Tổng quan phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Tổng quan phiếu điều tra

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tiến hành điều tra 100 doanh nghiệp trong đó 50 doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất và 50 doanh nghiệp thuộc loại hình thƣơng mại và dịch vụ (nhƣ trình bày ở mục 2.2). Kết quả tổng số 100 phiếu đƣợc phát ra, 90 phiếu thu về hợp lệ và đƣợc đƣa vào phân tích.

Bảng 3.11. Tổng quan mẫu khảo sát

TT Chỉ tiêu Số lƣợng

(ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Số ngƣời đƣợc điều tra 90 100

Phân theo loại hình doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp tƣ nhân 32 35,6

2 Công ty TNHH 23 25,6

3 Công ty cổ phần 28 31,1

4 Công ty hợp danh 4 4,4

5 DN loại hình khác 3 3,3

Phân theo ngành nghề kinh doanh

1 Sản xuất 42 46,7

2 Thƣơng mại và dịch vụ 48 53,3

Phân theo quy mô lao động

1 Dƣới 50 LĐ 59 65,6

2 Từ 50 đến dƣới 150 LĐ 17 18,9

3 Từ 150 đến 500 LĐ 10 11,1

4 Trên 500 LĐ 4 4,4

64

Đặc điểm cơ bản của 90 doanh nghiệp đƣợc điều tra thể biện ở Bảng 3.11. Qua bảng trên cho thấy, trong 90 doanh nghiệp điều tra có 35,6% doanh nghiệp tƣ nhân (32 DN), 31,1% công ty cổ phần (28 DN), 25,6% công ty TNHH (23 DN), còn lại là công ty hợp danh và loại hình khác. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì hiện nay 3 loại hình doanh nghiệp này đang đóng BHXH nhiều nhất trên địa bàn.

Trong số 90 doanh nghiệp đƣợc điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ chiếm 53,3% (48 DN), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chiếm 46,7% (42 DN).

Nếu xem xét theo quy mô lao động, thì 90 DN điều tra, chủ yếu là các DN có số lao động dƣới 50 lao động, chiếm 65,6% (59 DN), DN có quy mô lao động từ 50 đến dƣới 150 LĐ chiếm 18,9% (17 DN), DN có quy mô lao động từ 150 đến 500 LĐ chiếm 11,1% (10 DN), còn lại chỉ có 4,4% (4 DN) có quy mô lao động lớn trên 500 LĐ. Điều này hoàn toàn phù hợp với địa bàn Thanh Hóa hiện nay, một tỉnh nghèo thuộc khu vực Nam Bắc Bộ, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thế quy mô lao động không lớn so với nhiều địa phƣơng khác trong nƣớc.

Bảng 3.12. Tình hình sử dụng lao động ở các doanh nghiệp đƣợc điều tra

(Tính bình quân/doanh nghiệp) TT Chỉ tiêu Tổng số (LĐ) BQ (LĐ) Tỷ lệ (%) I Số lao động bình quân 33.100 183,89 100,00 1.1 HĐLĐ có thời hạn dƣới 12 tháng 5.008 27,82 15,13 1.2 HĐLD có thời hạn từ 12 đến dƣới 36 tháng 14.693 81,63 44,39 1.3 HĐLD không xác định thời hạn 6.507 36,15 19,66 1.4 Không ký HĐLD 6.892 38,29 20,82 II Trình độ lao động 2.1 Lao động phổ thông 21.413 118,96 64,69 2.2 Sơ cấp/trung cấp 8.361 46,45 25,26

2.3 Cao đẳng/đại học trở lên 3.326 18,48 10,05

III Số lao động đã tham gia BHXH 23.303 129,46 70,40

65

Xem xét tình hình sử dụng lao động ở các DN đƣợc điều tra thể hiện ở Bảng 3.12. ta thấy, quy mô lao động bình quân 1 DN là 183,89 LĐ, trong đó chỉ có 19,66% LĐ đƣợc ký hợp đồng dài hạn, 44,39% LĐ đƣợc ký hợp đồng thời hạn từ 12 đến 36 tháng, 15,13% số LĐ có HĐLĐ thời hạn dƣới 12 tháng, đặc biệt có đến 20,82% số LĐ thời vụ không đƣợc ký HĐLĐ. Đây cũng là lý do cơ bản các DN không tham gia BHXH cho LĐ của DN, do thời vụ LĐ quá ngắn và mối quan hệ giữa DN và ngƣời LĐ thấp. Trong số LĐ của các DN đƣợc điều tra có đến 64,69% LĐ phổ thông, 25,26% LĐ có trình độ sơ, trung cấp và 10,05% có trình độ CĐ, ĐH trở lên.

Bảng 3.13. Tình hình tổ chức công đoàn và xây dựng thang bảng lƣơng ở các doanh nghiệp đƣợc điều tra

ĐVT: Doanh nghiệp

TT Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ

(%) I Tổ chức công đoàn ở DN

Có tổ chức công đoàn 40 44,4

Không có tổ chức công đoành 50 55,6

II XD thang bảng lƣơng với cơ quan quản lý

Có xây dựng thang bảng lƣơng 65 72,2

Không xây dựng thang bảng lƣơng 25 27,7

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2015 )

Bảng trên cho thấy, tình hình tổ chức công đoàn và việc xây dựng thang bảng lƣơng với cơ quan quản lý hiện nay ở các doanh nghiệp đƣợc điều tra chƣa đƣợc thực hiện tốt, có đến 55,6% DN (50/90 DN) đƣợc điều tra chƣa có tổ chức công đoàn và 27,7% DN (25/90 DN) chƣa xây dựng thang bảng lƣơng. Mặc dù đây là các doanh nghiệp đã tự nguyện đóng BHXH cho ngƣời lao động, tuy nhiên việc DN không có tổ chức công đoàn và không xây dựng thang bảng lƣơng với cơ quan quản lý ít nhiều sẽ có ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời LĐ và công tác quản lý thu BHXH của các DN.

66

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)