Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 35 - 36)

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Hay theo Lê Văn Thăng (2007), ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.

Ô nhiễm nước còn được hiểu là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý-hoá học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ,... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.

Dựa theo nguồn gốc, người ta có thể phân loại ô nhiễm nước như sau:

Ô nhiễm tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất

thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Ô nhiễm nhân tạo:

- Từ sinh hoạt: nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học,…

- Từ các hoạt động công nghiệp: nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.

- Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản: phân, nước tiểu động vật; vỏ thuốc, bao bì, chai, lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng,…dư lượng thuốc BVTV, phân bón trên đồng ruộng theo mương ra ngoài nguồn nước; sản phẩm phụ nông nghiệp như rơm, rạ, trấu,…; thức ăn dư bị phân hủy, các chất thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản, các chất tồn dư sau sử dụng như hóa chất, thuốc kháng

19

sinh, vôi và các khoáng chất, nước dơ trong ao, hồ lâu ngày không được xử lý tốt mà xả ra sông, biển; chất thải trong quá trình chế biến thủy hải sản tại các khu công nghiệp, nhà máy chế biến.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước:

- Ô nhiễm môi trường nước làm biến đổi tính chất, thành phần trong nước, làm suy giảm chất lượng nghiêm trọng.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước. Một số loài thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước thời gian dài gây biến đổi trong cơ thể, làm đột biến gen, xuất hiện nhiều loài mới, một số loài bị chết.

- Hiện tượng thủy triều đen: tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970 cho đến nay vẫn thường diễn ra.

- Thủy triều đỏ (là tập hợp của một số lượng cực lớn loài tảo độc có tên gọi

Alexandrium fundyense): sự ô nhiễm mặt nước biển do các chế phẩm phục vụ nuôi tôm, dư lượng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV,… góp phần làm tăng vọt tần xuất xuất hiện thủy triều đỏ ở nhiều nơi trên Thế giới và Việt Nam.

- Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người. Tuy nhiên với hàm lượng cao các kim loại nặng lại là nguyên nhân gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người như ung thư, đột biến. Đặc biệt, gây nên những làng ung thư tại nhiều nơi.

- Các bệnh về da, yếu chức năng gan, ung thư nội tạng,… do nhiễm độc từ asen có trong nước.

- Vi khuẩn, virut có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật gây bệnh đường ruột như bệnh tả, thương hàn, tiêu chảy cấp, các bệnh về da, viêm mắt và bại liệt.

- Ô nhiễm môi trường nước làm mất cảnh quan tự nhiên.

- Ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến.

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)