Niềm say đắm, tự hào trƣớc những vẻ đẹp bình dị mà lớn lao và chất

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 28 - 30)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1. Niềm say đắm, tự hào trƣớc những vẻ đẹp bình dị mà lớn lao và chất

giọng ru vỗ ngọt ngào, giọng tâm tình, tha thiết

Đây là nguồn cảm hứng gắn liền với cái tôi yêu thƣơng, tự hào về nhân dân, đất nƣớc, xuất hiện từ giai đoạn sáng tác đầu của Nguyễn Duy (nhà thơ với tƣ cách công dân - chiến sĩ) và còn tiếp tục trong suốt quá trình sáng tạo. Thơ Nguyễn Duy thời chống Mĩ mang rõ âm hƣởng chung của thời đại. Đáp ứng đòi hỏi của cuộc kháng chiến trƣờng kì gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mang đậm khuynh hƣớng sử thi lãng mạn. Đó là cái thời "toàn đất nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt" và "Khi riêng tây, ta thấy mình xấu hổ" (Chế Lan Viên) nên văn học khó chấp nhận tiếng nói cá nhân đơn lẻ. Cố Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh đã khẳng định: "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, viết lên những nhịp đập của trái tim quần cúng và xu thế chung của lịch sử loài người" [23].

Thế hệ nhƣ Nguyễn Duy đều thấy vinh dự đƣợc mang danh hiệu nhà thơ - chiến sĩ. Đấy là thế hệ có ý thức trách nhiệm cao với nhân dân, đất nƣớc, đã tự nguyện nhập cuộc một cách đầy kiêu hãnh: "Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai" (Bằng Việt), "Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc/Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc" (Thanh Thảo). Hình ảnh cả một thế hệ "xanh màu áo lính", "điệp trùng áo lính" (Nguyễn Đức Mậu) đã trở thành hình tƣợng trung tâm và đẹp nhất của thơ ca giai đoạn này.

Trong niềm tự hào bất tận, giọng điệu thơ ca nổi bật âm hƣởng ngợi ca trang trọng, hào hùng. Tuy nhiên, trong "dàn đồng ca" chung ấy, thơ Nguyễn Duy vẫn có nét riêng nhờ cách tiếp cận hiện thực đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo. Nguyễn Duy viết không ít bài về đề tài chiến tranh, về hình tƣợng nhân dân, đất nƣớc; song giọng điệu chủ đạo trong thơ ông không phải là anh hùng ca. Bởi lẽ "cảm hứng để Nguyễn Duy sáng tác không ở việc dựng những tượng đài hoành tráng mà chỉ tập trung khắc họa những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị" [66; tr.38]. Nhà thơ đặc biệt nhạy cảm với những gì "ít ỏi, còm nhom, cọc cằn, đơn lẻ" (Lại Nguyên Ân) và "thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù không tuổi, không tên" (Hoài Thanh). Thực ra, đây cũng là điểm gặp gỡ của rất nhiều các cây bút cùng thế hệ Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm kiến tạo hình tƣợng Đất nƣớc bắt đầu từ những gì gần gũi, quen thuộc: miếng trầu bà ăn, câu chuyện kể của mẹ, cái kèo, cái cột, hạt gạo, gừng cay, muối mặn… Thanh Thảo cũng tìm đến những sự vật nhỏ bé, đơn sơ nhƣ hạt cát, lá cỏ… để dựng thành biểu tƣợng bất diệt, lớn lao. Với Phạm Tiến Duật, ngƣời đọc ấn tƣợng mạnh bởi hình ảnh "xác thực" của ngƣời lính trên những chiếc xe không kính “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”, "Bụi phun tóc trắng như người già", "Không có kính, rồi xe không có đèn/Không có mui xe, thùng xe có xước" (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), hay những

cô thanh niên xung phong "hành quân trong đêm/Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng" (Gửi em, cô thanh niên xung phong). Hình ảnh chân thực đến trần trụi ấy đã trở thành biểu tƣợng ngời sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đây chính là điểm khác biệt đáng kể trong tƣ duy nghệ thuật giữa các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ với những cây bút thuộc các thế hệ cách mạng trƣớc. Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi… ta thƣờng bắt gặp những bức tƣợng đài hoành tráng, kì vĩ về nhân dân, đất nƣớc:

- Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi) - Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi!

Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời.

(Miền Nam - Tố Hữu)

Tuy nhiên, trong phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ, nếu nhƣ thơ Phạm Tiến Duật mang đậm chất tếu táo, tinh nghịch; thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tƣởng, trang nghiêm; thơ Hữu Thỉnh đằm thắm, hồn hậu... thì có thể nói chân thành, nhẹ nhàng, tin yêu trong chất giọng ru vỗ ngọt ngào, tâm tình là nét nổi bật của giọng điệu thơ Nguyễn Duy.

Vẻ đẹp bình dị mà lớn lao của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam đã đƣợc Nguyễn Duy đúc kết trên nhiều ngả đƣờng hiện thực. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy chúng tôi nhận thấy, đó là cái đẹp sâu xa mà bất ngờ trong đời sống chiến tranh, cái đẹp trong cuộc sống đời thƣờng chìm khuất và trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 28 - 30)