4.1.1. Cơ hội
Cơ hội tiếp cận thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU
EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới với bình quân GDP trên đầu ngƣời lên tới 25.000 EUR, trên tổng số 500 triệu ngƣời tiêu dùng và là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. VEFTA sẽ ta ̣o điều kiê ̣n tốt hơn cho các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam tiếp câ ̣n thi ̣ trƣờng EU với 99% dòng thuế đƣợc dỡ bỏ . Xét riêng đối với ngành dệt may, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nƣớc xuất khẩu vào thị trƣờng EU với doanh số xuất khẩu dệt may 2014 đạt 20,9 tỷ USD. VEFTA mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang các nƣớc EU không hạn chế về số lƣợng và giảm dần các rào cản thƣơng mại , giúp cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam bình đẳng với các quốc gia xuất khẩu khác.
Giảm rào cản thuế quan
Hiện nay, mức thuế nhập khẩu mà EU áp dụng cho hàng dệt may của Việt Nam từ 10 – 12% theo thuế suất MFN. Sau khi VEFTA đƣợc kí kết, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan với mức thuế giảm dần về 0% trong vòng 7 năm tới. Nhƣ kết quả nghiên cứu trong chƣơng 3, thuế quan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xuất khẩu dệt may sang EU. Thuế nhâ ̣p khẩu giảm 1% giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng hơn 160% khi các yếu tố khác không đổi . Việc thuế quan giảm dần về 0% sẽ mang lại tăng trƣởng cao cho xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, 5 mặt hàng may mặc xuất khẩu nhiều nhất sẽ đƣợc hƣởng lợi là com-lê nữ, nam; áo khoác nam, nữ và hàng dệt kim [32].
Cơ hội cải thiê ̣n môi trường kinh doanh và t hu hút đầu tư vào các lĩnh vực
FTA Viê ̣t Nam – EU có thể mang la ̣i cho Viê ̣t Nam nhƣ̃ng điều kiê ̣n quan trọng để nâng cao chất lƣợng môi trƣờng và cải thiện nền kinh tế theo hƣớng bền vƣ̃ng trên nhiều khía ca ̣nh . Thứ nhất, các cam kết về môi trƣờng trong FTA là sức ép, đòi hỏi để Việt Nam tự cải thiện vấn đề này trong quan hệ thƣơng mại với EU, và từ đó trong thƣơng mại nói chung. Thứ hai, bản thân những tiêu chuẩn cao về môi trƣờng mà hàng hóa và dịch vụ EU đang tuân thủ khi “nhập khẩu” vào Việt Nam tạo nên thế mạnh cạnh tranh riêng của họ và để không bị mất thị phần cho EU, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải phát triển theo hƣớng này và từ đó có thay đổi nhận thức về môi trƣờng cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh liên quan đến vấn đề này. Thứ ba, qua FTA với EU, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận máy móc thiết bị nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn, trong khi đó các thiết bị này lại sử dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trƣờng theo tiêu chuẩn mà EU đang áp dụng. Và vì vậy đây sẽ là điều kiện để cải tạo phƣơng thức sản xuất của nhiều doanh nghiệp theo hƣớng tốt hơn cho môi trƣờng, từ đó góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững [14].
Cụ thể, trong thời gian đàm phán VEFTA, nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tƣ nhà máy với công nghệ sản xuất hiện đại để phục vụ cho sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, đón đầu những ƣu đãi mà VEFTA sẽ mang lại. Nhờ đó, sản phẩm dệt may tại thị trƣờng Việt Nam có tỉ lệ nội địa hóa tăng cao, giúp doanh nghiệp tận dụng đƣợc ƣu đãi về xuất xứ cho sản phẩm dệt may trong Hiê ̣p đi ̣nh này. Việc ký kết FTA với một đối tác phát triển cao nhƣ EU sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý, nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động, giúp ổn định an sinh - xã hội cho Việt Nam.
Cơ hội cải thiện quá trình thực thi các quy định áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
EVFTA sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thƣơng mại để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lƣợng và an toàn mà thị trƣờng này đòi hỏi. Những cam kết trong các lĩnh vực nhƣ phòng vệ
thƣơng mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại (TBTs), các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSs)… đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU trong thời gian vừa qua đƣợc cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Với nội dung chủ yếu không cam kết các quy định cụ thể về những vấn đề chi tiết mà tập trung vào việc thiết lập cơ chế hợp tác nhằm minh bạch hóa và xử lý nhanh những tranh chấp phát sinh, EVFTA sẽ góp phần cải thiện quá trình thực thi các quy định liên quan (cơ hội để bình luận nhiều hơn vào việc ban hành hay sửa đổi các quy định của EU, cơ hội để giải quyết ôn hòa những khúc mắc phát sinh trong quá trình áp dụng…). Đây cũng là cơ hội tốt cho Việt Nam khi tham gia hiệp định này [32].
4.1.2. Thách thức
Quy tắc xuất xứ từ vải với tỉ lệ nội địa hóa thấp
Quy tắc xuất xứ là một quy tắc mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều khó có khả năng đáp ứng đƣợc để tận dụng lợi thế giảm thuế xuất khẩu. Trong VEFTA, các sản phẩm dệt may xuất khẩu phải đáp ứng đƣợc quy tắc xuất xứ từ vải , tƣ́c là khâu dệt vải và may phải đƣợc thực hiện ở Việt Nam hoặc ở 1 nƣớc đã ký FTA với EU. Hiê ̣n nay, Việt Nam có thể tận dụng vải và nguyên phụ liệu nhập khẩu tƣ̀ Hàn Quốc, vì nƣớc này đã ký FTA với EU. Dù Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều từ Hàn Quốc nhƣng Trung Quốc vẫn chiếm ƣu thế hơn trong nguồn cung ứng. Đây chính là thách thức lớn nhất , đòi hỏi doanh nghiê ̣p dê ̣t may phải đầu tƣ lâu dài cho nguồn nguyên phu ̣ liê ̣u sản xuất ta ̣i Viê ̣t Nam và có chiến lƣợc nhà cung cấp phù hơ ̣p với quy tắc xuất xƣ́.
Tuy nhiên, ngành dệt may đang phải đối mặt với thách thức thiếu nguyên phụ liệu sản xuất trong nƣớc phục vụ cho dệt may xuất khẩu, phần lớn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan là những nƣớc không
tham gia Hiệp định. Theo báo cáo của VITAS, tính đến năm 2014, ngành dệt may nƣớc ta mới đáp ứng đƣợc 48% nguyên liệu, phụ liệu nội địa (2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải cho sản xuất) nhƣng chất lƣợng lại chƣa đảm bảo yêu cầu của thị trƣờng xuất khẩu.
Trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành dệt may có đến 85% là gia công, 12% là FOB (tự chủ nguyên liệu) và chỉ có 3% sản phẩm đƣợc thiết kế, sản xuất và tiêu thụ. Và với cơ cấu này, nếu hiệp định thƣơng mại Việt Nam - EU và tới nữa là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng càng sớm ký kết và thực thi thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam càng sớm… đóng cửa. Bởi trong 2-3 năm nay xu thế đầu tƣ để đón đầu các hiệp định thƣơng mại tại Việt Nam của các công ty FDI diễn ra rất mạnh mẽ với quy mô đầu tƣ vài tỷ USD. Thế nhƣng, họ lại đầu tƣ theo hình thức khép kín từ nguyên liệu đến đầu ra và không có sự chia sẻ nguồn nguyên liệu sản xuất với công ty nội. Trong khi đó, doanh nghiệp nội lại không thể đầu tƣ sản xuất nguyên phụ liệu sản xuất vì không có khả năng về vốn [33].
Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa
Với VEFTA , hàng hóa của EU sẽ vào Việt Nam dễ dàng hơn và giảm giá mạnh do không phải chịu thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nƣớc tại thị trƣờng nội địa sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có những ngành phải thu hẹp sản xuất do không cạnh tranh đƣợc. Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trƣờng cũng nhƣ khả năng tận dụng các FTA.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới
EU là thị trƣờng truyền thống và tiềm năng của hàng dệt may Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may những năm gần đây của EU vào khoảng 180 tỷ USD. Đặc điểm của thị trƣờng này với nhiều thị trƣờng ngách, nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lƣợng cao. Do đó, thị trƣờng EU rất phù hợp năng lực sản xuất và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ Trung Quốc do chế độ hạn ngạch mà EU áp dụng đối với hàng dệt may Trung Quốc đƣợc xóa bỏ. So với Việt Nam, hàng dệt may Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động đƣợc nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại chủng loại hàng hoá, trong khi Viê ̣t Nam chỉ có thế ma ̣nh về hàng may mă ̣c cấp thấp và trung . Ngoài ra Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka với nguồn nhân công dồi dào và chi phí lao động cạnh tranh.
Các rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường với các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, nhãn sinh thái, bảo vệ môi trường…
Bởi vì, để đƣợc nhập khẩu vào EU, sản phẩm dệt may Việt Nam phải tuân thủ một loạt quy định về quy chuẩn cũng nhƣ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sản phẩm, dán nhãn hƣớng dẫn sử dụng và nƣớc xuất xứ, sử dụng hóa chất, tên xơ dệt và nhãn thành phần xơ dệt, bao bì và chất thải từ bao bì, thiết kế, thiết bị bảo hộ... một cách nghiêm ngặt.
Mặt khác, sự khác biệt giữa hai hệ thống quản lý quy chuẩn và tiêu chuẩn giữa Việt Nam và các nƣớc EU cũng là khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong nƣớc đang phải đối mặt. Các chuyên gia cũng cảnh báo về năng lực kiểm định sản phẩm dệt may của các tổ chức trong nƣớc không đáp ứng các quy định về quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật(TBT).
Năng suất lao động trong ngành còn thấp
Hoạt động đào tạo, cải thiện và nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp dệt may đã đƣợc quan tâm, chú trong nhiều hơn nhƣng năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp so với các nƣớc trong khu vực. Cụ thể, năng suất lao động trung bình của ngành dệt may chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông, 1/4 so với Trung Quốc, 1/8 so với Hàn Quốc. Tính riêng với ngành dệt thì chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan. Đây là thách thức không nhỏ doanh nghiệp vì chúng ảnh
hƣởng trực tiếp đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm khi sức ép về chi phí nhân công ngày càng tăng trong khi năng suất lao động lại không tăng tƣơng ứng. Do đó, yếu tố cạnh tranh của Việt Nam là giá nhân công rẻ đang dần mất đi.
Giá trị gia tăng thấp
Ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu là hoạt động gia công xuất khẩu (trên 90%) và xuất khẩu qua nƣớc thứ 3 và chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may là Cắt và May. Nhìn vào hình 4.2, công đoa ̣n Cắt May ta ̣o ra giá tri ̣ gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá tri ̣ của ngành. Khâu Thiết kế, Marketing và Phân phối sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng cao nhất nhƣng phần lớn các doanh nghiệp dệt may Viê ̣t Nam không đảm nhiê ̣m đƣợc . Vì vậy, giá trị gia tăng của ngành rất thấp với tỉ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5 – 10%. Các doanh nghiệp dệt may còn bị động và yếu kém trong hoạt động thiết kế và xây dựng thƣơng hiệu. Nguyên nhân là hạn chế về trình độ chuyên môn, nhân lực, thiếu thông tin thị trƣờng về xu hƣớng tiêu dùng của thị trƣờng xuất khẩu.
Hình 4.1. Chuỗi giá tri ̣ hàng dê ̣t may
Khi Hiệp định đƣợc thực thi, VEFTA mang lại nhiều cơ hội về thị trƣờng, ƣu đãi thuế quan và cơ hội đầu tƣ nhƣng cũng đặt ra không ít thách thức lớn cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Các doanh nghiệp, hiệp hội và các Bộ, ngành cần nhận biết đƣợc những cơ hội và thách thức mà Hiệp định này mang lại, từ đó đề xuất định hƣớng phát triển ngành dệt may và những biện pháp hiệu quả để tận dụng đƣợc cơ hội và khắc phục, hạn chế những thách thức đang và sẽ phải đối mặt.
4.2. Mục tiêu phát triển thƣơng mại hàng dệt may của Việt Nam
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đƣợc định hƣớng xuất khẩu, với mục tiêu đến năm 2020 đƣợc đề ra cụ thể trong Quyết định 36/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ [11]. Tuy nhiên, để phù hơ ̣p với xu thế chung của thế giới, Bô ̣ Công thƣơng đã đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dê ̣t may đến năm 2010 tầm nhìn 2030 theo Quyết đi ̣nh số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 [2].
Bảng 4.1. Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nƣớc % 15-16 13-14 9-10 2. Sử dụng lao động 1.000 ngƣời 2.500 3.300 4.400 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500
- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200
- Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 4.500
- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70
Theo bảng trên, sản phẩm may mă ̣c vẫn chiếm phần lớn trong mục tiêu sản xuất của ngành dê ̣t may. Các nguyên phụ liê ̣u nhƣ bông xơ, xơ, sợi tổng hợp, vải các loại đƣơ ̣c đă ̣t mục tiêu tăng trƣởng sản xuất tƣ̀ 3 đến 4 lần so với năm 2015. Tỉ lê ̣ xuất khẩu dê ̣t may so với cả nƣớc đƣợc đi ̣nh hƣớng giảm dần nhƣng tạo ra nhiều viê ̣c làm hơn cho ngƣời lao đô ̣ng, hƣớng tới đáp ứng đƣợc nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng nô ̣i đi ̣a và đi ̣nh hƣớng xuất khẩu các ngành hàng khác có giá trị gia tăng lớn hơn. Tỉ lê ̣ nô ̣i đi ̣a hóa có mục tiêu tăng dần để thúc đẩy sản xuất trong nƣớc và thu hút vốn FDI cho sản xuất nguyên phụ liê ̣u tại Viê ̣t Nam, đồng thời giúp sản phẩm dê ̣t may Viê ̣t Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi về quy tắc xuất xƣ́ trong các FTA mà Viê ̣t Nam tham gia.
4.2.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành dệt may theo hƣớng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu;
- Lấy xuất khẩu làm phƣơng thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trƣờng nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản