2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tìm hiểu lịch sử vấn đề, cơ sở lý luận, các văn bản, chủ trƣơng chính sách liên quan, thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu, giải thích và làm rõ các thuật ngữ liên quan đến đề tài. Phƣơng pháp này giúp đảm bảo tính kế thừa nghiên cứu của các nhà khoa học trƣớc, nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản liên quan, các chính sách của chính phủ và thu thập dữ liệu thứ cấp.
Trong nghiên cứu này, các tài liệu đƣợc nghiên cứu là các công trình liên quan đến tác động của FTA đến nƣớc thành viên về khía cạnh toàn bộ nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập và phân tích là dữ liệu về kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của ngành dệt may Việt Nam nói riêng tại các thị trƣờng xuất, nhập khẩu chính của Việt Nam.
Các bƣớc thực hiện gồm:
- Thu thập tài liệu liên quan thông qua các bộ máy tra cứu (thƣ viện, internet) - Phân tích nội dung, rút ra thông tin quan trọng, luận cứ phục vụ cho quá trình
nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, ngƣời nghiên cứu cần hƣớng vào thu thập và xử lý những thông tin sau:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu
+ Thành tựu lý thuyết đã đạt đƣợc liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu + Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên ác ấn phẩm
+ Số liệu thống kê
+ Chủ trƣơng, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu + Nguồn tài liệu
2.3.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Nghiên cứu lý thuyết thƣờng bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hƣớng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.
- Phƣơng pháp phân tích: là phƣơng pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng.
- Phƣơng pháp tổng hợp: là phƣơng pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Tổng hợp bao gồm những nội dung sau:
+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch + Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ
+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tƣơng tác
+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử
+ Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
Dựa trên phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu này nhằm làm rõ: Thực trạng ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới xuất, nhập khẩu của dệt may Việt Nam trong bối cảnh của VEFTA
Phân tích các cơ hội và thách thức cho dệt may Việt Nam khi VEFTA đƣợc thực thi
2.3.1.3. Phương pháp kế thừa
Luận văn sẽ kế thừa những công trình nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam, về các hiệp định FTA và các báo cáo tại các hội thảo nhƣ đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo.
Phƣơng pháp kế thừa đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: Xác định nội dung kế thừa
Nghiên cứu kế thừa các số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các bài báo, luận văn, tạp chí, các báo cáo liên quan đến Hiệp định thƣơng mại tự do, ngành dệt may…
Xác định phạm vi, mức độ cần kế thừa
Kế thừa các số liệu tổng hợp, các kết quả nghiên cứu, các tổng kết và phƣơng pháp nghiên cứu về cơ sở lý thuyết cho Hiệp định thƣơng mại tự do, các ảnh hƣởng của FTA đến dệt may cũng nhƣ tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam. Nghiên cứu còn tham khảo những khuyến nghị chính sách và định hƣớng phát triển ngành dệt may trong các công trình nghiên cứu trƣớc để phục vụ cho chƣơng 4 về định hƣớng phát triển ngành dệt may Việt Nam khi tham gia VEFTA.
- Tổng hợp
Nghiên cứu tổng hợp các kết quả và tiếp tục triển khai phân tích số liệu theo hƣớng chuyên sâu về xuất khẩu dệt may và tổng hợp các kiến nghị và đi sâu hơn vào kiến nghị cho việc phát triển ngành dệt may Việt Nam.
2.3.1.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh sự thay đổi trong xuất khẩu dệt may trƣớc và sau khi các FTA đƣợc ký kết, từ đó đƣa ra dự đoán sự thay đổi sau khi VEFTA đƣợc ký kết; đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt về cơ chế, chính sách, điều kiện tự nhiên, năng lực sản xuất, năng lực tổ chức, quản lý của
ngành dệt may Việt Nam so với một số nƣớc có ngành dệt may phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc v..v
Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
- Xác định các nội dung và phạm vi so sánh
So sánh về quy mô, năng suất, sản lƣợng, chính sách … của ngành dệt may với các nƣớc, qua các năm, trƣớc và sau khi gia nhập các FTA.
- Xác định điều kiện để so sánh các chỉ tiêu + Đảm bảo tính thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp của các chỉ tiêu. + Đảm bảo tính thống nhất về các đơn vị, quy chuẩn so sánh.
- Xác định mục đích so sánh
Với việc so sánh quy mô, năng suất, sản lƣợng… thay đổi qua các năm để thấy đƣợc sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam qua các năm. Ngoài ra so sánh với các nƣớc để thấy đƣợc vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi sản xuất, để thấy đƣợc cơ hội và thách thức mà VEFTA mang lại cho ngành.
- Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
Việc so sánh tuyệt đối các tiêu chí nhƣ sản lƣợng, quy mô, năng suất… đƣợc biểu thị qua các biểu đồ, hình vẽ.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng sau khi đã sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phƣơng pháp kế thừa nêu trên.