Tình hình xây dựng, phân bổ và thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Tình hình xây dựng, phân bổ và thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Trên cơ sở số thu BHXH của các năm và dự báo tình hình phát triển đối tƣợng, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thu BHXH, hằng năm BHXH tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thu tƣơng đối sát với tình hình thực tế. Sau khi đƣợc BHXH Việt Nam phê duyệt, các chỉ tiêu thu BHXH đƣợc phân bổ cho BHXH các huyện, thị xã, thành phốvà phòng Thu thực hiện. Thực tế, kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ năm 2010 đến năm 2014 luôn tăng do các nhân tố tác động chủ yếu: lao động tăng bình quân 6,2%/năm, tiền lƣơng tối thiểu chung do Nhà nƣớc điều chỉnh tăng bình quân 18,8%/năm (từ 540.000đ năm 2008 lên 1.050.000đ năm 2014). Lƣơng tối thiểu vùng tăng từ 740.000đ năm 2008 lên 1.780.000đ năm 2014. Kế hoạch thu hằng năm đƣợc xây dựng cụ thể theo Bảng 3.1. sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc toàn tỉnh từ năm 2010 đến 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Kế hoạch Lƣợng tăng giảm

tuyệt đối liên hoàn

Tốc độ tăng trƣởng liên hoàn (%) 2010 903,4 - - 2011 998,0 94,6 10,47 2012 1.331,6 333,6 33,43 2013 1.972,5 640.9 48.13 2014 2.158,8 186.3 9.44

49

Bảng 3.2. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc chi tiết cho các đơn vị từ năm 2010 đến 2014

ĐVT: Triệu đồng

TT Đơn vị quản lý thu Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 01 Thành phố Thanh Hóa 81.534 148.766 202.840 264,885 331,107 02 Thị xã Bỉm Sơn 26.648 39.143 48.790 57,386 71,733 03 Thị xã Sầm Sơn 14.762 18.505 21.740 26,432 33,040 04 Huyện Mƣờng Lát 7.895 6.434 9.370 10,009 12,512 05 Huyện Quan Hóa 12.879 10.735 14.600 15,613 19,517 06 Huyện Bá Thƣớc 25.298 17.195 24.500 26,727 33,409 07 Huyện Quan Sơn 10.431 10.113 12.550 16,194 20,243 08 Huyện Lang Chánh 12.247 10.194 14.300 15,979 19,974 09 Huyện Ngọc Lặc 36.310 27.052 36.200 42,497 53,121 10 Huyện Cẩm Thủy 24.530 15.889 28.900 30,380 37,975 11 Huyện Thạch Thành 31.104 27.921 44.800 44,601 55,751 12 Huyện Hà Trung 22.467 22.876 28.820 36,363 45,453 13 Huyện Vĩnh Lộc 16.725 17.926 26.100 40,982 51,228 14 Huyện Yên Định 29.419 31.495 40.600 49,570 61,962 15 Huyện Thọ Xuân 34.768 32.592 40.950 48,274 60,343 16 Huyện Thƣờng Xuân 22.356 17.753 23.840 26,604 33,256 17 Huyện Triệu Sơn 37.894 32.537 40.460 48,891 61,113 18 Huyện Thiệu Hoá 26.473 24.051 34.000 38,096 47,620

50

19 Huyện Hoằng Hóa 45.390 39.442 56.500 60,631 75,789 20 Huyện Hậu Lộc 28.442 26.231 40.300 51,701 64,627 21 Huyện Nga Sơn 24.801 23.006 36.400 60,288 75,361 22 Huyện Nhƣ Xuân 17.700 14.432 21.800 22,012 27,515 23 Huyện Nhƣ Thanh 18.068 17.360 26.300 26,330 32,912 24 Huyện Nông Cống 31.455 29.392 34.600 43,151 53,939 25 Huyện Đông Sơn 23.869 23.736 25.900 22,771 28,464 26 Huyện Quảng Xƣơng 40.231 39.143 43.900 51,296 64,120 27 Huyện Tĩnh Gia 35.506 36.374 50.700 101,877 127,346 28 Thu tại tỉnh 164.197 237.725 301.850 448,558 560,698

Tổng cộng 903.400 998.018 1.331.610 1.728.101 2.160.126

(Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa)

Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH bắt buộc do BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đã triển khai các biện pháp thực hiện thu BHXH và giao chỉ tiêu cụ thể cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố và phòng Thu thuộc BHXH tỉnh để các đơn vị chủ động kế hoạch, theo dõi, quản lý tốt đối tƣợng và nguồn thu BHXH đƣợc phân cấp quản lý. Thực tế kết quả thu qua 5 năm cho thấy BHXH tỉnh luôn hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch thu do BHXH Việt Nam giao.

3.2.3. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bt buc

Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu BHXH, trong đó mở rộng, phát triển đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp, nhƣ: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vƣớng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện

51

tốt chế độ, chính sách BHXH cho ngƣời lao động; mở rộng hình thức tuyên truyền pháp luật về BHXH... Do đó, đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có trên 20 vạn lao động tham gia BHXH bắt buộc, đƣợc thể hiện qua Bảng sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2010 – 2014

Năm Số đơn vị tham gia BHXH Số ngƣời tham gia BHXH (ngƣời) Lƣợng tăng giảm tuyệt đối

liên hoàn (ngƣời) Tốc độ tăng trƣởng liên hoàn (%) 2010 6.475 175.873 - - 2011 6.879 197.021 21.148 12,02 2012 6.888 206.307 9.286 4,71 2013 7.019 215.212 8.905 4,32 2014 7.125 239.160 23.948 11,13

Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa

Qua số liệu trên cho thấy, việc thực hiện chính sách BHXH ở Thanh Hóa ngày một có hiệu quả, thể hiện ở số đơn vị và số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng liên hoàn không đồng đều năm 2012 và 2013 có xu hƣớng giảm tuy nhiên đến năm 2014 đã phục hồi trở lại đạt 11,13%.

Trên cơ sở quy định về đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh đã tổ chức và triển khai, hƣớng dẫn các đơn vị đăng ký tham gia BHXH, đƣa công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc dần đi vào nề nếp. Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đƣợc tăng lên qua các năm với tốc độ tăng bình quân số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2010 – 2014. Năm 2010 số ngƣời tham gia BHXH chỉ là 175.837 ngƣời với 6.475 doanh nghiệp thì năm 2014 con số này đã là 7.125 doanh nghiệp với 239.160 ngƣời tham gia.

Đối tƣợng là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tham gia BHXH bắt buộc nếu phân theo khối loại hình tham gia BHXH thì hiện có 5 khối tham gia, đƣợc thể hiện qua Bảng 3.4:

52

Bảng 3.4. Lao động tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình (2010-2014)

Đơn vị: người TT Loại hình Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Khối DN Nhà Nƣớc 15.377 15.619 16.215 16.135 16.089 2 Khối DN có vốn DTNN 12.899 27.278 34.618 38.189 64.438 3 Khối DN Ngoài quốc doanh 47.088 51.571 51.446 52.067 52.048 4 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 1.915 1.889 1.340 1.365 1.287

5 Tổ chức khác và cá nhân 5 4 7 7 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số 82.279 100.357 110.619 114.756 140.862

Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa

Bảng 3.5. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2010-2014)

Đơn vị tính: đơn vị TT Loại hình Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Khối DN Nhà Nƣớc 84 83 89 85 86 2 Khối DN có vốn ĐTNN 19 28 33 36 43

3 Khối DN Ngoài quốc doanh 1.513 1.843 2.040 2.221 2.363 8 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 843 834 534 521 531

9 Tổ chức khác và cá nhân 1 1 1 1 1

53

Số liệu trong bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy: đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc theo cơ cấu các loại hình tham gia BHXH đã có sự thay đổi, biến động rõ nét. Khối DNNQD và DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) tăng mạnh cả về số đơn vị và số lao động, trong khi đó khối DNNN giảm dần và khu vực HCSN, Đảng đoàn thể nhìn chung ổn định, tuy có tăng, nhƣng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các DNNN làm ăn kém hiệu quả, quy mô sản xuất giảm, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, sáp nhập hoặc chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH... Đối với lực lƣợng lao động khu vực HCSN không giảm, điều đó cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn những hạn chế, chƣa phản ánh đúng chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc.

Trên cơ sở phân cấp đối tƣợng quản lý thu, BHXH các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp với các ngành, các đoàn thể, tổ chức quản lý đối tƣợng và thực hiện các biện pháp để phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Số đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc qua các năm đã phản ánh kết quả công tác quản lý thu BHXH chung toàn tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển đối tƣợng còn chậm, chƣa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế ở từng địa phƣơng.

Bảng 3.6. Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc phân theo địa giới hành chính

Đơn vị tính: người

TT Đơn vị quản lý thu Số LĐ tham gia

2010 2011 2012 2013 2014

01 Thành phố Thanh Hóa 27.686 29.672 33.718 33,833 33,948 02 Thị xã Bỉm Sơn 8.293 8.400 8.190 8,359 8,281 03 Thị xã Sầm Sơn 2.931 3.085 3.130 3,149 3,110 04 Huyện Mƣờng Lát 1.232 1.287 1.304 1,350 1,367 05 Huyện Quan Hóa 1.695 1.686 1.736 1,807 1,918 06 Huyện Bá Thƣớc 2.946 2.927 2.967 2,937 2,999

54

07 Huyện Quan Sơn 1.666 1.747 1.827 1,859 1,940 08 Huyện Lang Chánh 1.729 1.782 1.749 1,760 1,788 09 Huyện Ngọc Lặc 4.794 4.831 4.871 4,934 5,103 10 Huyện Cẩm Thủy 3.146 3.183 3.373 3,281 3,687 11 Huyện Thạch Thành 4.881 5.074 5.085 5,071 5,227 12 Huyện Hà Trung 3.888 4.083 4.244 4,329 4,373 13 Huyện Vĩnh Lộc 3.349 4.293 5.568 5,972 6,221 14 Huyện Yên Định 6.023 6.288 6.346 6,480 7,197 15 Huyện Thọ Xuân 5.573 5.673 5.645 5,658 5,893 16 Huyện Thƣờng Xuân 2.994 3.066 3.116 3,056 3,157 17 Huyện Triệu Sơn 5.601 6.072 5.844 5,930 6,137 18 Huyện Thiệu Hoá 4.149 4.398 4.190 4,341 5,497 19 Huyện Hoằng Hóa 6.737 7.162 7.302 7,387 7,671 20 Huyện Hậu Lộc 4.038 6.285 6.678 7,885 7,830 21 Huyện Nga Sơn 4.057 4.652 7.503 8,224 10,271 22 Huyện Nhƣ Xuân 2.448 2.564 2.618 2,653 2,711 23 Huyện Nhƣ Thanh 2.883 2.917 2.932 2,907 2,969 24 Huyện Nông Cống 4.836 4.964 5.038 5,028 5,215 25 Huyện Đông Sơn 4.547 4.638 2.694 2,695 2,635 26 Huyện Quảng Xƣơng 6.436 6.701 5.341 6,159 6,518 27 Huyện Tĩnh Gia 6.208 7.131 10.961 13,592 17,454 28 Thu tại tỉnh 41.107 52.460 52.337 54,576 68,043

Tổng cộng 175.873 197.021 206.307 215,212 239,160

55

Do đặc điểm về dân số, kinh tế -xã hội của từng địa phƣơng khác nhau, phân bố về lao động, việc làm cũng khác nhau nên có sự chênh lệch giữa số lao động tham gia và số tiền thu BHXH. Ở những vùng tập trung đông dân cƣ, kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì số lao động hàng năm cũng đƣợc tăng nhanh đồng nghĩa với số tiền thu BHXH cũng tăng cao.

So sánh tỷ lệ tham gia BHXH giữa các khối loại hình thì đối với khối DNNN và HCSN gần nhƣ là 100% các đơn vị thuộc diện tham gia đã tham gia BHXH. Riêng khối DNNQD, là khối thu hút nhiều lao động nhƣng tỷ lệ tham gia BHXH còn thấp. Đây là khối mà BHXH tỉnh cần quan tâm để phát triển đối tƣợng tham gia trong thời gian tới. Qua theo dõi 03 năm trở lại đây, tỷ lệ các DNNQD tham gia BHXH đạt thấp chỉ chiếm khoảng 33% số doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, cùng với đó số lao động tham gia cũng đạt ở mức thấp, đến năm 2012 còn 98 ngàn lao động (khoảng 65%) ở các DNNQD chƣa tham gia BHXH. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đối phó, lách luật để trục lợi BHXH. Qua các cuộc kiểm tra của BHXH tỉnh tại một số huyện, thị xã, thành phố cho thấy: hiện nay mới có khoảng 60,5% ngƣời lao động trong các doanh nghiệp đƣợc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên; 26,5% lao động đƣợc ký kết hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dƣới 3 tháng; 13% ký hợp đồng thời vụ, còn lại thoả ƣớc miệng. Mục đích để trốn tránh việc trích nộp BHXH; dễ dàng chấm dứt lao động mà không phải chịu trách nhiệm về quyền lợi đối với ngƣời lao động; giảm các chi phí của doanh nghiệp trong giá thành hoặc đối phó khi thanh tra, kiểm tra. Đây là vấn đề còn tồn tại trong công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH, ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả thu BHXH, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quyền lợi, đời sống của hàng vạn ngƣời lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp NQD.

3.2.4. Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH

Tiền lƣơng, tiền công trả cho ngƣời lao động là trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động. Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nƣớc (bao gồm đơn vị HC,SN; Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nƣớc) do Nhà

56

nƣớc trả lƣơng; ngƣời lao động làm việc ngoài khu vực nhà nƣớc do ngƣời sử dụng lao động quy định và tiền lƣơng này đƣợc hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nƣớc về chế độ tiền lƣơng và các quyết định nâng lƣơng của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trƣờng hợp nâng lƣơng không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện.

Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH tỉnh Thanh Hóa thƣờng xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lƣơng làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phƣơng thức thu của từng nhóm đối tƣợng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lƣơng của từng đơn vị và tiền lƣơng của ngƣời lao động, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi chế độ tiền lƣơng và đối tƣợng tham gia BHXH biến động lớn, nhƣng việc thu nộp BHXH đƣợc thực hiện không có sự sai sót. Số liệu cụ thể đƣợc phản ánh qua Bảng 3.7:

Bảng 3.7. Tổng quỹ tiền lƣơng tham gia BHXH bắt buộc (2010 – 2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Khối loại hình Năm

2010 2011 2012 2013 2014 1 DN Nhà Nƣớc 403.476.257 88.958.257 539.519.690 620.447.542 653.433.207 2 DN có vốn ĐTNN 194.022.277 44.817.296 763.042.346 763.098.332 987.893.155 3 Khối DN NQD 835.031.999 182.604.247 1.386.266.780 1.195.626.780 1.789.234.152 4 Hộ SXKD cá thể 18.921.000 4.180.043 24.977.511 21.917.422 24.178.567 5 Tổ chức khác 53.664 12.880 124.254 19.533 132.456 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

3.2.5.Quản lý nguồn thu BHXH

Nguồn thu nhƣ trình bày ở trên đƣợc hình thành từ sự đóng góp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đóng BHXH cho ngƣời lao động bằng 17% tổng quỹ tiền lƣơng của đơn vị đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nƣớc thông qua ngƣời sử dụng lao động. Việc quản lý nguồn thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định:

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lƣơng của đơn vị đã đăng ký với cơ quan BHXH, BHXH tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lƣơng cho cán bộ, CNVC, ngƣời lao động, đồng thời giữ tỷ lệ 7% tiền lƣơng của họ và trích tỷ lệ 17% trên tổng quỹ tiền lƣơng theo quy định để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trƣờng hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài khoản đảm bảo đúng quy định. Với phƣơng thức thu nộp BHXH nhƣ vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện, quản lý chặt chẽ đƣợc nguồn thu.

- Thƣờng xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và số tiền phải nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH nhƣ trƣớc đây, giảm đƣợc nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộpthiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH, thể hiện ở Bảng 3.8:

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 58)