Hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại vùng nông thôn

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

thôn Việt Nam

Quá trình phát sinh rác thải gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Hiện nay, các số liệu về RTSH chủ yếu được thống kê tại các khu công nghiệp hoặc các khu đô thị lớn và vừa. Riêng về CTRNN, cho đến nay vẫn chưa được thống kê rõ ràng và đầy đủ. Tại vùng nông thôn Việt Nam, số liệu về RTSH cũng như CTRNN vẫn còn chung chung, chưa sát với thực tế. Nhiều cụm/xã hầu như chưa thống kê được khối lượng rác hộ gia đình sử dụng trên ngày.

Theo báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam (2004), ở Việt Nam mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có khoảng 12,8 triệu tấn là chất thải rắn của các hộ gia đình, nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Lượng chất thải rắn phát sinh trên đầu người một ngày ở khu vực nông thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày và tăng lên 0,4 kg/người/ngày vào năm 2008.

12

Bảng 2.1. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 ở Việt Nam

Loại CTR Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2008

CTR đô thị tấn/năm 6.400.000 12.802.000

CTR công nghiệp tấn/năm 2.638.400 4.786.000

CTR y tế tấn/năm 21.500 179.000

CTR nông thôn tấn/năm 6.400.000 9.078.000

CTR làng nghề tấn/năm 774.000 1.023.000

Tổng cộng tấn/năm 15.459.900 27.868.000

Phát sinh CTR trung bình tại khu vực đô thị

kg/người/ngày 0,8 1,5

Phát sinh CTR trung bình tại khu vực nông thôn

kg/người/ngày 0,3 0,4

(Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010)

Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh đạt 44 triệu tấn/năm, trong đó lượng CTR ở khu vực nông thôn tăng gần 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của khu vực này chậm so với các khu vực khác trong những năm tiếp theo (Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2010).

Bảng 2.2. Tổng hợp lượng chất thải rắn các loại phát sinh năm 2008 và 2010 tại vùng nông thôn Việt Nam

Đơn vị: tấn/năm

Chất thải Khối lượng Năm

Bao bì thuốc BVTV 11.000 2008

Bao bì phân bón 240.000 2008

CTR chăn nuôi 80.450.000 2008

Rơm rạ 76.000.000 2010

(Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn hóa chất BVTV. Đến năm 2006, tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy tính đến năm 2008 đã thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại. Lượng phân bón hóa học sử dụng ở nước ta, bình quân 80- 90 kg/ha (cho lúa 150-180 kg/ha). Việc sử dụng phân bón cũng chứa đựng các bao bì túi chứa đựng. Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu

13

tấn/năm. Như vậy, mỗi năm có khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại (Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2010).

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)