"Tập" ca dao, lẩy ca dao

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 73 - 76)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. "Tập" ca dao, lẩy ca dao

Trong thơ Nguyễn Duy ta bắt gặp hiện tƣợng "tập" ca dao, lẩy ca dao "khảm" ca dao và thơ một cách tự nhiên và cũng đầy sáng tạo. Rất nhiều trƣờng hợp nhà thơ dùng nguyên vẹn cả câu ca dao nhƣng thổi vào nó một linh hồn mới, tạo nên những ý thơ vừa quen thuộc, vừa mới lạ: "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương" (Ngồi buồn nhớ mẹ

ta xưa), "Con cò bay lả bay la" (Lời ru con cò biển), "Không trầu mà cũng

chẳng cau/làm sao cho đỏ môi nhau thì làm" (Được yêu như thể ca dao)..., hay nhƣ: "Con cò bay lả bay la/theo câu quan họ bay ra chiến trường" (Khúc

dân ca). Rõ ràng, đây là thế giới hình ảnh của ca dao nhƣng hơi thở, sức sống là của thời hiện đại. Câu hát dân gian xƣa đã mang trong mình một trách

nhiệm mới, một ý nghĩa mới, vƣợt ra khỏi phạm vi của không gian thôn quê tĩnh lặng, yên bình để đến với đời sống chiến đấu hào hùng của toàn dân tộc.

Cũng là hình thức “tập” ca dao, có khi Nguyễn Duy dùng ca dao làm đề từ cho bài thơ. Thậm chí, thi sĩ còn chọn hai câu ca dao hồn nhiên, phóng khoáng làm đề từ cho cả tập thơ lục bát của mình:

Đi chơi gặp vịt cũng lùa

Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu

Sáng tạo của Nguyễn Duy là ở chỗ từ câu ca dao đề từ, nhà thơ tạo ra tứ thơ mới. Trong bài thơ Đàn bầu, nhà thơ dùng câu ca dao "Đàn bầu ai gảy thì nghe/Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu" làm lời đề từ. Thế nhƣng, "người con gái vùng quê" trong thơ ông không chỉ không nghe theo lời khuyên của ông cha mà còn thấm thía: "Tôi mê người lắm người ơi/cái tai thì cạn cuộc đời thì sâu" và cô còn cổ vũ: "Lẩy lên đi hỡi đàn bầu/những tâm tình ở đằng sau tâm tình". Có trƣờng hợp nhà thơ chỉ thay một hoặc hai từ mà diễn tả đƣợc những sắc thái tình cảm mới lạ và đa diện hơn. Chẳng hạn, từ câu ca dao “Con ơi mẹ dặn câu này/Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua” thì vào thơ Nguyễn Duy nó thành một "vế đối" thú vị, bất ngờ. Lời mẹ dặn một đằng, ngƣời con lại hành động theo một nẻo: “Ai xui người trở về đây/mẹ răn vẫn nhớ… xuồng đầy vẫn đi” (Xuồng đầy). Chính điều đó đã tạo nên nét duyên thầm kín của bài thơ mà Nhị Hà nhận thấy: “không có chữ “em” nào vẫn là cô gái trẻ, không có “ta - mình”, bài thơ vẫn là thơ tình”[17]. Hiện tƣợng “phản” ca dao nhƣ trên đã tạo đƣợc hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc, “khiến cho cả ca dao và thơ cùng bay bổng hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn. “Phản” nhưng lại nâng nhau lên, làm rõ nhau hơn trong mạch đời hiện đại đa dạng, đa chiều” [75; tr.204].

Phổ biến hơn cả là việc nhà thơ mƣợn ý của ca dao, trộn lẫn ca dao với thơ mình một cách thuần thục, tài hoa. Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa là một ví dụ. Chất dân gian ở tứ thơ, hình tƣợng thơ, ở khung cảnh hiện thực đã

đem đến cho bài thơ giọng điệu ru vỗ ngọt ngào, cuốn ngƣời đọc đi suốt từ đầu đến cuối thi phẩm. Mở đầu là không khí thiêng liêng, thanh khiết và thành kính:

Bần thần hương huệ thơm đêm

khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn.

Nó dễ làm ngƣời đọc phải lắng lòng trong tâm thế nhập dần vào cõi tâm linh, nối liền quá khứ với hiện tại bằng hoài niệm. Rồi hình ảnh mẹ hiện về vừa chân thực vừa đầy sự trải nghiệm:

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa.

Hơi hƣớng ca dao đƣơng nhiên toát lên ở nhịp điệu quen thuộc của thể lục bát nhƣng rõ nhất là ở những chất liệu điển hình của sân khấu dân gian (yếm đào, nón quai thao), của sinh hoạt đời sống dân quê (tay bí tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu). Âm hƣởng ca dao còn nhƣ đọng lại ở một khung cảnh dân gian không thể lẫn: đêm tháng năm mẹ "trải chiếu" ngoài sân cho con trẻ "nằm đếm sao", bàn tay mẹ ân cần xua nóng, xua muỗi và bắt nhịp "quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm". Đặc biệt, khi nhà thơ lồng ý ca dao vào thơ mình, ta nhận ra cuộc đời tảo tần, lam lũ của ngƣời mẹ nhƣ bao ngƣời phụ nữ dân quê xƣa:

Cái cò... sung chát... đào chua câu ca mẹ hát gió đưa về trời.

Từ các câu ca dao ("Cái cò đậu cọc bờ ao/Ăn sung sung chát ăn đào đào chua", "Gió đưa cây cải về trời/Rau răm ở lại chịu lời đắng cay), Nguyễn Duy đã khéo léo biến cải để khắc họa sinh động hình tƣợng ngƣời mẹ thôn quê tảo tần, hiền dịu, "đắm đuối vì con".

Hiện tƣợng "tập" ca dao, lẩy ca dao xuất hiện khá nhiều trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Ở Nguyễn Duy, nó xuất hiện với tần số cao, thẩm thấu một cách nhuần nhị tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc.

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 73 - 76)