- Thành lập phòng quản lý môi trường, phối hợp với các ban ngành đoàn thể để nắm được tình hình rác thải chung tại xã.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý.
- Mở các buổi hội thảo về rác thải hướng dẫn cho người dân cách phân loại rác, xử lý rác.
- Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bỏ rác đúng nơi quy định. Đối tượng đặc biệt hướng đến là trẻ em và thanh thiếu niên. Vì trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng tiếp thu những thông tin mới một cách nhanh chóng qua trường học, thầy/cô, bạn bè cũng như dễ tác động đến thái độ và hành động của phụ huynh nhiều hơn là các cán bộ, những người làm công tác vệ sinh môi trường.
- Kêu gọi người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn và tái sử dụng lại những loại rác thải còn giá trị sử dụng để giảm bớt lượng rác thải thải ra môi trường cũng như tiết kiệm chi phí cho gia đình.
- Thực hiện quản lý rác thải theo phương thức 3R (reduce, reues, recycle). - Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá hộ gia đình văn hóa.
55
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:
Vĩnh An là xã có tiềm năng pháp triển về kinh tế. Thu nhập và mức sống của hộ dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng hóa của hộ dân nhiều hơn và đa dạng hơn. Cùng với đó, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng tăng theo, trung bình một ngày phát sinh khoảng 5,27 tấn rác. Bình quân mỗi người dân trong ngày thải ra môi trường khoảng 0,52 kg/người/ngày. Lượng rác thải tăng hay giảm tùy thuộc vào thu nhập và nhu cầu tiêu xài hàng hóa của hộ gia đình.
Công tác thu gom, xử lý chất thải tại xã đã có từ lâu nhưng chưa mang lại hiệu quả cũng như chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Các nơi đổ rác tập trung, thùng rác công cộng chỉ mang tính chất tình thế nên còn nhiều vấn đề bất cập ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe của người dân.
Công tác quản lý rác thải tại xã còn nhiều trở ngại cả từ phía người dân lẫn các cơ quan ban ngành. Nhận thức của người dân về rác thải chưa thay đổi kịp với sự tăng nhanh của lượng rác thải tại gia đình và địa phương. Năng lực tổ chức và quản lý của cán bộ chuyên môn chưa hoàn thiện. Đặc biệt, vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường chưa được sự chú trọng quan tâm của mọi người.
Tại xã hiện vẫn chưa có khu xử lý rác tập trung hay nhà máy xử lý rác. Rác thải được thu gom tại khu dân cư, chợ, các cơ quan, trường học sau đó được vận chuyển đến khu xử lý rác tập trung của huyện Châu Thành để xử lý.
Rác thải chưa được hộ dân phân loại tại nguồn. Nếu có phân loại sau khi được thu gom cũng bị đổ chung vào nhau tại bãi rác tập trung. Với tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của người dân tại xã rằng dù rác có được phân loại hay không cũng như vậy. Điều này gây trở ngại trong việc thuyết phục người dân nên phân loại rác tại gia đình.
Có rất ít các hoạt động tuyên truyền về rác thải và vệ sinh môi trường tại xã. Các lớp tập huấn hoặc hội thảo về rác thải lại càng ít.
Trong 100 hộ dân được phỏng vấn tại xã thì có 85 hộ ủng hộ việc tổ chức hệ thống thu gom và sẵn sàng trả phí cho dịch vụ. Phí dịch vụ trung bình mỗi hộ dân có thể trả là 7.650 đồng/tháng. Số tiền này thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của hộ gia đình và thấp hơn mức phí phải thu theo quy định là 15.000 đồng/tháng. Điều này cho thấy, nhận thức của hộ dân tại xã Vĩnh An về rác thải cũng như sự quan tâm của họ đối với môi trường chưa thực sự tiến bộ.
56
Thực tế khi hỏi 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An về thành lập đội thu gom rác tại địa phương thì hầu hết các hộ gia đình đều ủng hộ việc này nhưng khi đề cập đến việc sẵn lòng trả phí cho dịch vụ thu gom hay không thì số lượng hộ gia đình ủng hộ dịch vụ giảm dần. Người dân thường có thói quen cái gì tốt cũng muốn có nhưng lại không chịu bỏ ra cái gì cả. Đây cũng là nguyên nhân một số hộ gia đình không tán đồng việc tham gia vào dịch vụ thu gom rác tại địa phương.
5.2 KIẾN NGHỊ Đối với hộ gia đình Đối với hộ gia đình
Tham gia nhiều vào các chương trình, các buổi hội thảo, tập huấn của xã về rác thải và vệ sinh môi trường để nâng cao trình độ nhận thức về rác thải cũng như các vấn đề xã hội khác.
Khuyến khích hộ dân nên học cách phân loại rác và phân loại rác trước khi đổ.
Tái sử dụng lại túi nylon, chai nhựa để tiết kiệm vật liệu cũng như làm giảm ô nhiễm môi trường. Xây dựng lại thói quen sử dụng những vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng, dễ phân hủy và thân thiện với môi trường. Khuyến khích người dân sử dụng lại vỏ xách hoặc túi thân thiện môi trường khi đi chợ thay vì sử dụng túi nylon.
Người dân hạn chế việc vứt rác xuống sông, ao, hồ, kênh, mương.
Người dân quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình rác thải xung quanh nhà của hộ gia đình và những hộ xung quanh khác. Cùng nhắc nhở lẫn nhau giữ gìn vệ sinh chung. Khuyến khích mỗi hộ dân hoặc nhóm hộ dân xây dựng hố chôn rác hữu cơ đơn giản tại khu vực thoáng mát gần nhà (hố chôn và quản lý rác theo mô hình a.b.t).
Đối với chính quyền địa phương
Tích cực tuyên truyền vận động hộ dân không nên xã rác bừa bãi. Thường xuyên mở các buổi tập huấn, hội thảo về rác thải.
Thành lập các tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của các đoàn thể như hộ phụ nữ, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên,…
Xem xét các biện pháp xử lý rác thải phù hợp với điều kiện tại xã để áp dụng chẳng hạn như biện biện pháp xử lý rác thải theo công nghệ A.B.T.
Tăng cường tính hiệu quả tại các nơi đổ rác tập trung, các thùng rác công cộng, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Mở rộng phạm vi thu gom rác đến với tất cả hộ gia đình trong toàn xã.
Cần có ban giám sát về tình hình rác thải trong khu vực ấp/khóm, thường xuyên nhắc nhở các hộ dân giữ gìn vệ sinh chung. Kiểm tra, xử phạt kịp thời và hợp lý các cơ quan, cá nhân xã rác bừa bãi sau nhiều lần nhắc nhở vẫn không có thay đổi tích cực.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách, báo cáo, bài viết khoa học
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2010. Tổng quan môi trường Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.
Hứa Trí Tín, 2011. Hiện trạng rác thải sinh hoạt và thải độ ứng xử cuả người dân về xử lý rác thải tại xã nông thôn mới Mỹ Khánh. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Phát triển nông thôn. Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ.
Lâm Minh Triết và Lê Thanh Hải, 2006. Giáo trình quản lý chất thải nguy hại. Nhà xuất bản xây dựng. Hà Nội.
Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm, 2013. Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Kim Thái, 2011. Quản lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
Thủ tướng chính phủ, 2007. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám Thống kê năm 2012. Nhà xuất bản Thống kê. Trịnh Thị Thanh, 2011. Giáo trình Công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Hà Nội.
Trung tâm NC PTNT-Khoa Nông nghiệp, 2009. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Bài tham luận Hội thảo “Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh An Giang và những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc đến sức khỏe và môi trường”. Đại học An Giang.
Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh An, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Vĩnh An năm 2013.
Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Tài liệu từ các website khác
Châu Thành: Thu gom khoảng 400 kg rác thải nông nghiệp, Báo an giang. Truy cập
ngày 03/07/2013 tại website:
http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails/1247ECEF913C/Chau_Thanh_Thu_gom_ khoang_400kg_rac_thai_nong_nghiep.aspx
58
Địa chỉ doanh nghiệp, 2011. Trung tâm Xúc tiến Thương Mại và Đầu tư tỉnh An
Giang. Truy cập ngày 01/03/2011 tại website:
http://diachidoanhnghiep.com/group.asp?menu=detail&id=8011
Luanvan.co. Chất thải rắn nông thôn. Truy cập ngày 17/08/2013 tại website: http://luanvan.co/luan-van/chat-thai-ran-nong-thon-36086/
Nguyễn Văn Sắc, 2011. Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện quy trình xử lý rác thải theo công nghệ A.T.B tại huyện An Phú tỉnh An Giang. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kỹ thuật-Công nghệ-Môi trường, Đại học An Giang. Truy cập ngày 29/11/2012 tại website: http://timtailieu.vn/tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-giai-phap-hoan-thien-quy-trinh- xu-ly-rac-thai-theo-cong-nghe-abt-tai-huyen-an-phu-tinh-an-giang-6879/
59
PHỤ LỤC 1
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Họ tên người PV: ... Ngày PV: ...
Họ tên chủ hộ:... Giới tính: Nam/ Nữ Họ tên người trả lời: ...
Địa chỉ: ấp ... , xã ... , huyện ... , tỉnh ...
1. Thông tin chung về nông hộ 1.1. Họ tên chủ hộ: ... Tuổi ... 1.2. Trình độ học vấn: ... 1.3. Nghề nghiệp: ... 1.4. Số thành viên lao động chính: ... 1.5. Số thành viên phụ thuộc: ... 1.6. Diện tích đất: ... + Đất thổ cư: ... + Đất canh tác: ...
1.7. Hằng năm, sau khi trừ các khoản thu chi ông/bà tích lũy được bao nhiêu (triệu/năm)? ...
2. Tình hình rác thải tại địa phương - Khối lượng rác thải sinh hoạt: ... (kg/ngày/hộ) - Trong đó, các loại rác được phân chia thế nào? Rác hữu cơ (thức ăn thừa, phế phẩm trong quá trình chế biến thức ăn, phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, lá cây,…), xác động vật,…), chiếm ………..%
Rác vô cơ (chai, lọ, bao bì, hộp xốp, vỏ bánh/kẹo,…), chiếm ………..%
Túi nylong, chiếm ………%
Khác (ghi rõ), chiếm ……….%
2.1. Gia đình ông/bà có phân loại rác sinh hoạt trước khi đổ hay không? Có Không Không cần thiết 2.2. Nếu ông/bà có phân loại rác trước khi đổ, ông/bà đã học cách phân loại và xử lý rác thông qua những phương tiện nào? Trên truyền hình Trên loa phát thanh xã Được tập huấn tại địa phương Qua sách, báo, tạp chí, internet,… Qua bạn bè, người thân, các hộ xung quanh Nguồn khác (ghi rõ) ...
60
2.3. Ông/bà thường đổ rác ở đâu? Sông, hồ, ao, mương Xung quanh nhà Nơi đổ rác tập trung
Khác (ghi rõ) ...
2.4. Ông/bà có tái chế, tái sử dụng lại rác thải để dùng cho việc khác không? Có Không 2.5. Nếu có, ông/bà vui lòng cho biết loại rác nào thường được ông/bà sử dụng lại hoặc tái chế lại để dùng cho việc khác? (ví dụ cụ thể) ...
...
...
...
2.6. Nếu không, ông/bà vui lòng cho biết lý do tại sao?...
...
... 2.7. Gia đình ông/bà thường xử lý rác thải như thế nào?
Chôn, lấp Đốt
Bỏ bất cứ chỗ nào thuận tiện
Phân loại rồi đốt, chôn hoặc sử dụng lại tùy theo loại rác thải Đem đến khu đổ rác tập trung
Để tại nhà chờ dịch vụ thu gom đến xử lý
2.8. Nếu gia đình ông/bà làm nông nghiệp, ông/bà sử dụng bao nhiêu kg thuốc trừ sâu, thuốc BVTV cho 1 vụ? ... (kg/vụ)
- Vỏ, bao bì đựng thuốc trừ sâu: ... (kg/vụ)
- Chai, lọ, bình đựng thuốc trừ sâu: ... (kg/vụ)
2.9. Đối với vỏ, bao bì, chai, lọ đựng hóa chất, thuốc trừ sâu ông/bà xử lý như thế nào?
Vứt xuống ruộng, mương, sông, kênh, xung quanh nhà Đem về rửa sạch, dùng cho việc khác
Bán ve chai
Để ở nơi tập trung rác, thùng rác công cộng Phân loại sau đó để ở nơi tập trung rác Đốt
61
3. Thái độ ứng xử của người dân về rác thải
3.1. Theo ông/bà mức độ cần thiết của việc thu gom và xử lý rác thải tại địa phương như thế nào?
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Không biết
3.2. Theo ông/bà nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra môi trường?
Do thói quen Do thuận tiện
Làm theonhững người xung quanh
Chưa được tập huấn về rác thải và ô nhiễm môi trường Không có nơi đổ rác tập trung
Hệ thống thu gom, xử lý rác tại địa phương còn nhỏ, lẻ Phí chi trả cho dịch vụ thu gom quá đắt
Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề rác thải
Quy định về giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng chưa rõ ràng, hình thức xử phạt chưa hợp lý
Lý do khác (ghi rõ) ... 3.3. Ông/bà có nhận xét gì đối với những hộ xung quanh khi họ xử lý rác?
Rất tốt (biết phân loại và xử lý rác đúng cách) Tốt (sạch sẽ)
Chưa tốt (vứt rác bừa bãi, không phân loại rác) Không biết
3.4. Khi ông/bà thấy người khác/các hộ xung quanh xả rác bừa bãi phản ứng của ông/bà như thế nào?
Không làm gì
Cảm thấy khó chịu nhưng vẫn không làm gì Nhắc nhở
Nhặt rác bỏ vào thùng rác hoặc nơi xử lý rác tập trung Báo cho trưởng ấp/tổ trưởng
Phản ứng khác (ghi rõ) ... 3.5. Ông/bà vui lòng cho biết tại xã/địa phương của ông bà đã có dịch vụ thu gom rác
chưa?
62
- Nếu có, ông/bà vui lòng cho biết sau khi xã/địa phương có dịch vụ thu gom rác, tình hình rác thải tại địa phương có cải thiện không? Nếu có, cải thiện như thế
nào? ...
...
...
...
...
- Ông/bà có hài lòng hoặc không hài lòng với thái độ và năng lực làm việc của tổ thu gom không? Ông/bà vui lòng ghi chi tiết ý kiến của ông/bà ...
...
...
...
...
...
- Ông/bà đã đăng kí tham gia vào dịch vụ thu gom rác tại địa phương chưa? Có Chưa Nếu có, hiện nay ông/bà trả bao nhiêu tiền ………(đồng/tháng)? Nếu chưa, khi xã/địa phương có dịch vụ thu gom rác ông/bà có sẵn lòng tham gia không? Có Không 3.6. Theo ông/bà phí dịch vụ thu gom rác thải hàng tháng bao nhiêu là hợp lý? ... (đồng/tháng) 3.7. Để cải tiến trang thiết bị nâng cao chất lượng thu gom rác cũng như năng lực làm việc của đôi thu gom, ông/bà có sẵn lòng trả cao hơn mức phí dịch vụ thu gom hiện nay không? Có Không 3.8. Nếu ông/bà sẵn lòng trả cao hơn mức phí dịch vụ thu gom hiện tại. Theo ông/bà mức phí bao nhiêu là phù hợp? ... (đồng/tháng) 3.10 Nếu không, tại sao chưa tham gia? ...
...
...
...
63
PHỤ LỤC 2
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
Mô hình hồi quy về mức phí hộ gia đình có thể trả cho dịch vụ thu gom rác
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1 .510a .260 .220 4511.493
a. Predictors: (Constant), so tien tich luy sau khi tru cac khoan thu chi (dong/nam), tuoi, Trinhdo.Cap, gioi tinh cua chu ho,
tongdientich
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 671514870.517 5 134302974.103 6.598 .000b
Residual 1913235129.483 94 20353565.207