Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sẵn có dựa trên các báo cáo hàng năm của xã về tình hình kinh tế-xã hội, báo cáo về môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, tài liệu luận văn tốt nghiệp có liên quan đến đề tài nghiên cứu,… các website liên quan đến đề tài nghiên cứu và những nghiên cứu đã có về thực trạng rác thải.
26
3.3.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp có được khi tiến hành khảo sát thực tế tại địa phương nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn cho những nông hộ được chọn, phỏng vấn sâu những cán bộ xã hoặc những người có khả năng am hiểu về tình hình rác thải tại địa phương.
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.4.1 Phân tích thực trạng rác thải nông thôn và công tác quản lý rác thải
Thống kê mô tả số lượng rác thải hộ gia đình sử dụng trên ngày theo từng nhóm (01 và 02) dựa trên số liệu phỏng vấn nông hộ.
Cách ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt của nông hộ tại xã Vĩnh An:
A=B*C
Trong đó:
A: Lượng rác ước tính trên ngày (kg/ngày)
B: Lượng rác thải ước tính theo đầu người tạo ra trên ngày (kg/người/ngày) C: Dân số tại xã (người)
3.4.2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ứng xử của người dân về rác thải rác thải
- Sử dụng hàm tương quan hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức và thái độ ứng xử của người dân về vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp. Hàm hồi quy đa biến có dạng:
Y = α + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + ε
Trong đó :
Biến phụ thuộc (Y): sự sẵn lòng trả (WTP) của người dân cho dịch vụ thu gom rác Các biến độc lập (Xn): tương ứng với tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, số tiền tích lũy và tổng diện tích đất của nông hộ.
ε: sai số ước lượng
- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán tổng diện tích đất canh tác, số lượng rác thải trung bình, số chi phí trung bình mỗi hộ.
- Sử dụng phần mềm SPSS chạy hàm hồi quy đa biến nói trên để đánh giá các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng trả của người dân cho dịch vụ thu gom rác thải.
27
Bảng 3.2. Mô tả biến
Tên biến độc lập Kí hiệu Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
Giới tính X1 Nữ=0 ; Nam=1 +
Tuổi X2 Tuổi +
Trình độ học vấn X3 Cấp I, II, III, CĐ&ĐH +
Tổng diện tích đất X4 m2 +
28
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 THÔNG TIN NÔNG HỘ 4.1.1 Giới tính và tuổi 4.1.1 Giới tính và tuổi
Giới tính
Tại vùng nông thôn ĐBSCL, phần lớn nam giới giữ vai trò là trụ cột trong gia đình vì họ không những là những người tạo ra nguồn thu nhập ổn định trong thời gian dài để nuôi sống gia đình mà còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho các thành viên còn lại trong gia đình. Thông qua số liệu điều tra 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An cho thấy tỷ lệ tham gia phỏng vấn giữa nam giới và nữ giới có sự chênh lệch rất lớn (86% trong tổng số hộ tham gia phỏng vấn là nam giới, 14% còn lại là nữ giới).
Kết quả điều tra cho thấy, về vấn đề rác thải sinh hoạt hàng ngày nữ giới có phần hiểu rõ hơn nam giới vì đây là công việc thường ngày của họ. Tuy nhiên, đa số nam giới lại là người trả lời phỏng vấn mặc dù nữ giới nắm rõ hơn hơn tình hình rác thải sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Nếu xét về vấn đề rác thải nông nghiệp thì rõ ràng nam giới lại am hiểu hơn nữ giới rất nhiều vì họ là những người trực tiếp ra đồng cũng như mua và sử dụng thuốc BVTV.
Bảng 4.1. Tỷ lệ nam giới và nữ giới tham gia phỏng vấn
Nam (%) Nữ (%)
Nhóm Gần chợ 39 11
Nông nghiệp 47 3
Tổng 86 14
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Thông qua bảng 4.1 cho thấy, nam giới giữ vai trò là người quyết định trong gia đình về mặt xã hội. Nữ giới cũng có tiếng nói và có quyền quyết định nhưng họ thường có thói quen để nam giới quyết định. Điều đó cho thấy, đa phần nữ giới tại vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và nữ giới tại xã Vĩnh An nói riêng chưa thực sự năng động và chủ động tiếp xúc, hòa nhập với các vấn đề của xã hội mặc dù họ có những hiểu biết nhất định về vấn đề nào đó và có những ý kiến hay không kém gì nam giới.
Tuổi
Kết quả điều tra 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An cho thấy, người trả lời có độ tuổi cao nhất là 62 tuổi, thấp nhất 24 tuổi, số tuổi trung bình là 36 tuổi với độ lệch chuẩn là 9,55. Trong đó, độ tuổi trung bình của nhóm hộ gần chợ là 33 tuổi so với nhóm hộ
29
nông nghiệp là 38 tuổi có chênh lệch không nhiều. Điều này cho thấy, nguồn nhân lực tại xã thuộc vào nhóm dân số trẻ và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Bảng 4.2. Tuổi trung bình theo nhóm phỏng vấn
Nhóm Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất
Gần chợ 33,42 8,27 62 24
Nông nghiệp 37,64 10,34 55 25
Tổng 35,53** 9,55 62 24
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
(**)=Khác biệt bởi T-Test ở alpha=0.05
Độ tuổi trung bình của những tham gia phỏng vấn khoảng 35-36 tuổi. Nhóm tuổi này tuy có thời gian dài định cư tại địa phương nhưng đa phần trong số đó quanh năm tất bật với việc mưu sinh, chăm lo cho gia đình nên ít quan tâm đến những vấn đề xã hội như rác thải và vệ sinh môi trường. Do đó, tuổi tác tuy có ảnh hưởng đến nhận thức của người dân nhưng không đáng kể.
4.1.2 Trình độ học vấn
Trong 100 người được phỏng vấn có 96 người được đi học ở các cấp khác nhau (chiếm 96%). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận với những kiến thức mới cũng như những vấn đề xã hội như rác thải và môi trường. Theo số liệu điều tra tại xã Vĩnh An cho thấy, trình độ học vấn của những người được chủ yếu ở cấp I (chiếm 39%) và cấp II (chiếm 43%), CĐ&ĐH chỉ có 1 người (chiếm 1%).
Hình 4.1. Tỷ lệ về trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Trình độ học vấn của người dân giữa 02 nhóm hộ gần chợ và hộ nông nghiệp có sự chênh lệch không nhiều.
4% 39% 43% 13% 1% Không học Cấp I Cấp II Cấp III CĐ&ĐH
30
Bảng 4.3. Phân bố trình độ học vấn của nông hộ phân theo nhóm
Trình độ Nhóm Tỷ lệ (%) Gần chợ Nông nghiệp Không học 4 0 4 Cấp I 21 18 39 Cấp II 19 24 43 Cấp III 6 7 13 CĐ&ĐH 0 1 1 Tổng 50 50 100
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
4.1.3 Nghề nghiệp
Nghề nghiệp chính của người dân tại xã Vĩnh An đa số là làm ruộng (chiếm 72% tổng số hộ điều tra). Một số hộ sinh sống bằng nghề làm thuê tại xã hoặc đi tỉnh khác làm thuê (chiếm 10%). Tiếp đến là những nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán, xay xát lúa gạo, xưởng hàn tiện (chiếm 10%). Tại xã Vĩnh An nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình từ việc buôn bán các mặt hàng nông sản, các cửa hàng vật tư nông nghiệp, tiệm tạp hóa,… một vài hộ buôn bán nhỏ để kiếm thêm tiền trang trải các bữa ăn trong gia đình. Có 6% hộ là cán bộ tại xã, 1% hộ nuôi vịt và 1% làm nội trợ.
Hình 4.2. Các nghề nghiệp chính của người tham gia phỏng vấn tại xã Vĩnh An
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
45 3 2 27 10 1 3 8 1 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Làm ruộng Làm thuê Nuôi vịt Cán bộ Phi NN Nội trợ Nông nghiệp Gần chợ
31
4.1.4 Thành viên trong nông hộ
Phỏng vấn 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An ta có bảng thông tin như sau:
Bảng 4.4. Tổng số nhân khẩu phân theo nhóm
Số nhân khẩu (người/hộ) Nhóm Tỷ lệ (%)
Gần chợ Nông nghiệp 2 3 2 5 3 13 9 22 4 21 27 48 5 7 7 14 6 4 3 7 7 1 2 3 8 1 0 1 Tổng 50 50 100
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Kết quả cho thấy, trong 100 hộ có 75% hộ có tổng nhân khẩu nhỏ hơn hoặc bằng 4 người, 21% hộ có tổng nhân khẩu từ 5-6 người và 4% hộ có tổng nhân khẩu từ lớn hơn 6 người. Trong đó, hộ có tổng số nhân khẩu thấp nhất là 2 người, nhiều nhất là 8 người, trung bình 4,09 người và có độ lệch chuẩn là 1,13.
Hình 4.3. Số nhân khẩu phân theo nhóm
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Tổng nhân khẩu giữa 02 nhóm hộ gần chợ và hộ nông nghiệp nhìn chung có sự chênh lệch không nhiều. Hộ có tổng nhân khẩu là 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó nhóm hộ gần chợ chiếm 21% và nhóm hộ nông nghiệp chiếm 27%. Tiếp đến là hộ có tổng nhân khẩu là 3 người trong đó nhóm hộ gần chợ chiếm 13% và nhóm hộ nông nghiệp chiếm 9%. Các nhóm nhân khẩu còn lại giữa 02 nhóm có sự chênh lệch không
0 10 20 30 40 50 60 2 nhân khẩu 3 nhân khẩu 4 nhân khẩu 5 nhân khẩu 6 nhân khẩu 7 nhân khẩu 8 nhân khẩu T ỷ lệ % Số nhân khẩu Nông nghiệp Gần chợ
32
đáng kể. Điều này cho thấy, phần lớn các hộ gia đình được phỏng vấn là những gia đình có từ 1-3 thế hệ và đa số hộ gia đình có từ 1 đến 2 con. Có thể thấy nhận thức của người dân tại xã Vĩnh An về vấn đề kế hoạch hóa gia đình rất cao.
Tuy nhiên, số lượng nhân khẩu ít hay nhiều ảnh hưởng không nhiều đến lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại hộ gia đình. Nói cách khác số nhân khẩu ảnh hưởng khong đáng kể đến lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại hộ gia đình. Khối lượng rác thải nhiều hay ít tùy thuộc vào thu nhập cũng như số thành viên lao động chính của hộ gia đình đó. Theo kết quả điều tra tại xã, số thành viên lao động chính trong hộ gia đình dao động từ 1 đến 5 người. Trong đó, số lao động chính là 2 người (45%), 3 người (23%), 4 người (24%), 1 người (7%) và 5 người (1%). Điều này cho thấy nguồn lao động tại xã Vĩnh An khá dồi dào.
4.1.5Diện tích đất
Theo số liệu thu được từ 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An, diện tích đất trung bình trên hộ là 38.647 m2/hộ, diện tích đất lớn nhất là 700.400 m2 và nhỏ nhất là 15 m2 với độ lệch chuẩn là 108.346. Trong đó, có 82 hộ có đất canh tác với diện tích đất canh tác lớn nhất là 700.000 m2.
Người dân tại xã Vĩnh An có đất canh tác đa số là làm ruộng (2 vụ/năm). Trong những năm gần đây tình hình sản xuất của người dân địa phương tương đối thuận lợi do tham gia chương trình ‘3 cùng’ của chi nhánh Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Thành công của chương trình mang lại lợi nhuận ngày càng cao và ổn định cho bà con nông dân. Diện tích đất canh tác tại xã dần ổn định, giảm tỷ lệ nông dân chuyển đổi sang những ngành nghề khác vì tính rủi ro và giá thành bấp bênh.
Bảng 4.5. Diện tích đất của 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An
Đất thổ cư (m2) Đất canh tác (m2) Tổng diện tích (m2)
Nhỏ nhất 15 0 15
Lớn nhất 5.000 700.000 700.400
Trung bình 192 38.455 38.647
Độ lệch chuẩn 540 108.264 108.346
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
4.1.6 Thu nhập nông hộ
Thu nhập không ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng trả phí dịch vụ thu gom rác thải của người dân tại địa phương. Hay nói cách khác thu nhập trong năm của hộ gia đình nhiều hay ít không ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng đăng kí tham gia dịch vụ thu gom rác cũng như mức phí tối đa mà hộ gia đình có thể chi trả.
Tùy theo từng vụ mùa, tình hình mua bán của nông hộ, số công việc mà nông hộ được nhận làm hay nhu cầu tiêu xài của hộ gia đình trong năm để ước lượng số tiền tích lũy
33
được của hộ gia đình đó trên năm. Do đó thu nhập của nông hộ không ổn định qua từng năm.
Theo kết quả phỏng vấn tình hình thu chi của 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An cho thấy, số tiền tích lũy nhiều nhất của hộ gia đình khoảng 600 triệu đồng/năm, trung bình khoảng 68,17 triệu/năm và thấp nhất là hộ không có dư (sau khi trừ đi các khoản thu chi trang trải cho cuộc sống hàng ngày của gia đình) với độ lệch chuẩn là 120.132.844.
Bảng 4.6. Số tiền tích lũy của nông hộ phân theo nhóm
Đơn vị: Đồng/năm
Gần chợ Nông nghiệp chung
Nhỏ nhất 0 10.000.000 0
Lớn nhất 150.000.000 600.000.000 600.000.000
Trung bình 22.720.000 113.620.000 68.170.000
Độ lệch chuẩn 26.750.579 155.650.300 120.132.844
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Có sự chênh lệch rất lớn về số tiền tích lũy trong năm giữa 02 nhóm nông hộ gần chợ và nông nghiệp. Số tiền tích lũy trung bình của nhóm hộ gần chợ là 22,72 triệu đồng/năm trong khi số tiền tích lũy trung bình của nhóm hộ nông nghiệp là 113,62 triệu đồng/năm. Theo kết quả thu được từ những đáp viên ở nhóm hộ gần chợ và nhóm hộ nông nghiệp cho thấy, mức độ sẵn lòng tham gia dịch thu gom rác tại địa phương (nếu có) của nhóm hộ nông nghiệp cao hơn nhóm hộ gần chợ với tỷ lệ 45% và 40%. Tuy có sự khác biệt lớn về số tiền tích lũy ở 02 nhóm nông hộ nhưng sự khác biệt về mức độ sẵn lòng tham gia dịch vụ của 02 nhóm không nhiều. Điều này cho thấy, thu nhập nông hộ có ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng trả phí dịch vụ thu gom rác nhưng không đáng kể, có thể xem như không ảnh hưởng. Chủ yếu vẫn dựa vào nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường.
4.2 TÌNH TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VĨNH AN NGHIỆP TẠI XÃ VĨNH AN
4.2.1 Khối lượng rác Rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt
Kết quả điều tra 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An cho thấy, khối lượng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trung bình khoảng 2,1 kg/hộ/ngày, thấp nhất khoảng 0,5 kg/hộ/ngày và nhiều nhất khoảng 10 kg/hộ/ngày với độ lệch chuẩn là 1,5. Bình quân mỗi người dân trong ngày thải ra khoảng 0,52 kg/người/ngày. Con số này cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt trung bình của mỗi người dân trong xã cao hơn so với lượng rác thải trung bình trên ngày ở vùng nông thôn của cả nước năm 2008 là 0,4 kg/người/ngày.
34
Có sự chênh lệch về lượng rác thải sinh hoạt giữa nhóm hộ gần chợ và nhóm hộ nông nghiệp. Khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình của nhóm hộ nông nghiệp là 2,4 kg/hộ/ngày lớn hơn nhóm hộ gần chợ là 1,8 kg/hộ/ngày.
Bảng 4.7. Khối lượng rác sinh thải hoạt phân theo nhóm
Đơn vị: kg/hộ
Nhóm Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Gần chợ 1,8 0,5 5,0 1,1
Nông nghiệp 2,4 0,5 10,0 1,8
Tổng 2,1 0,5 10,0 1,5
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Ước tính với tổng dân số là 10.130 người tại xã Vĩnh An mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 5,27 tấn/ngày. Đó là chưa kể đến một lượng lớn rác thải từ các cơ quan, nhà trường, trạm y tế và cả chất thải rắn nông nghiệp. Lượng rác thải sinh hoạt có thể sẽ tăng thêm vào các dịp lễ, tết hoặc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của hộ gia đình. Nếu lượng rác thải này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân tại địa phương.
Chất thải rắn nông nghiệp
Trong 100 hộ điều tra tại xã Vĩnh An, có 82 hộ làm nông nghiệp trong đó có 32 hộ gần chợ và 50 hộ nông nghiệp. Trong phạm vi chất thải rắn nông nghiệp, đề tài chỉ tập trung phân tích khối lượng vỏ, bao bì, chai, lọ đựng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đã qua sử dụng.
Qua bảng 4.8 cho thấy, có sự biến động lớn về khối lượng vỏ, bao bì, chai, lọ đựng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đã qua sử dụng giữa nhóm hộ gần chợ và nhóm