Phương pháp quản lý lao động và tiền lương tại Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tiền lương tại công ty điện lực vinh (Trang 51 - 52)

b. Vốn và tài sản

2.3.1. Phương pháp quản lý lao động và tiền lương tại Công ty

Để cho quá trình tái sản xuất xã hội và sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề đặt ra thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, khi họ tham gia lao động ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ.

Chi phí về lao động là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành lên giá thành sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm về chi phí lao động sống giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và gia đình họ.

Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng ttrong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.

Lương là toàn bộ thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp hay gián tiếp tham gia sản xuất như tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất như lương, ngoài ra còn bao gồm các khoản trích theo lương theo quy định như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do người sử dụng lao động chịu. Việc tính lương của Công ty gồm lương trực tiếp và lương gián tiếp được tính theo thời gian.

Các trường hợp nghỉ hưởng lương được áp dụng theo chế độ nhà nước quy định, các trường hợp nghỉ không theo chế độ lao đọng quy định thì không được hưởng lương, CBCNV có nhu cầu nghỉ phải có đơn xin phép nghỉ và được Tổng Giám Đốc

Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác

phê duyệt.

Căn cứ vào bảng chấm công, làm thêm giờ… kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tiền lương tại công ty điện lực vinh (Trang 51 - 52)