Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến giá đất vùng ven đô thị thành phố sóc trăng, tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng 200 năm nay.Tên gọi Sóc Trăng do từ Srock Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi” và chữ Kh’leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Như vậy Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sao đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh, tức là chữ Sóc thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba thắc dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau giải phóng miền Nam 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn tỉnh Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái thành lập và chính thức hoạt động vào đầu tháng 04/1992 gồm các huyện Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.

Ngay sau khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập vào tháng 4 năm 1992, thị xã Sóc Trăng được xác định là trung tâm tỉnh lỵ. Đến năm 2007, TPST tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 22/2007/NĐ-CP ngày 08/02/2007 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sóc Trăng cũ, với 10 đơn vị hành chính cấp phường, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Đến ngày 10/10/2007, TPST được công nhận là đô thị loại III.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến giá đất vùng ven đô thị thành phố sóc trăng, tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)