Chất thải rắn có rất nhiều định nghĩa, các định nghĩa này biến thiên theo các quy định của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Chất thải là những vật chất được xem là kém giá trị hay vô dụng. Theo McDougall et al. (2001) giữa vật liệu và chất thải có mối quan hệ có thể thể hiện bằng sơ đồ sau đây:
9
Sử dụng hay tiêu thụ
Phục hồi giá trị
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa vật liệu và chất thải
(McDougall et al., 2001)
(Nguồn: Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, 2013)
Theo sơ đồ này có thể thấy con người sử dụng các vật liệu để tạo nên các sản phẩm có giá trị, sau quá trình sử dụng, các sản phẩm mất đi giá trị của nó và trở thành chất thải; chúng ta có thể thông qua quá trình tái chế để phục hồi giá trị của các vật liệu này. Chất thải rắn (rác) là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt động của con người và sinh vật. Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nữa nên bị bỏ đi, kể cả chất thải của các hoạt động sống của sinh vật (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm, 2013).
Theo Luật Bảo vệ và Khôi phục Tài nguyên của Mỹ (US EPA, 2000), chất thải rắn bao gồm: rác nhà bếp (vỏ hộp sữa, bã cà phê,…), vật phế thải (phế liệu kim loại, các chai lọ rỗng, giấy bìa,…), bùn từ hệ thống xử lý nước thải, nước cấp hay các hệ thống xử lý ô nhiễm, các chất thải khác ở dạng rắn, bán rắn, lỏng hay khí trong các vật chứa.
Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD thì chất thải rắn là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu công nghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động khu thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.