6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.3. Ngôn từ dân dã mà chắt lọc, giản dị mà giàu tính triết lí
Ngôn từ là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm văn học, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Nó đƣợc xem nhƣ yếu tố “hữu hình” nhất vật chất hóa tƣ tƣởng, tình cảm, tài năng của tác giả trong tác phẩm. "Từ pháp" và "cú pháp" chính là những yếu tố trực tiếp nhất tạo nên giọng điệu một thi phẩm, một nhà thơ.
Nguyễn Duy tâm sự: "Với tôi, làm thơ là sự góp nhặt ngôn ngữ đời thường bởi vì một trong những tiêu chuẩn của ngôn ngữ văn học là phải tự nhiên (75; tr.213]. Từ ngôn ngữ đời thƣờng đến ngôn ngữ thơ ca là cả một quá trình sáng tạo công phu, nghiêm túc (trừ những tài năng thiên phú). Ngôn từ thơ Nguyễn Duy rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày nhƣng đƣợc mài giũa, chắt lọc, mang màu sắc triết lí và giá trị biểu cảm cao.
Làm nên chất giọng ru vỗ ngọt ngào, giọng tâm tình, đằm thắm, Nguyễn Duy sử dụng nhiều cách nói, lối nói quen thuộc trong thơ ca dân gian. Điều này ít nhiều đã đƣợc chúng tôi đề cập đến ở phần trên. Việc "thơ hóa" ngôn ngữ đời thƣờng trong thơ ông là một kiểu "nôm hiện đại", nó phản ánh sự vận động của ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống. Các từ hô gọi: em ơi, ai ơi, người ơi, tre ơi, lúa ơi...; những thán từ: chao, ơ hay, ơ kìa, ối giời ơi...;
những từ tình thái: à, ư, nhỉ...; những từ đƣa đẩy: là thế đấy, đã đành, gọi là..., hoặc có khi nguyên vẹn những đối thoại đời thƣờng: "Răng mà khóc, con ơi" (Bà mẹ Triệu Phong), "Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng/ăn hết nhiều ở hết bao nhiêu" (Ông già Nam Bộ)... góp phần đắc dụng thay đổi, mở rộng quan niệm về tính thơ, chất thơ. Ngoài ra, việc sử dụng những phƣơng ngữ đúng chỗ cũng đem đến cho thơ Nguyễn Duy khả năng biểu hiện cảm xúc đặc biệt. Đây là phƣơng ngữ của một bà mẹ quê khi đón những ngƣời con chiến sĩ:
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm bà mẹ đón tôi trong gió đêm
nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ.
(Hơi ấm ổ rơm).
"Mê" tức là nhiều, rất nhiều, cơ man. Lối nói này chỉ có ở một số địa phƣơng đồng bằng Bắc bộ. Chỉ một từ mà lột tả đƣợc thật chính xác cái xởi lởi ân tình, cái mộc mạc quê mùa của ngƣời phụ nữ quê kiểng, nghèo khó, hậu tình.
Trên hành trình "Về làng", chứng kiến tình trạng làng quê trì trệ, ngƣng đọng, ngƣời con không khỏi chua xót, ngậm ngùi. Ấy vậy mà ngƣời cha vẫn một thái độ lạc quan: "Không răng... cha vẫn cười khì" (Về làng). Năm lần đáp lại, ngƣời cha vẫn chỉ một câu đó. Đó là tinh thần lạc quan khỏe khoắn của ngƣời dân lao động - một tinh thần đậm chất dân gian ("Chớ than phận khó ai ơi/Còn da lông mọc còn chồi nảy cây" - Ca dao).
Vốn là ngƣời lính, thơ Nguyễn Duy cũng sử dụng lớp từ ngữ mang đậm chất "lính" trẻ trung, tếu táo, tinh nghịch: "Khoái nào bằng phút ngả lưng"
(Bầu trời vuông), "Bỗng nghe nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau" (Tiếng chim sau trận bom B.52), "Ở đây có những người con/mang theo cái nõn nòn non lên rừng" (Người con trai). Lớp ngôn từ sinh hoạt thô tháp, góc cạnh qua
tay nhà thơ tài hoa đã phát lộ một vẻ đẹp khoẻ khoắn, sống động khiến ngƣời đọc hứng thú với cái mĩ học của đời thƣờng. Nhờ nó mà ta cảm nhận đƣợc chất thi vị ở những chỗ tƣởng cạn kiệt tính thơ nhƣ một "mái tăng" lại thành
"bầu trời vuông" (Bầu trời vuông), nhƣ cái "cành cong tí tách rơi từng giọt trăng" (Võng trăng)... Ngôn từ và hình ảnh thơ khoáng đạt, nên thơ, tƣơi sáng nhƣng không lộ bàn tay đẽo gọt cầu kỳ, trau chuốt mà tự nhiên nhƣ cái đẹp của cuộc sống thƣờng ngày.
Giọng chất vấn, hoài nghi trong thơ Nguyễn Duy có sự đóng góp quan trọng của lớp từ mang tính thông tấn thời sự và đặc biệt là tần suất các từ mang sắc thái nghi vấn, cảm thán. Đây là sự chất vấn của nhà thơ về thực trạng đói nghèo, lạc hậu, đầy những tiêu cực đang diễn ra ở nhiều nơi: "Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?", "Xứ sở nhân tình/sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu", "Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma", "Xứ sở linh thiêng/sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác", "Xứ sở thông minh/sao thật lắm trẻ con thất học", "Xứ sở thật thà /sao thật lắm thứ điếm", "Xứ sở cần cù sao thật lắm Lãn Ông", "Xứ sở bao dung/sao thật lắm thần dân lìa xứ", "Xứ sở kỉ cương/sao thật lắm thứ vua"... (Nhìn từ xa... Tổ quốc). Câu hỏi chất vấn sự ngƣng đọng, trì trệ của cuộc sống làng quê thời hậu chiến: "Suốt đời làm lụng sao không có gì", "Máu và nước mắt sao không có gì" (Về làng) làm cho mỗi câu thơ của Nguyễn Duy vừa nhƣ một lời tự vấn vừa xoáy sâu vào trái tim ngƣời đọc, gợn lên bao nỗi niềm suy tƣ, trăn trở.
Càng về sau, Nguyễn Duy càng tích cực đƣa thơ về gần đời sống với kiểu ngôn ngữ bụi bặm phố phƣờng. Nó tiêu biểu cho lối ăn nói của thị dân, đặc biệt phù hợp với giọng ghẹo đùa hóm hỉnh, hài hƣớc.
Nếu ở giai đoạn sáng tác đầu, nhà thơ tuyên ngôn: “là ta ta hát bằng lời của ta” (Khúc dân ca), tức bằng phong cách ngôn ngữ thôn quê thì nay "lời của ta" chính là thứ "nôm hiện đại" đậm chất phố phƣờng thời kinh tế mở cửa:
Ngày một gần nhau thơ và bóng đá
thẳng và nhanh bớt bay bướm bườm rườm bớt dông dài để thêm hiệu quả
không ngại ngùng va chạm chấn thương.
Lời ca tiếng hát, những âm điệu du dƣơng, ngọt ngào đã bị phá vỡ khi va chạm với hiện thực mới:
Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đẩy mà chi những lời ngọt lạt ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên…
(Đánh thức tiềm lực).
Thực ra, sự thay đổi ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy cũng nằm trong bƣớc vận động chung của văn học Việt Nam sau 1975. Lê Lƣu Oanh trong chuyên luận về thơ đã chỉ rõ: “Câu thơ mang xu hướng văn xuôi thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ trần thuật khách quan, không nói bằng những từ miêu tả trạng thái biểu cảm mà bằng những lời thông thường ít ẩn dụ, ít chuyển nghĩa, từ trung tính, ít ước lệ, pha trộn ngôn ngữ nói và viết(…). Lớp từ sinh hoạt đời thường xuất hiện nhiều, góp phần phá bỏ tính trang nhã, ước lệ, bộc lộ một cái nhìn hiện thực đối với đời sống”[40; tr.136]. Nó cũng cho thấy sự thay đổi về giọng điệu thơ: "Chất ru vỗ ngọt ngào đầy nhạc trước năm 1975 đã được thay bằng một giọng khác, lý trí hơn, thô ráp hơn và chói gắt, “trục trặc” hơn” [39;tr.889].
Rất dễ tìm thấy trong thơ Nguyễn Duy ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ. Bằng "giọng ghẹo được pha thêm chút bụi" (Chu Văn Sơn), nhà thơ đặt lại quan niệm về chất thơ, về ngôn ngữ thơ. Đó là thứ ngôn từ "dính bụi", lối nói tắt rất phổ biến trong sinh hoạt đô thị thời nay: "Sọ dừa gặp vấn đề trì trệ", "Mắt vấn đề toét tai vấn đề ù" (Kim mộc thủy hỏa thổ), "Mình vô tư với ta đi/vô tư nhau chả cần chi nhiều lời" (Vô tư)... Nhiều ngƣời không dễ gì chấp nhận ngay "lối ghẹo" này, bởi "nó khác nào đang xúc phạm những thị hiếu hàn lâm, xúc phạm thứ ngôn từ đóng hộp trong những quy chuẩn xơ cứng" [50]. Thế nhƣng, đấy chính là một cách để Nguyễn Duy
thổi một luồng sinh khí mới để làm mới cho thơ ca của mình. Hãy xem nhà thơ viết Cơm bụi ca:
Xa nhau cực nhớ cực thèm ai về Hà Nội gửi em đôi nhời cô đầu thời các cụ chơi ta đây cơm bụi bia hơi lè phè Cực kì gốc sấu bóng me
cực ngon cực nhẹ cực nhòe em ơi...
"Cực" tƣơng đƣơng với "rất" trong ngôn ngữ hàn lâm nhƣng rõ ràng sắc thái biểu cảm mạnh hơn rất nhiều. Nếu đƣa từ "rất" vào sẽ làm giảm đi chất giọng “bụi ca” của bài thơ. Nó dƣờng nhƣ thích hợp nhất với không khí của các món khoái khẩu mà hợp túi tiền dân nhậu: tiết canh, bún, cháo lòng, thịt cầy... Nhƣng nếu chỉ dừng lại ở đó thì thơ Nguyễn Duy chƣa thể chinh phục đƣợc trái tim bạn đọc. Nhiều ngƣời sẽ lắc đầu: thơ gì mà nhƣ "vè" quảng cáo hàng ăn. Vậy nên nhà thơ chuyển giọng:
Đừng chê anh khoái bụi đời
bụi dân sinh đấy bụi người đấy em xin nghe anh nói cực nghiêm
linh hồn cát bụi ở miền trong veo...
(Cơm bụi ca)
Nhƣ vậy, cái đọng lại cuối cùng đâu phải là chuyện ăn uống thƣờng tình, "nó là chuyện cốt cách, lối sống, là tấm lòng của nhà thơ trước cuộc đời, có cái vô tư, xô bồ mà vẫn chân tình, sâu sắc" [1;tr.80]. Rõ ràng ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy giản dị, tự nhiên mà giàu tính triết lí và có giá trị thẩm mĩ cao.
Có khi, Nguyễn Duy "nhại" rất tài những cách nói "tu từ", phi chuẩn mực hàn lâm nhƣng rất đƣợc ngƣời thời nay ƣa chuộng:
mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi chân mây hơi bị cuối trời em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu.
(Chạnh lòng)
Biến nghĩa bị động tiêu cực thành nghĩa bị động tích cực là "chiêu thức" tạo sắc màu hài hƣớc rất hợp với giọng ghẹo trong thơ ông. Cùng với thứ ngôn ngữ “bụi”, Nguyễn Duy sáng tạo nhiều hình ảnh “bụi”. Không phải ngẫu nhiên mà thơ ông lại xuất hiện nhiều “bụi” đến thế: cơm bụi, cát bụi, bụi linh hồn, bụi thần thánh, bụi người… Ông cũng không ngại đƣa vào thơ cả những từ thông tục, những tiếng nói ở vỉa hè: "Loài thánh ngoẻo từ lâu rồi"(Thắp nhang và khấn), "Đếch tiên nga đâu, đếch Thượng Đế đâu" (Mirage)…
Cái xô bồ hỗn tạp của kinh tế thị trƣờng chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống và cũng in dấu ấn của nó vào thơ ca. Sự "nhại giọng", "nhại ngôn ngữ" tự nó biểu đạt cái nhìn phê phán của nhà thơ trƣớc những dung tục, vụ lợi đang lan tràn: từ chuyện buôn bán nơi phố chợ: ("mùi quý phái dan díu mùi lam lũ ô nhiễm", "bài ca gà hợp xướng vịt giao hưởng nồi chảo", "hàng mã siêu nhiên tiền âm ti tín phiếu siêu ngoại tệ"... - Liền anh đi chợ), đến cả chuyện tình cảm, đời sống tinh thần của con ngƣời: "Ta đầu tư cuộc tình không dự án không luận chứng/giật gấu vá vai không biên lai không hoá đơn… (Giọt trời), " Một mùa em lạnh toát rắn lột/vảy tróc da vết tình ái nhàu nhèo" (Vết thời gian)... Thủ pháp "đánh tráo" chức năng từ loại kết hợp các phạm trù đối lập với "những trái khoáy ngang phè, những nghịch phách tương phản" [38] tạo hiệu ứng trào lộng rất mạnh. Tuy nhiên, cũng có ngƣời cảm thấy khó chịu, cho rằng "rất khó nhuyễn, khó thơ, khó thở" [45].
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy sử dụng nhiều cơ chế láy. Nhà thơ đã khai thác triệt để tính chất tƣợng hình và tƣợng thanh của loại từ này để thể hiện tƣ tƣởng, cảm xúc. Gắn với chất giọng ru vỗ ngọt ngào, tình tứ, thiết tha, tác giả
chủ yếu dùng thủ pháp láy đôi tạo sự cân xứng, hài hòa, nhịp nhàng, uyển chuyển. Có điều, do gắn với cảm quan "thảo dân" của thi sĩ và cũng bắt nguồn từ cảm hứng về vẻ đẹp bình dị nên các từ láy cũng nghiêng về biểu hiện cái nhỏ bé, chắt chiu: xơ xác, gầy gò (Hơi ấm ổ rơm), gầy guộc, mong manh, kham khổ (Tre Việt Nam), lấm láp, rối ren (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa), co ro, phì phọp, phờ phạc, thập thò, xào xạc (Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh)...
Những từ láy mang đậm chất bụi bặm dân gian rất phù hợp với giọng ghẹo bỡn cợt, hài hƣớc. Trong một bài thơ tự trào, thủ pháp láy đã tạo đƣợc hiệu quả nghệ thuật đặc biệt:
Trời xúi kẻ làm thơ đi làm báo
cũng trâu bò cũng láo nháo cũng lăng xăng cũng tí toách những tấm hình đen trắng xoay trở nồi cơm nhuận bút nhì nhằng.
(Nợ nhuận bút)
Cơ chế láy ba, láy tƣ xuất hiện khá nhiều: tứng từng tưng, tửng từng tưng (Cung văn), xỉnh xình xinh (Kiêng), ngấp nga ngấp ngoáng (Gặp ma),
phấp pha phấp phới (Đỏ), xất bất xang bang (Vợ ốm) thất tha thất thểu, kẽo cà kẽo kẹt (Xin đừng buồn em nhé)..., nó là bằng chứng về một tƣ duy ngôn ngữ thông minh, một nhãn quan thơ dân chủ. Có khi Nguyễn Duy cho bạn đọc thấy thơ nhƣ một trò chơi:
Hớ hênh hau háu hao hao
hung hăng hừng hực hồng hào hân hoan ho he hó hé huênh hoang
hằm hằm hì hục huy hoàng hả hê...
(Thử chơi xem sao)
Có khi là một sự "thể nghiệm" tân kì:
chachacha tuyt tănggô vanxơ lơtơmơ
khớp ngựa ô sàn nhảy lên giường xuống đường ra chợ... (Khiêu vũ)
Với những bài thơ nhƣ thế, "người đọc có cảm giác như Nguyễn Duy đang hồn nhiên chơi trò ghép chữ, lại vừa nhận thấy đây là sự thể nghiệm công phu của nhà thơ, cứ như ông đang xáo tung cả kho ngôn ngữ lên, sắp xếp lại theo ngẫu hứng của mình để tạo nên những tiếng vang bên trong chữ" [66;tr.90].
Về cơ bản, ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy chƣa bị đẩy đến mức cực đoan, “hũ nút”. Chính cái cốt lõi "thảo dân” đã giữ cho thơ luôn ở gần hiện thực, gần đại chúng. Bởi vì, ẩn sau ngôn ngữ “góp nhặt từ quán cóc, vỉa hè, từ các hàng cơm bụi bình dân là những vấn đề nhìn nhận con người, cuộc sống mang ý nghĩa triết lý nhân sinh lớn lao” [75;tr.208]
Trên đây, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu một số phƣơng thức cơ bản để tạo giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy, trong đó đặc biệt chú ý đến việc nhà thơ sử dụng rộng rãi chất liệu của thơ ca dân gian, sử dụng điêu luyện thể thơ lục bát truyền thồng và "thơ hóa" ngôn ngữ đời thƣờng. Tất nhiên, giọng điệu còn chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố khác nhƣ nhịp điệu, cấu trúc cú pháp, cách gieo vần... Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chƣa có điều kiện khảo sát tất cả, hi vọng sẽ có dịp trở lại để tiếp tục bổ sung cho đầy đủ hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Theo sát hành trình thơ Nguyễn Duy suốt chặng đƣờng dài mấy chục năm qua, giới nghiên cứu có chung đánh giá về những thành tựu đáng ghi nhận mà nhà thơ đã cống hiến cho nền văn học nƣớc nhà. Bằng tài năng và tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, ông đã để lại 13 tập thơ với ba giải thƣởng lớn ở cả hai thời chiến tranh và hòa bình. Nguyễn Duy đã trở thành một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ, đồng thời cũng thuộc hàng ngũ các nhà thơ tiên phong thời kì đổi mới, góp phần quan trọng đổi mới thi pháp của thơ, tạo dấu nối giữa thơ hậu chiến và thơ đƣơng đại. Độc giả yêu thích thơ Nguyễn Duy "trước hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua" [25].
2. Nguyễn Duy là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật độc đáo, đã tạo đƣợc cho mình dấu ấn về giọng điệu thơ. Từ những năm đất nƣớc còn kháng chiến, thơ ông đã bộc lộ một sắc giọng điệu khá riêng trong dòng thơ sử thi đƣơng thời. Trở về cuộc sống hòa bình, thơ Nguyễn Duy cũng có sự chuyển động thích hợp với dòng chảy nhân sinh - thế sự, nắm bắt đƣợc những sắc thái đa dạng trong đời sống xã hội để thơ không lạc hậu với thời cuộc. Có nhà nghiên cứu nhận xét rất xác đáng rằng: "Đọc thơ Nguyễn Duy, người ta dễ bị cái nhịp điệu mượt mà, uyển chuyển như dòng nước trong xanh tưới mát ru tình. Kì thật, thơ Nguyễn Duy là dòng nước cuộn chảy trong nhịp điệu của dòng sông Mã quê hương anh. Mùa nắng nó trong xanh êm ả, mùa mưa nó