Trong nghiên cứu này, các đánh giá tác động định lƣợng của VEFTA tới thƣơng mại dệt may Việt Nam đƣợc tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn (gravity model).
2.3.2.1. Xây dựng mô hình lực hấp dẫn
Mô hình trọng lực hấp dẫn là mô hình kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng để giải thích mức độ giao thƣơng hàng hóa giữa 2 quốc gia và rộng hơn là mức độ giao thƣơng của 1 quốc gia với các nƣớc khác. Mô hình này dựa trên lý thuyết về lực hấp dẫn của Newton. Mô hình này cho rằng mức độ giao thƣơng hàng hóa giữa 2 quốc gia phụ thuộc vào quy mô tƣơng đối của nền kinh tế của 2 quốc gia đó (thƣờng đƣợc đánh giá bằng chỉ số GDP) và tỷ lệ nghịch với các chi phí chuyển giao (transaction costs) giữa 2 quốc gia. Chi phí này thƣờng đƣợc ƣớc tính dựa trên khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia tính thêm các yếu tố khác (tình trạng tàu cảng, tình trạng cấm vận v.v..). Lý thuyết này tƣơng hợp với giả định rằng chi phí thƣơng mại tỷ lệ thuận với khoảng cách giao thƣơng; đất nƣớc không có cảng sẽ có chi phí giao thƣơng cao trong khi chi phí này giữa 2 nƣớc láng giềng thì sẽ thấp hơn. Các đặc điểm này sẽ đƣợc lƣợng hóa bởi các tham số [3].
Mô hình trọng lực hấp dẫn đầu tiên đƣợc đƣa ra bởi Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) [21]. Đây là mô hình với hai yếu tố chính ảnh hƣởng tới dòng chảy thƣơng mại giữa hai nƣớc là quy mô kinh tế và khoảng cách địa lý. Các mô hình lý thuyết cơ bản cho dòng chảy thƣơng mại giữa hai quốc gia có công thức nhƣ sau:
Mij = G. YiYj/Dij
Trong đó:
- Mij là giá trị thƣơng mại giữa nƣớc i và nƣớc j
- Yi là quy mô kinh tế của nƣớc i (thƣờng sử dụng GDP, GNP) - Yj là quy mô kinh tế của nƣớc j (thƣờng sử dụng GDP, GNP) - Dij là khoảng cách giữa nƣớc j và j
Nhƣng sau đó luận điểm về mô hình này đã bị chỉ trích là thiếu nền tảng lập luận về lý thuyết. Đây là mặt hạn chế của mô hình. Linneman (1966) sau đó đã là ngƣời đầu tiên cố gắng xây dựng mô hình với khung lý thuyết hoàn chỉnh hơn dựa trên lý thuyết của mô hình cân bằng từng phần cho cung và cầu hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhiều nhà nghiên cứu khác sau đó đã phát triển xa hơn mô hình của Linnerman và đƣa ra mô hình hoàn chỉnh [3].
Các nhà nghiên cứu sau này đã phát triển mô hình hoàn thiện hơn và nhiều biến khác đƣợc thêm vào mô hình nhƣ:
- Tỉ giá hối đoái
- Sự khác biệt về văn hóa - Thể chế
- Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Hiệp định thƣơng mại ƣu đãi (PTA)
…
Mô hình lực hấp dẫn đã đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong kinh tế quốc tế (ví dụ: Poyhonen 1963; Linnemann 1966; Anderson 1979; Bergstrand 1985; Bayoumi và Eichengreen 1995; Deardorff 1998; Mauro 2000; Aderson và van Wincoop 2003; Rose năm 2004; Subramanian và Wei 2007; Tomz và cộng sự năm 2007; Urata và Okabe 2007; Helpman và cộng sự năm 2008; Eicher và Henn 2011; Phạm Thị Hồng Hạnh 2011, và Medvedev 2012, v.v…) [3].
Trong đánh giá tác động của FTA đến thƣơng mại song phƣơng, mô hình lực hấp dẫn đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau. Hoàng Chí Cƣơng (2014) áp dụng mô hình lực hấp dẫn sử dụng ƣớc lƣợng Hausman-Taylor (1981) cho phân tích thực nghiệm. Trong khi đó, Đỗ Thái Trị lại sử dụng ƣớc lƣợng Krugman và Maurice (2005) bổ sung các biến tài chính, tỉ giá hối đoái, lịch sử và dân số so với mô hình gốc ban đầu. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) sử dụng ƣớc lƣợng Frankel và Rose (1986) với các biến giả
đƣợc đƣa thêm vào mô hình gồm các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình gồm GDP, GDP bình quân đầu ngƣời, khoảng cách địa lý và biến giả ASEAN.
Dựa trên những lý thuyết của chƣơng 1 và mô hình lực hấp dẫn chuẩn, nghiên cứu này đã chọn ra mô hình lực hấp dẫn có bổ sung thêm các biến GDP bình quân đầu ngƣời và thuế nhập khẩu để đánh giá các tác động tới luồng thƣơng mại ngành dệt may nhƣ sau:
Phương trình lực hấp dẫn xuất khẩu:
𝑬𝒙𝒌𝑽𝒊𝒋 = 𝑨 × 𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕𝜶𝟏 × 𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕𝜶𝟐 × 𝑷𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕𝜶𝟑× 𝑷𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕𝜶𝟒× 𝑫𝑰𝑺𝑽𝒋𝜶𝟓 × (𝟏 + 𝑻𝒋𝒕)𝜶𝟔× 𝒆𝑽𝒋𝒕𝜇𝑉𝑗𝑡 (1) Phương trình lực hấp dẫn nhập khẩu: 𝑰𝒎𝒌𝑽𝒊𝒋 = 𝑩 × 𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕𝜷𝟏 × 𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕𝜷𝟐 × 𝑷𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕𝜷𝟑 × 𝑷𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕𝜷𝟒× 𝑫𝑰𝑺𝑽𝒋𝜷𝟓× (𝟏 + 𝑻𝑽𝒕)𝜷𝟔× 𝒆𝑽𝒋𝒕𝜑𝑉𝑗𝑡 (2) Trong đó:
𝐸𝑥𝑘𝑉𝑖𝑗: là kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sang nƣớc j trong năm t; k nhận các giá trị từ HS50 đến HS63
𝐼𝑚𝑘𝑉𝑖𝑗: là kim ngạch nhập khẩu ngành dệt may từ nƣớc về Việt Nam trong năm t, k nhận các giá trị từ HS50 đến HS63
A, B: là hệ số hấp dẫn/cản trở thƣơng mại giữa Việt Nam và nƣớc j 𝑃𝐺𝐷𝑃𝑗𝑡 : là GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc j tại năm t
𝑃𝐺𝐷𝑃𝑉𝑡: là GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam tại năm t 𝐷𝐼𝑆𝑉𝑗: là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nƣớc j
𝑇𝑗𝑡; 𝑇𝑉𝑡: là mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam sang nƣớc j và từ nƣớc j sang Việt Nam (mức thuế MFN)
𝛼′𝑠; 𝛽′𝑠: là các hệ số thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình
Lấy logarit hai vế của phƣơng trình (1) và (2) đƣa về dạng tuyến tính để ƣớc lƣợng ta có: 𝒍𝒏𝑬𝒙𝒌𝑽𝒊𝒋 = 𝜶𝟎+ 𝜶𝟏𝒍𝒏𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕 + 𝜶𝟐𝒍𝒏𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕+ 𝜶𝟑𝒍𝒏𝑷𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕 + 𝜶𝟒𝒍𝒏𝑷𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕+ 𝜶𝟓𝒍𝒏𝑫𝑰𝑺𝑽𝒋+ 𝜶𝟔𝒍𝒏(𝟏 + 𝑻𝒋𝒕) + 𝝁𝑽𝒋𝒕 (3) 𝒍𝒏𝑰𝒎𝒌𝑽𝒊𝒋 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏𝒍𝒏𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕 + 𝜷𝟐𝒍𝒏𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕 + 𝜷𝟑𝒍𝒏𝑷𝑮𝑫𝑷𝒋𝒕 + 𝜷𝟒𝒍𝒏𝑷𝑮𝑫𝑷𝑽𝒕 + 𝜷𝟓𝒍𝒏𝑫𝑰𝑺𝑽𝒋+ 𝜷𝟔𝒍𝒏(𝟏 + 𝑻𝑽𝒕) + 𝝋𝑽𝒋𝒕 (4)
Phƣơng trình (3) và (4) đƣợc ƣớc lƣợng bằng các mô hình Pool OLS, Fixed effect model (FE) và Random effect model (RE), sau đó dùng kiểm định nhân tƣ̉ Lagrang và Hausman test để chọn ra ƣớc lƣợng tối ƣu nhất.
- Pool OLS: Ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất thô
- FE: Mô hình các ảnh hƣởng cố định, trong đó các hệ số độ dốc là hằng số nhƣng tung độ gốc thay đổi theo các quốc gia.
- RE: Mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên, các hệ số thay đổi theo thời gian và đơn vị chéo
- Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test – LM: kiểm đi ̣nh sƣ̣ phù hợp của mô hình Random effect
- Hausman test: kiểm định do Hausman xây dựng vào năm 1978 để chọn lựa sự phù hợp giữa mô hình FE và RE
Các hệ số của GDP, PGDP dự kiến mang dấu dƣơng, cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu tăng khi GDP và PGDP tăng. Các hệ số của Dist và T dự kiến mang dấu âm, thể hiện sự cản trở/hấp dẫn thƣơng mại của các biến về khoảng cách và thuế quan.
2.3.2.2. Bảng số liệu
Nghiên cứu thực nghiệm đƣợc phân tích dựa trên bộ dữ liệu bảng theo cặp nƣớc (Việt Nam và 28 nƣớc thành viên của EU) trong giai đoạn 2004 – 2014. Các số liệu đều đƣợc trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy, cụ thể nhƣ sau:
Số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng dệt may theo USD đƣợc lấy từ cơ sở dữ liệu thống kê thƣơng mại hàng hóa của Liên Hiệp quốc (United Nations Commodity Trade (Comtrade) Statistics Database).
Số liệu về GDP và GDP bình quân đầu ngƣời theo USD của các nƣớc đƣợc lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank’s World Development Indicators).
Số liệu về khoảng cách địa lý theo kilomet giữa các nƣớc đƣợc lấy từ Centre d’Etudes Prospectives et d’Informations Internationales (CEPII).
Số liệu về mức thuế MFN lấy từ cơ sở dữ liệu của Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO)
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG DƢ̣ KIẾN CỦA VEFTA ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM