Mô tả đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến giá đất vùng ven đô thị thành phố sóc trăng, tỉnh sóc trăng (Trang 53 - 58)

* Tuổi, thu nhập, diện tích đất và thu nhập từ đất của đối tượng nghiên cứu

Bảng 4.1 thể hiện khái quát một số thông tin và đặc điểm về đối tượng nghiên cứu của mẫu khảo sát, với tổng số đáp viên trong khảo sát nghiên cứu là 100 người.

Bảng 4.1: Mô tả đối tượng nghiên cứu ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Tiêu chí Đơn vị tính Trung

bình

Độ lệch

chuẩn Cao nhất

Thấp nhất Tuổi đáp viên tuổi 42,06 9,20 67,00 28,00 Thu nhập của gia

đình triệu đồng/tháng 7,89 4,49 40,00 2,00 Diện tích m2 933,19 1.797,17 9.360,00 40,00 Thu nhập từ đất đồng/m 2 /nă m 59.020 146.336,100 708.200 0 Nguồn: Tự khảo sát, 2014 Ghi chú: Số quan sát n=100

Độ tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống hàng ngày cũng như sự phát triển kinh tế của cả gia đình. Từ số liệu trong bảng 4.1 cho thấy tuổi trung bình của đáp viên thuộc độ tuổi tương đối khá cao 42,06 tuổi. Đáp viên có độ tuổi trong khoảng trung bình cao là vì trong quá trình phỏng vấn, đáp viên chủ yếu là người có khả năng quyết định trong gia đình và là người trong độ tuổi lao động có thể đứng tên chuyển nhượng đất. Đáp viên có tuổi cao nhất là 67 tuổi, đáp viên có tuổi nhỏ nhất ở 28 tuổi.

Thu nhập trung bình của các HGĐ trong một tháng đạt 7,89 triệu/tháng. Mức thu nhập trong khảo sát tương đối cao, vì do đối tượng của khảo sát là những HGĐ có thực hiện mua đất nên mức thu nhập của HGĐ cũng thuộc loại tương đối khá để đáp ứng việc mua đất của gia đình. Hộ có thu nhập cao thường là các HGĐ có kinh doanh, trong khi thu nhập thấp hơn thuộc về

những gia đình là canh tác nông nghiệp hoặc cán bộ công chức, viên chức. Mức thu nhập cao nhất đạt đến 40 triệu đồng/tháng, trong khi thu nhập thấp nhất chỉ đạt 2 triệu đồng/tháng. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 5 9 13 17 21 25 29 33 37 41 45 49 53 57 61 65 69 73 77 81 85 89 93 97 T ri ệu đ n g

Hình 4.1 Thu nhập của các hộ gia đình trong khảo sát

Nguồn: Tự khảo sát, 2014

Diện tích đất trung bình sở hữu bởi các HGĐ trong khảo sát vào khoảng 933,19 m2/hộ, nguyên nhân làm cho diện tích trung bình lớn là do loại đất được chuyển nhượng bao gồm cả đất thổ cư, đất trồng lúa và đất cây lâu năm khác. Diện tích đất nhỏ chủ yếu thuộc loại đất thổ cư, ngược lại đất được chuyển nhượng với diện tích lớn thường là đất ruộng. Tuy nhiên, vì một số lý do và mục đích của HGĐ mà diện tích đất được chuyển nhượng lớn nhỏ thay đổi tương đối nhiều. Diện tích đất nhỏ nhất được chuyển nhượng đạt 40 m2

, trong khi diện tích đất được chuyển nhượng lớn nhất đạt đến 9.360 m2

.

Đối với thu nhập từ đất, mức thu nhập từ đất trung bình khoảng 146.336 đồng/m2

/năm. Tuy nhiên trong đó có đến 57% HGĐ không có thu nhập từ đất, nguyên nhân chủ yếu do những HGĐ này có nghề nghiệp là công chức, viên chức hay nhân viên văn phòng nên không tạo ra thu nhập từ đất. Trong khi đó, mức thu nhập từ đất cao nhất đạt đến 708.200 đồng/m2/năm, những hoạt động chủ yếu trong khảo sát tạo ra thu nhập từ đất gồm: hoạt động canh tác nông nghiệp, cho thuê nhà trọ và buôn bán. Trong 43% HGĐ có thu nhập từ đất thì số HGĐ có canh tác nông nghiệp chiếm 55,18%, do đó, mức thu nhập từ đất bình quân trong năm trên 1 m2

đất đạt mức tương đối thấp.

* Giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Thống kê tỷ lệ các đáp viên cho thấy tỷ lệ người đứng tên chuyển nhượng đất là nữ thấp hơn. Nhìn chung, tỷ lệ nữ làm chủ hộ vẫn còn hạn chế, trong khảo sát đạt 38%, trong khi đó nam chiếm 62%

Nam 62% Nữ

38%

Hình 4.2 Tỷ lệ giới tính của đáp viên (n=100)

Nguồn: Tự khảo sát, 2014

Nguyên nhân có sự chênh lệch khá cao là do quan điểm nam giới là trụ cột trong gia đình đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì thế nam giới thường đứng đầu gia đình là chủ hộ để giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là vấn đề quan trọng như đứng tên trong giấy tờ mua bán tài sản có giá trị lớn. Bên cạnh đó vẫn có một số gia đình đơn thân có người nữ là trụ cột trong gia đình lúc này vai trò người đứng tên trong giấy tờ quan trọng được thay thế cho những người vợ, người mẹ trong gia đình.

Đối với tiêu chí trình độ học vấn, đối tượng nghiên cứu phần lớn có trình độ học vấn thuộc cấp 2, chiếm tỷ lệ cao nhất 32%. Đáp viên có trình độ học vấn cấp 3 và trên cấp 3 có tỷ lệ tương đối cao đạt 24%.

Không biết chữ 1% Cấp 1 19% Cấp 2 32% Cấp 3 24% Trên cấp 3 24% Hình 4.3 Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên (n=100) Nguồn: Tự khảo sát, 2014

Nhìn chung, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tương đối cao, bên cạnh đó vẫn có tỷ lệ rất nhỏ 1% là đối tượng không biết chữ.

Đối với nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, qua khảo sát cho thấy có 7 nhóm ngành nghề chính, bao gồm: tự kinh doanh, buôn bán nhỏ; nội trợ;

nông dân; công chức, viên chức; công nhân, nhân viên; nghĩ hưu; và nhóm những ngành nghề khác. Nông dân 25% Khác 5% Nội trợ 5% Nghĩ hưu 3% Kinh doanh, buôn bán nhỏ 30% Công chức, viên chức 23% Công nhân, nhân viên 9%

Hình 4.4 Tỷ lệ nghề nghiệp của đáp viên (n=100)

Nguồn: Tự khảo sát, 2014

Nhóm nghề tự kinh doanh, buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 30%. Đối với nhóm đáp viên này khi đô thị hóa sẽ mở rộng đường phố, tập trung dân cư đông đúc là cơ hội kinh doanh nên có tỷ lệ thực hiện chuyển nhượng đất tương đối cao. Nhóm nghề nông dân xếp thứ 2 với 25%, thấp hơn không nhiều là nhóm công chức, viên chức với 23%, nhóm công nhân, nhân viên đạt 9%, nghĩ hưu 3% và nhóm nội trợ cùng với nhóm những ngành nghề khác đều đạt 5%.

* Mục đích sử dụng đất của đối tượng nghiên cứu

Qua khảo sát cho thấy mục đích sử dụng đất của HGĐ thuộc 3 nhóm chính, bao gồm: canh tác nông nghiệp, xây nhà ở và xây dựng cho thuê.

Xây nhà ở 66% Cho thuê 10% Canh tác nông nghiệp 22% Khác 2%

Hình 4.6 Mục đích sử dụng đất của đối tượng nghiên cứu (n=100)

Mục đích sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao nhất là xây dựng nhà ở, đạt 66%. Trong đó, có 74,24% HGĐ cho biết mục đích sử dụng đất của gia đình là phù hợp với loại đất khi được chuyển nhượng. Trong 25,76% HGĐ sử dụng đất không đúng loại đất thì 58,82% là công nhân viên chức hoặc nhân viên văn phòng. Nguyên nhân là do mức giá đất nông nghiệp tương đối thấp hơn mức giá đất thổ cư, thích hợp cho HGĐ bị hạn chế tài chính. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát thì họ chưa hoặc chuyển đổi 1 phần loại đất để xây dựng nhà ở, vì việc chuyển đổi loại đất làm tốn thêm chi phí nên hiện tại họ vẫn chưa thực hiện xây dựng hoàn toàn. Trong mục đích sử dụng đất có 2% được sử dụng cho mục đích khác chủ yếu là phục vụ cho đầu tư kinh doanh bất động sản trong dân. Việc đô thị hóa phát triển nên đầu tư kinh doanh đất được nhiều HGĐ thực hiện tự phát với mục đích chính là thu lợi do chênh lệch giá đất.

* Tình tr ng quy ho ch đất của đối tượng nghiên cứu

Trong thời điểm cuối của giai đoạn 1 quy hoạch phát triển thành phố (2013 - 2014) thì nhiều khu vực đã và đang được thực hiện quy hoạch. Kết quả của việc khảo sát nghiên cứu tại vùng ven thành phố cho kết quả tương tự.

A 61% B 12% C 27%

Hình 4.6 Tỷ lệ HGĐ quy hoạch theo khảo sát

Nguồn: Tự khảo sát, 2014

Ghi chú: A: Đã và đang sinh sống trong khu vực quy ho ch; B: Không biết chắc chắn có quy ho ch hay không; C: Không có quy ho ch

Qua kết quả khảo sát cho thấy có đến 61% HGĐ đã hoặc đang sinh sống trong khu vực quy hoạch phát triển đô thị, bên cạnh đó là 12% HGĐ không biết chắc chắn có quy hoạch hay không tại vùng đang sinh sống, còn lại 27% cho rằng khu vực sinh sống của họ không được quy hoạch.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến giá đất vùng ven đô thị thành phố sóc trăng, tỉnh sóc trăng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)