Ngoài việc mở rộng, phát triển đối tƣợng để tăng thu, thì cần đặc biệt coi trọng giải pháp quản lý tốt nguồn thu và nuôi dƣỡng nguồn thu BHXH vì thu BHXH ngày càng nhiều thì khả năng an toàn quỹ càng lớn. Việc nuôi dƣỡng nguồn thu phải đồng thời có các biện pháp của Nhà nƣớc nhƣ hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lƣơng, chính sách việc làm... với các biện pháp của cơ quan BHXH.
Các biện pháp của cơ quan BHXH thực chất là quản lý tốt mức đóng, phƣơng thức đóng, tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, hộ SXKD, tổ hợp tác... không hƣởng lƣơng theo thang, bảng lƣơng của Nhà nƣớc. Đây là nội dung quan trọng, nhƣ là những tiêu chí bắt buộc ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải tuân thủ đúng theo quy định khi tham gia BHXH và là cơ sở pháp lý khi giao kế hoạch thu BHXH hằng năm của cơ quan có thẩm quyền.
Luật Bảo hiểm xã hội quy định việc thu BHXH thực hiện trên mức tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động; Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động ngoài khu vực nhà nước là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) do doanh nghiệp tự xây dựng và được thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động của người lao động.
Hiện nay, có một thực tế là doanh nghiệp ghi mức lƣơng trong hợp đồng thấp hơn mức lƣơng thực trả cho ngƣời lao động để số tiền nộp BHXH ít đi; nhiều doanh nghiệp không thực hiện chế độ nâng lƣơng thƣờng xuyên để trốn đóng BHXH; mức lƣơng đăng ký tham gia BHXH chƣa đúng với công việc ngƣời lao động đảm trách hoặc đóng thiếu đối với ngƣời lao động đã qua đào tạo nghề và những ngƣời làm công việc nặng nhọc, độc hại…Điều này đang diễn ra khá phổ
94
biến tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân của tình trạng các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về đóng BHXH là việc đóng BHXH không đúng mức quy định là do một số đơn vị, doanh nghiệp làm ăn gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, nhận thức về chính sách BHXH của một số chủ sử dụng lao động còn hạn chế, họ chƣa hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH cho ngƣời lao động; lợi dụng việc thực thi pháp luật chƣa nghiêm để vi phạm. Ngoài ra, nhận thức của một số lao động còn hạn chế, chƣa hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Một số khác vì áp lực công ăn, việc làm, thu nhập nên chỉ tính toán lợi ích trƣớc mắt không muốn tham gia BHXH hoặc không dám đấu tranh đòi ngƣời sử dụng lao động đóng BHXH cho mình. Về phía cơ quan BHXH chƣa thật sự làm tốt công tác tuyên truyền để ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động hiểu rõ quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH. Việc phối hợp thực hiện Luật BHXH với các cơ quan có liên quan hiệu quả chƣa cao. Việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên về lĩnh vực BHXH chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Công tác điều tra, khảo sát nắm địa bàn, đơn vị sử dụng lao động để vận động đối tƣợng tham gia BHXH của cán bộ chuyên quản thu BHXH chƣa thƣờng xuyên và quyết liệt...
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trốn đóng BHXH, chiếm dụng tiền quỹ BHXH không những làm ảnh hƣởng đến sự cân đối của quỹ BHXH mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động. Để khắc phục tình trạng đóng BHXH không đúng mức quy định, cơ quan BHXH cần tăng cƣờng thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Một là, phối hợp tốt với Chi Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, phòng LĐTB-XH để
nắm chắc việc kê khai nghĩa vụ nộp thuế và đăng ký thang bảng lƣơng của các doanh nghiệp, trong đó có số tiền trích nộp BHXH để đối chiếu với số tiền đóng BHXH của các doanh nghiệp đó.
Hai là, cán bộ chuyên quản thu phải dành nhiều thời gian đi cơ sở để nắm
bắt những vƣớng mắc, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với doanh nghiệp trong việc đóng BHXH cho ngƣời lao động để các đơn vị SDLĐ hiểu rõ trách nhiệm của mình với
95
cộng đồng, với NLĐ để thực hiện tốt việc đóng BHXH cho ngƣời lao động; có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan BHXH trong việc kê khai, đăng ký tham gia đúng thời gian, đủ số lao động, đóng BHXH cho ngƣời lao động đúng mức lƣơng thực tế trả cho ngƣời lao động.
Ba là, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH có ý nghĩa
quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu xác định đối tƣợng, phạm vi, số lƣợng lao động, mức tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, thời gian đóng và thời gian đƣợc tính hƣởng BHXH, xác định về tuổi và thân nhân của ngƣời lao động liên quan trực tiếp cả một quá trình làm việc của ngƣời lao động từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng để thực hiện chế độ BHXH cho bản thân ngƣời lao động hoặc cho thân nhân họ. Vì vậy, hồ sơ tham gia BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải hợp pháp và hợp lệ, ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo tƣ cách pháp nhân theo quy định để lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH. Đây là cơ sở để cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động; tránh lạm dụng sơ hở để trục lợi BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hƣởng BHXH; đồng thời là căn cứ xử phạt đối với ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động vi phạm BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chƣa đóng, chậm đóng BHXH theo quy định.
Bốn là, tích cực tham mƣu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng
tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về BHXH, tổ chức giám sát thực hiện chính sách BHXH chặt chẽ hơn. Củng cố, tăng cƣờng hoạt động tổ chức công đoàn các cấp nhằm đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ngƣời lao động.
4.2.4. Khắc phục nợđọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Mức độ vi phạm pháp luật về đóng BHXH không chỉ dừng lại ở hiện tƣợng đóng không đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH hay đóng không đúng mức quy định mà còn nợ dây dƣa kéo dài tiền đóng BHXH, thậm chí có doanh nghiệp đã trích thu tiền BHXH của ngƣời lao động nhƣng lại không đóng BHXH cho họ. Tình trạng nợ đọng, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và