1 Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tiền lương tại công ty điện lực vinh (Trang 41 - 43)

Đây là những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được các yếu tố này mà phải tìm cách hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của nó đến hoạt động SXKD của đơn vị. Thông thường, các yếu tố đó bao gồm:

* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: Lãi suất ngân hàng, lạm phát, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp,… Vì các yếu tố này tương đối rộng nên doanh nghiệp cần dự báo và phân tích

để nhận biết các tác động cụ thể nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Việc đánh giá chính xác các yếu tố trên có ý nghĩa to lớn đến của doanh nghiệp trong quá trình lập dự án cũng như tiến hành hoạt động SXKD hiện tại.

* Môi trường pháp lý: Đây là nhân tố tác động ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây:

+ Hệ thống các luật, pháp lệnh, nghị định,… có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi, thương mại của doanh nghiệp.

+ Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng.

+ Hệ thống các công cụ chính sách của Nhà nước định hướng hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

+ Cơ chế điều hành của Chính phủ có tác động đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

* Môi trường văn hóa xã hội: Tất cả các doanh nghiệp cần có sự phân tích các yếu tố văn hóa xã hội trên các mặt như dân số, tôn giáo, tập quán tiêu dùng, trình độ văn hóa, thị hiếu khách hàng, mức sống của dân cư,… để tiến hành sản xuất mặt hàng nào và tổ chức quá trình kinh doanh ra sao cho hợp lý. Khi thu nhập của dân cư tưng lên, họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và chú trọng đến những mặt hàng có chất lượng cao hơn. Thị hiếu thay đổi làm cho những sản phẩm có thể không phù hợp, tiêu thụ khó khăn hơn.

* Môi trường công nghệ, kỹ thuật: Ngày nay các doanh nghiệp phải luôn cảnh giác với công nghệ mới, vì nó có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sự phát minh của công nghệ mới là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Nhân tố này tác động rất lớn đến năng suất lao động, nó làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí được tiết kiệm, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, do vậy ảnh hưởng đến giá thành và giá bán của sản phẩm.

* Các đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau như: Giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ,…

* Chính sách về tài chính tiền tệ của Nhà nước: Đây thực chất là một hệ thống các nhân tố thể hiện các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước, có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố:

+ Chính sách tạo vốn nhằm đảm bảo nhu cầu về vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp.

+ Chính sách thuế một mặt tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác là hạn chế hay tạo ra động lực kinh doanh cho các doanh nghiệp. Chính sách này có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh biểu hiện bằng tiền thông qua các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước.

+ Chính sách lãi suất tín dụng, chính sách về khấu hao cơ bản, chính sách về tỷ giá, chính sách về trợ giá,…

Ngoài những yếu tố khách quan được đề cập ở trên, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm đến một số yếu tố khác như: Tính thời vụ của SXKD, mức độ tin cậy của người tiêu dùng (nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp),… để từ đó có kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tiền lương tại công ty điện lực vinh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w