Công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại vùng nông

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 30 - 32)

nông thôn Việt Nam

Công tác quản lý CTR ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù công tác thu gom và xử lý CTR ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm song cho đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả tích cực. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, do nhận thức của người dân về vấn đề rác thải và môi trường còn hời hợt, chưa thực sự quan tâm, nhiều nơi vẫn chưa quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng nên hiện tượng đổ rác bừa bãi diễn ra rất thường xuyên và phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị.

Hầu hết rác thải không được phân loại mà để lẫn lộn với nhau. Các loại rác có khả năng phân hủy (như cành cây, lá cây, thức ăn thừa,…) trộn lẫn với các loại rác khó phân hủy (như túi nylon, thủy tinh, chai nhựa,…) thậm chí còn có cả chất thải rắn nguy hại (như dư lượng thuốc BVTV, rác thải độc hại từ y tế,…). Tuy ở một số địa phương đã nhận thấy được giá trị của công tác phân loại CTR tại nguồn nhưng cho đến nay việc phân loại tại nguồn CTR mới chỉ dừng lại ở mức triển khai các mô hình, dự án. Nên hầu như không phát triển được khi các mô hình, dự án kết thúc.

Ở khu vực nông thôn Việt Nam, hiện nay tỷ lệ thu gom đạt trung bình 40-55% (năm 2003 con số này chỉ là 20%). Theo thống kê, có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến (Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2010).

Việc thu gom và xử lý chất thải từ vỏ, bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV hiện tại vùng nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Đây là CTR thuộc danh mục chất thải nguy hại cần phải thu gom, xử lý đúng quy định. Nhưng thực tế, các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, mương hoặc nguy hiểm hơn có trường hợp còn vứt ngay tại đầu nguồn nước sinh hoạt.

Theo thống kê, hiện toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi chôn lấp chất thải tập trung được coi là hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi thải còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài (Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2010).

Các công nghệ xử lý CTR ở Việt Nam hiện nay như Công nghệ đốt rác tạo ra nguồn năng lượng; Công nghệ chế biến phân hữu cơ; Công nghệ chế biến khí Biogas; Công nghệ xử lý nước rác; Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và phế phẩm xây

14

dựng; Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải; Chôn lấp CTR hợp vệ sinh; Chôn lấp chất thải rắn nguy hại và các công nghệ khác. Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR phải căn cứ theo tính chất, thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên tắc 3R (Reduction: giảm thiểu, Reuse: tái sử dụng và Recycle: tái chế) đang là hướng đi mới cho ngành môi trường trong việc xử lý hiệu quả CTR. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, công tác quản lý CTR tại Việt Nam cơ bản vẫn chưa thực sự tiếp cận được với phương thức xử lý này. CTR được thu gom, tái chế một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu khoa học, diễn ra trên quy mô nhỏ nên vẫn chưa mạng lại hiệu quả như mong muốn.

2.3.3 Hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại vùng nông thôn ĐBSCL thôn ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, dân số tập trung đông kéo theo lượng rác thải các loại phát sinh hàng năm tại khu vực là rất đáng kể. Theo số liệu thống kê, dân số tại khu vực ĐBSCL tính đến năm 2012 là 17.390,5 nghìn người (Tổng Cục Thống Kê, 2012). Ước tính khu vực ĐBSCL thải ra môi trường khoảng 7 nghìn tấn/ngày.

Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia 2010, Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) vùng ĐBSCL được dự báo khối lượng phát sinh CTR cho các giai đoạn khá lớn. Năm 2015, dự báo tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng 4.604 tấn/ngày, trong đó CTRSH 4.253 tấn/ngày. Đến năm 2020, dự báo tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng 7.539 tấn/ngày, trong đó CTRSH 5.514 tấn/ngày.

Bảng 2.3. Dự báo tổng lượng CTR tại các tỉnh vùng KTTĐ vùng ĐBSCL:

STT Tên tỉnh/thành phố Lượng CTR dự báo (tấn/ngày)

2015 2020 1 An Giang 1.400 2.100 2 Kiên Giang 1.100 2.150 3 Cần Thơ 1.100 1.900 4 Cà Mau 1.000 1.400 Tổng 4.600 7.550

(Nguồn: Quyết định số 1873/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch xây

dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020)

Xét riêng về phế phẩm nông nghiệp tại vùng ĐBSCL, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải. Trong trồng mía thải ra ngọn lá mía phế thải khoảng 2,47 triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm (Nguồn: “Môi trường và Phát triển

15

Nông nghiệp, Nông thôn bền vững ở ĐBSCL”, Chi cục BVMT Khu vực Tây Nam Bộ).

Một phần của tài liệu thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)