Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phƣơng với EU nhƣ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (năm 1995), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000) [37].
Năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 36,8 tỷ đô la, tăng 9% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt gần 28 tỷ đô la và nhập khẩu từ EU đạt gần 9 tỷ đô la, trong đó Việt Nam xuất siêu so với EU. Theo xếp hạng của EU năm 2014, Việt Nam là đối tác nhập khẩu lớn thứ 18 và là đối tác xuất khẩu lớn thứ 44 của EU. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tƣ lớn vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2014, đã có 23 trong số 28 nƣớc EU đầu tƣ vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt trên 37 tỉ USD. EU vẫn là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, EU cũng là đối tác thƣơng mại song phƣơng lớn thứ hai của Việt Nam [30].
3.1.1.1. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU liên tục tăng qua các năm. Giá trị xuất khẩu năm 2013 của Việt Nam tăng gấp 10 lần so với năm 2000, với mức tăng trung bình trên 10%/năm. Tỉ trọng xuất khẩu sang EU dao đô ̣ng tƣ̀ 20 – 30% so với tổng kim nga ̣ch xuất khẩu của Viê ̣t Nam . Tuy nhiên trong 3 năm tƣ̀ 2009 – 2011, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ngƣời dân EU cắt giảm chi tiêu nên xuất khẩu sang EU giảm dƣới mƣ́c 20% và đã tăng trở lại trong vài năm gần đây. EU vẫn
là thị trƣờng xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam . Năm 2013, EU trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Viê ̣t Nam chiếm 21,4%, đƣ́ng thƣ́ hai là Hoa Kỳ.
Bảng 3.1. Xuất khẩu của Viê ̣t Nam sang EU28 Năm Tổng XK của VN
(US$) XK VN – EU (US$) Tỉ trọng XK VN - EU 2000 14482743000 3947082113 27,25% 2001 15029192447 4276819073 28,46% 2002 16706052543 4473282249 26,78% 2003 20149323745 5457170733 27,08% 2004 26485034706 6612734208 24,97% 2005 32447129167 6937308371 21,38% 2006 39826222802 8712557125 21,88% 2007 48561343186 10843772806 22,33% 2008 62685129696 12601328086 20,10% 2009 57096274457 10944674954 19,17% 2010 72236665000 12697571073 17,58% 2011 96905673959 18082385170 18,66% 2012 1.14529E+11 23906150483 20,87% 2013 1.32033E+11 28259204462 21,40%
Nguồn: Tổng hợp từ UN Comtrade
Nhóm 5 mă ̣t hàng xuất khẩu chủ lƣ̣c của Viê ̣t Nam chiếm 82% kim nga ̣ch xuất khẩu sang thi ̣ trƣờng EU . Cụ thể, Viê ̣t Nam xuất khẩu nhiều nhất nhóm hàng máy móc và thiết bị (chiếm 45.8%), trong đó phần lớn là mă ̣t hàng điê ̣n thoa ̣ i các loại và linh kiện điện tử . Kết quả này là sƣ̣ đóng góp lớn của các doanh nghiê ̣p FDI trong lĩnh vƣ̣c điê ̣n , điê ̣n tƣ̉ và chế tạo nhƣ Samsung, Microsoft… đã đầu tƣ nhiều nhà máy sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam . Tiếp đó là các mă ̣t hàng thuô ̣c nhóm giày dép và dệt may lần lƣợt chiếm tỉ tro ̣ng 12,5% và 11,4%.
Bảng 3.2. Nhóm 5 mặt hàng của Việt Nam đƣợc xuất khẩu nhiều nhất vào EU năm 2014
Sản phẩm Trị giá Tỉ trọng
Theo phân loại HS Triệu euro %
Máy móc và thiết bị 10114 45,8
Giày, dép, mũ và các vật đội đầu khác 2754 12,5
Dệt và sản phẩm dệt may 2522 11,4
Sản phẩm từ thực vật 1703 7,7
Các sản phẩm chế tạo hỗn hợp 1023 4,6
Nguồn: Eurostate 2015
3.1.1.2. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu từ EU tăng tỉ lệ thuận với xuất khẩu với mức tăng trung bình trên 10%/năm. Tỉ trọng nhập khẩu từ EU so với tổng kim ngach nhâ ̣p khẩu của Viê ̣t Nam dao đô ̣ng tƣ̀ 5 – 10% qua các năm và có xu hƣớng giảm dần trong vài năm gần đây.
Bảng 3.3. Nhâ ̣p khẩu của Viê ̣t Nam tƣ̀ EU28
Năm Tổng NK của VN (US$) NK VN - EU (US$) Tỉ trọng NK VN - EU
2000 15,636,528,000 1,186,593,894 7.59% 2001 16,217,930,602 1,654,878,780 10.20% 2002 19,745,553,636 1,800,264,733 9.12% 2003 25,255,777,876 2,372,726,892 9.39% 2004 31,968,819,728 2,810,564,287 8.79% 2005 36,761,116,336 2,353,736,914 6.40% 2006 44,891,115,726 2,993,217,722 6.67% 2007 62,764,687,710 4,935,627,109 7.86% 2008 80,713,829,087 4,939,380,186 6.12%
2009 69,948,810,000 5,256,655,273 7.52%
2010 84,838,552,670 6,189,664,548 7.30%
2011 106,749,853,535 7,224,619,202 6.77%
2012 113,780,430,859 6,892,035,956 6.06%
2013 132,032,531,179 7,680,362,161 5.82%
Nguồn: Tổng hợp từ UN Comtrade
Nhóm 5 mă ̣t hàng nhâ ̣p khẩu chính tƣ̀ EU chiếm gần 70% kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu ta ̣i thi ̣ trƣờng này năm 2014. Trong đó, nhóm hàng máy móc và thiết bị đứng đầu trong kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu tƣ̀ EU vào Viê ̣t Nam với tỉ tro ̣ng 26,8%. Đây là nhóm hàng phục vụ tiêu dùng và là nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiê ̣p chế xuất. Tiếp theo là các sản phẩm thuô ̣c nhóm hóa chất (18,4%), thiết bi ̣ vâ ̣n tải (11,8%), thƣ̣c phẩm và thuốc lá (6,6%), kim loa ̣i cơ bản (5,5%).
Bảng 3.4. Nhóm 5 mặt hàng đƣợc nhập khẩu từ EU nhiều nhất năm 2014
Sản phẩm Trị giá Tỉ trọng
Theo phân loại HS Triệu Euro %
Máy móc và thiết bị 1658 26.8
Sản phẩm hoá chất hoặc các ngành công nghiệp liên kết 1137 18.4
Thiết bị vận tải 731 11.8
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 409 6.6
Kim loại cơ bản và các sản phẩm 342 5.5
Nguồn: Eurostate 2015
3.1.1.3. Cán cân thương mại giữa EU và Việt Nam
Các số liệu về nhóm mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực giữa Việt Nam và EU nêu trên cho thấy tính bổ sung giữa hàng hóa xuất khẩu của hai nền kinh tế mà ít có sự cạnh tranh nhau. Hình 3.1 cho thấy, cán cân thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và EU liên tục tăng qua các năm , chỉ giảm trong giai đoạn
2008 – 2009 do tác đô ̣ng xấu của khủng hoả ng kinh tế thế giới , và đã tăng nhanh trong vài năm gần đây.
Hình 3.1. Cán cân thƣơng mại Việt Nam - EU28
Nguồn: Tổng hợp từ UNComtrade
Việt Nam luôn xuất siêu sang EU với thă ̣ng dƣ thƣơng ma ̣i lớn . Điều này cũng thể hiện cơ hội thƣơng mại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trƣờng EU. Đây vẫn là thi ̣ trƣờng xuất khẩu còn nhiều tiềm năng mà Viê ̣t Nam chƣa khai thác hết.
Ngoài quan hệ thƣơng mại trực tiếp nói trên, các doanh nghiệp EU còn tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam thông qua nƣớc thứ ba nhƣ Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hiện nay có gần 1000 chi nhánh thƣơng nhân, văn phòng đại diện thƣơng mại thƣờng trú của các doanh nghiệp EU hoạt động tại Việt Nam, trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, phân phối, xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ…