Các phương thức xử lý rác thải sinh hoạt
Số liệu thu được từ 100 hộ dân tại xã Vĩnh An cho thấy, hiện nay tuy tại xã đã có dịch vụ thu gom rác thải nhưng chỉ tập trung thu gom tại các cụm tuyến dân cư, khu vực gần chợ, tại ủy ban xã và các nơi đổ rác tập trung dễ thu gom nằm trên tyến đường 941. Nhìn chung, dịch vụ thu gom chưa đến được với nhiều hộ dân do đó đa số hộ dân xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách đốt (chiếm 63%) hoặc bỏ bất cứ chỗ nào thuận tiện (chiếm 71%). Bên cạnh đó, rác thải cũng được hộ gia đình xử lý bằng cách chôn, lấp (chiếm 26%) hay phân loại rồi đốt, chôn hoặc sử dụng lại tùy theo loại rác thải (chiếm 7%). 22% số hộ đem rác đến khu đổ rác tập trung và 1% số hộ để tại nhà chờ dịch vụ thu gom đến xử lý.
Rác thải sinh hoạt có chứa thành phần hữu cơ như thức ăn thừa hay phụ phẩm trong quá trình chế biến thức ăn được người dân địa phương vứt xuống sông hoặc ao, hồ gần nhà. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng những dòng sông bị ô nhiễm ngày càng nhiều làm cho chất lượng nước bị thay đổi ảnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân hay những cái ao, hồ đã và đang chuyển thành màu đen xanh, chứa đầy rác và bốc mùi hôi thối.
Đối với túi nylong, giấy, bao bì hay vỏ bánh kẹo được người dân gom lại đem ra sau nhà hoặc chỗ trống, thoáng khí rồi đốt. Phương pháp đốt rác tuy có làm giảm lượng rác thải tồn tại trong môi trường nhưng khói bụi trong quá trình đốt lại là nguồn gây ô nhiễm không khí và có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu loại rác được đốt là túi nylong hay vỏ, bao bì đựng hóa chất vì đây là những chất thải nguy hại và rất khó phân hủy.
41
Bảng 4.14. Cách xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình phân theo nhóm
Gần chợ Nông nghiệp Tổng Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Chôn, lấp 16,0 15,5 10,0 11,5 26,0 13,7 Đốt 36,0 35,0 27,0 31,0 63,0 33,2
Bỏ bất cứ chỗ nào thuận tiện 34,0 33,0 37,0 42,5 71,0 37,3
Phân loại rồi đốt, chôn hoặc sử dụng lại tùy theo loại rác thải
4,0 3,9 3,0 3,4 7,0 3,7
Đem đến khu đổ rác tập trung 12,0 11,7 10,0 11,5 22,0 11,6 Để tại nhà chờ dịch vu thu gom đến xử lý 1,0 0,9 0,0 0,0 1,0 0,5
Tổng 103,0 100,0 87,0 100,0 190,0 100,0
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)
Các phương thức xử lý rác thải nông nghiệp
Tương tự như rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp cũng được hộ dân xử lý bằng cách đốt hoặc vứt xuống ruộng, mương, kênh, sông, xung quanh nhà là chính. Đây là những cách xử lý truyền thống và có tính nguy hại rất cao.
Qua bảng 4.15 cho thấy, tần xuất hộ dân xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách vứt thẳng xuống ruộng, mương, kênh, sông, xung quanh nhà nhiều nhất (52 hộ chọn phương thức này) với tỷ lệ giữa nhóm hộ gần chợ và nhóm hộ nông nghiệp ngang nhau 28,6%. 42 hộ xử lý rác nông nghiệp bằng cách đốt với 17 hộ (chiếm 22,1%) ở nhóm hộ gần chợ và 25 hộ (chiếm 23,8%) ở nhóm nông nghiệp. Con số này cho thấy, ở nhóm hộ nông nghiệp có thói quen xử lý rác nông nghiệp bằng cách đốt nhiều hơn so với nhóm hộ gần chợ.
Hộ dân còn tận dụng những chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đã qua sử dụng để kiếm thêm nguồn thu nhập từ việc bán ve chai với 45 hộ chọn phương thức này. Có 6 hộ đem chúng về rửa sạch dùng cho việc khác. Tuy nhiên, rác thải nông nghiệp là loại rác thải có tính nguy hại cao. Việc sử dụng lại chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đã qua sử dụng tại hộ gia đình rất nguy hiểm nhất là khi hộ chỉ xử lý chúng một cách sơ xài trước khi sử dụng.
42
Bảng 4.15. Cách xử lý rác nông nghiệp của hộ dân phân theo nhóm Nhóm
Tổng
Gần chợ Nông nghiệp Vứt xuống ruộng, mương, kênh,
sông, xung quanh nhà
Tần số 22,0 30,0 52,0
% theo nhóm 28,6 28,6
Đem về rửa sạch dùng cho việc khác
Tần số 3,0 3,0 6,0
% theo nhóm 3,9 2,9
Bán ve chai Tần số 16,0 29,0 45,0
% theo nhóm 20,8 27,6
Để ở nơi tập trung rác hoặc thùng rác công cộng
Tần số 1,0 3,0 4,0
% theo nhóm 1,3 2,9
Phân loại sau đó để ở nơi tập trung rác Tần số 5,0 5,0 10,0 % theo nhóm 6,5 4,8 Đốt Tần số 17,0 25,0 42,0 % theo nhóm 22,1 23,8 Chôn Tần số 13,0 10,0 23,0 % theo nhóm 16,9% 9,5%
(Nguồn: Điều tra 100 hộ tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang, 2014)