Đặc điểm quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tiền lương tại công ty điện lực vinh (Trang 39 - 41)

Điện lực là một ngành sản xuất công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân, tất cả mọi ngành sản xuất đều cần có điện mói hoạt động được. Chính vì vậy, sản xuất điện phải đi trước các ngành kinh tế khác một bước; yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, ổn định, liên tục và an toàn được đặt lên hàng đầu. Sản phẩm điện có điểm đặc biệt là nó không mang hình thái hiện vật như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác mà là sản phẩm dưới dạng năng lượng. Quy trình sản xuất vừa mang tính chất của ngành khai thác (thuỷ điện), vừa mang tính chất của ngành công nghiệp chế biến (từ than, dầu). Quy trình sản xuất từ thuỷ điện, nhiệt điện…có khác nhau nhưng đều cho một sản phẩm điện đồng nhất, không nhiều dạng sản phẩm như các ngành khác.

Quy trình công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp Điện lực hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các khâu: Phát điện, truyền tải và phân phối điện, đây là một quá trình khép kín có tác động qua lại trực tiếp với nhau. Thời gian sản xuất ra điện, truyền tải điện (quá trình vận chuyển sản phẩm ) và tiêu dùng điện cùng xảy ra đồng thời. Ngành điện không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm và sản phẩm dở dang cũng như không có trường hợp hàng đã bán bị trả lại (đối với sản phẩm điện) như các ngành sản xuất khác. Vì vậy, việc tiêu dùng điện có ảnh hưởng chặt chẽ đến sản xuất điện. Hơn nữa việc tiêu dùng điện cũng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật và tự trang bị, đầu tư của ngành điện, người sử dụng điện không làm chủ được sản phẩm mà mình đã mua và phụ thuộc vào sự điều hành sản xuất, truyền tải và phân phối điện của người bán.

Việc sản xuất điện được giao cho các nhà máy điện đảm nhận. Sản phẩm của các nhà máy điện là sản lượng điện đã sản xuất ra trừ đi lượng điện dùng để sản xuất điện, sản lượng điện này gọi là điện thanh cái.

Điện thanh cái = Tổng sản lượng điện do nhà máy điện sản xuất ra -

sản lượng điện dùng để sản xuất

Điện do các nhà máy sản xuất ra, muốn đưa đến người sử dụng điện phải qua hệ thống truyền tải, phân phối điện. Chức năng này được giao cho các công ty truyền tải điện và công ty Điện lực đảm nhận trên địa dư từng thành phố, tỉnh thành. Hệ thống truyền tải điện gồm: cột, đường dây cao thế (từ 66KV đến 220KV và 500KV), hệ thống điện trung thế (từ 6KV đến 35KV), các trạm biến thế điện và mạng lưới điện hạ thế. Hệ thống truyền tải điện đi càng xa, càng mở rộng thì càng hao hụt nhiều ở đường dây và trạm biến áp. Sản lượng điện của hệ thống truyền tải phân phối là lượng điện thương phẩm tức là sản lượng điện truyền dẫn đến người sử dụng điện. Điện thương phẩm bằng điện thanh cái của các nhà máy phát điện đưa lên máy truyền tải trừ đi sản lượng điện hao hụt mất mát trên hệ thống truyền tải và phân phối (tổn thất điện).

Điện thương phẩm = Điện thanh cái - tổn thất điện Quy trình sản xuất- truyền tải- phân phối điện:

Ở các doanh nghiệp điện lực, bên cạnh mục tiêu là hiệu quả kinh doanh, thì mục tiêu phục vụ chính trị và phục vụ xã hội cũng được đặt lên hàng đầu. Thậm chí có những lúc mục tiêu phục vụ chính trị và phục vụ xã hội phải được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả kinh doanh.

Ví dụ: trong những ngày lễ, tết công ty phải huy động tối đa công suất các máy giám sát vận hành điện tự động, các máy phát điện tự động dự phòng... bảo đảm không để mất điện trong những ngày này để phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng cho nhân dân.

Bên cạnh đó, yếu tố an toàn và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng cả về phía người sản xuất, người vận hành và người sử dụng cũng được các doanh nghiệp Điện lực đặc biệt chú ý

Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty Điện lực Thành phố Vinh là kinh doanh bán điện. Điện năng là một dạng hàng hóa đặc biệt với các đặc điểm riêng có là không nhìn thấy, không sờ thấy, không có hàng tồn kho, sản phẩm dở dang và sản phẩm dự trữ, khách hàng dùng trước trả tiền sau.

Quy trình kinh doanh điện được thực hiện qua 3 giai đoạn sau:

Phát điện Nhà máy SX điện

Truyền tải điện qua đường dây và các trạm biến thế

Phân phối điện các trạm biến áp

Tiêu thụ điện Các DN, nhà máy và các hộ

- Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới : Ở giai đoạn này sau khi nhận được hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng, Điện lực sẽ tiến hành khảo sát thực tế nhu cầu và khả năng cung ứng điện cho khách hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết căn cứ trên hồ sơ xác nhận điều kiện cho việc mua bán điện đã được hoàn tất đầy đủ, Điện lực sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất xác định mối quan hệ mua bán điện giữa hai bên đã phát sinh và sau đó hai bên bắt đầu thực hiện các hành vi mua và bán điện.

- Giai đoạn quản lý, theo dõi việc thu tiền điện: Sau khi ký kết hợp đồng mua bán điện, Điện lực tiến hành các nghiệp vụ theo dõi việc sử dụng điện của khách hàng bao gồm: mục đích sử dụng điện, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được xác định trong hợp đồng mua bán điện, thực hiện các qui định của pháp luật, của ngành điện trong cung ứng và sử dụng điện, đảm bảo cung ứng điện cho khách hàng liên tục, an toàn.... Hàng tháng phải tiến hành ghi lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng làm cơ sở thu tiền điện sau này. Việc quản lý và ghi chỉ số tiêu thụ phải tuân thủ những qui định chặt chẽ của ngành và phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, khách quan.

- Giai đoạn tính toán và thu tiền điện: Trên cơ sở điện năng ghi được vào chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện hàng tháng, Điện lực sẽ tiến hành tính toán tiền điện cho khách hàng. Việc in hóa đơn tiền điện được thực hiện tại điện lực thành phố Vinh và theo mẫu ban hành của tổng cục thuế. Sau khi đã in hóa đơn, Điện lực tiến hành thu tiền.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tiền lương tại công ty điện lực vinh (Trang 39 - 41)