Tư tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 25 - 28)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3. Tư tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy

Một nhà văn đích thực khi cầm bút đều tự giác về nghề văn, đều có một lí tƣởng nghệ thuật để mình tôn thờ, theo đuổi. Theo nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thì trong tƣ tƣởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy, triết lí nhân sinh "Ta là dân - vậy thì ta tồn tại" (Nhìn từ xa...Tổ quốc) có ý nghĩa nhƣ một "mẫu gốc". Quan niệm đó không chỉ thể hiện tình cảm máu thịt với nhân dân lao động mà còn là sự lựa chọn hƣớng đi trong nghệ thuật: hòa mình vào nhân dân, cất lên tiếng nói của chính họ. Mà nhân dân - "thập loại chúng sinh" trong thơ Nguyễn Duy hầu hết lam lũ, quê mùa, quanh năm cúi mặt xuống thửa ruộng hoặc những thân phận bé nhỏ bèo bọt chốn thị thành, nếu có là ông vua thì ông vua đó cũng chỉ là "người thợ khổng lồ" - thảo dân đúng nghĩa. Vậy quan niệm của Nguyễn Duy về cái Đẹp nhƣ thế nào? Nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Duy "tìm cái Đẹp ngay trong cái Khổ, chính xác hơn là khắc chế cái Khổ, vượt lên cái Khổ, đó chính là cái Đẹp. Một tư tưởng mĩ học thật khỏe khắn và thực tế - một thứ mĩ học của thảo dân"

[50]. Theo chúng tôi đây là nhận định thuyết phục. Cách Nguyễn Duy triết lí về "cái ấm nồng nàn như lửa/cái mộc mạc lên hương của lúa" trong Hơi ấm ổ rơm và đặc biệt về Tre Việt Nam đã thể hiện rất rõ điều đó:

Ở đâu tre cũng xanh tươi cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu có gì đâu, có gì đâu

(...) vươn mình trong gió tre đu cây kham khổ vẫn hát ru lá cành (Tre Việt Nam)

Bé mọn, bình thƣờng không có nghĩa là không đẹp. Trái lại, Nguyễn Duy tự hào phát hiện và đề cao những cái đẹp bình thƣờng ấy - nhỏ bé vẫn là một giá trị riêng:

Đồi cằn hoa cũng chắt chiu

chắt chiu hoa muốn nói điều chi đây dạ thưa một chút hương này

mồ hôi hoa đấy tháng ngày chắt chiu.

(Hoa chắt chiu)

Ngay chặng đầu cầm bút, Nguyễn Duy đã có khuynh hƣớng tìm về cái Đẹp ở cội nguồn dân tộc. Trong đó, "khúc dân ca" đã trở thành một biểu tƣợng tâm hồn Việt, mộc mạc, bình dị mà bất diệt ("Nghìn năm trên dải đất này.../cũ sao được khúc dân ca quê mình" - Khúc dân ca). Đó chính là bản sắc, là truyền thống văn hóa dân tộc, nơi gặp gỡ của chủ nghĩa ái quốc, nơi thơ Nguyễn Duy đồng điệu với thơ Nguyễn Đình Thi (Bài thơ Hắc Hải, Đất nước), thơ Chế Lan Viên (Con cò)... Mộc mạc, hồn hậu, chân thật và phóng khoáng, đó là cốt cách thôn dân. Và Nguyễn Duy tự hào khẳng định: "Mây trôi bằng gió của trời/là ta ta hát bằng lời của ta" (Khúc dân ca). Câu thơ nhƣ một tuyên ngôn về tƣ cách “thảo dân” đầy khẩu khí ngang tàng, phóng túng.

Với Nguyễn Duy, hành trình đi tìm cái Đẹp là hành trình "tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi" (Đãi cát tìm vàng), thơ là để chƣng cất những "thương mến đến tận cùng chân thật" (Tuổi thơ) của mình thành "rượu của chúng sinh"

(Bao cấp thơ). Chính tƣ tƣởng "cái Đẹp khắc chế cái Khổ" đƣa Nguyễn Duy đến với đời sống cần lao để theo đuổi cái đẹp nhân bản đời thƣờng:

Tiếng trong sáng của nắng và gió tiếng chát chúa của máy và búa

tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai tiếng trần trụi của lưỡi cuốc.

(Đánh thức tiềm lực)

Nhà thơ không chấp nhận thứ nghệ thuật đội lốt cái đẹp để lừa phỉnh, ru ngủ ngƣời đọc hay thứ nghệ thuật phù phiếm, dễ dãi, một chiều:

Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên.

(Đánh thức tiềm lực)

Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy đƣợc ông hiện thực hóa qua suốt hành trình sáng tạo. Đó là "hành trình đầy ắp chất sống đời thường, kiên trì bền bỉ vượt lên mọi hoàn cảnh để làm thơ và vận động theo hướng trở về gần hơn nữa với cuộc sống đời thường, với quê hương, nhân dân, đất nước"

[66]. Nó không chỉ chi phối mạnh mẽ cách nhà thơ chiếm lĩnh đề tài, khắc họa hình tƣợng, lựa chọn thể loại... mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến giọng điệu thơ ông. Dù là chất giọng trữ tình thiết tha sâu lắng hay bỡn cợt, ngang tàng cũng đều đƣợc chắt lọc từ chính cuộc sống bộn bề, phức tạp, đầy những lo toan thƣờng nhật nhƣng cũng đầy sức mạnh của "thập loại chúng sinh".

Có thế thấy, giọng điệu thơ là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Để khảo sát giọng điệu ấy ta không thể không tìm hiểu các yếu tố gắn liền với con ngƣời thi sĩ nhƣ: gia đình, quê hƣơng, cá tính nghệ sĩ, tƣ tƣởng thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật... Đó chính là căn cứ, là cơ sở để ngƣời đọc khám phá những sắc thái giọng điệu tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật.

CHƢƠNG 2

NHỮNG SẮC THÁI GIỌNG ĐIỆU CHÍNH TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Bƣớc vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, ta bắt gặp một cái tôi trữ tình đa dạng về cung bậc cảm xúc. Cái tôi ấy có lúc tha thiết ân tình, có lúc phẫn nộ, gai góc đến dữ dội; có lúc tình tứ, ý nhị, có lúc bụi bặm, bỡn cợt và nhiều khi trầm tƣ minh triết... Gắn với những cung bậc, sắc thái cảm xúc đó là sự đa dạng về giọng điệu thơ. Thực ra, mỗi phƣơng diện của cái tôi tác giả chịu sự chi phối của một cảm hứng chủ đạo, cảm hứng do vậy là nguyên cớ trực tiếp của giọng điệu. Sau đây, chúng tôi phân tích một số sắc thái nổi bật trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy nhƣ là kết quả trực tiếp từ những nguồn cảm hứng chủ đạo của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 25 - 28)