Nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 36 - 37)

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Cụ thể có thể chia thành 2 nguồn: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo:

Nguồn tự nhiên: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên, các phản ứng hóa học giữa những khí trong tự nhiên,…

20

Nguồn nhân tạo:

- Từ sinh hoạt: rác thải sinh hoạt tạo ra các mùi hôi thối; các hoạt động đun, nấu sử dụng nhiên liệu; khói thuốc,…

- Từ các hoạt động công nghiệp: quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt,… tạo ra các khí độc như CO, CO2, SO2, NO, NO2,… các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất và độc hại nhất.

- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV ở dạng khí trong quá trình sử dụng theo hướng gió khuếch tán trong không khí

- Giao thông vận tải: đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt ở các khu đô thị, khu đông dân cư trong quá trình sử dụng phương tiện đi lại như ô tô, xe máy tạo ra nhiều khói bụi, các khí độc hại, chủ yếu là monoxide.

Ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây ra các bệnh về da, bệnh về đường hô hấp,….

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)