Rưng rưng với những cái đẹp đời thường chìm khuất

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 34 - 39)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Rưng rưng với những cái đẹp đời thường chìm khuất

Nói cảm hứng về "cái đời thƣờng", "cái hàng ngày" là một cách phân biệt với cảm hứng sử thi chủ đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Nhƣ trên chúng tôi đã đề cập, thơ Nguyễn Duy không hƣớng đến vẻ đẹp có kích cỡ siêu phàm, hoành tráng mà nhạy cảm với những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, nhỏ bé. Đó là cái đẹp dễ bị khuất lấp mà con ngƣời nếu không biết cách nhìn thì không dễ gì có thể nhận ra. Cái đẹp ấy không chỉ xuất hiện trong đời sống chiến tranh, nó phổ biến trong cuộc sống đời thƣờng. Nguyễn Duy phát hiện và cảm nhận nó không chỉ bằng cảm quan chiến sĩ mà chủ yếu bằng kinh nghiệm của cái tôi cá nhân rất đỗi nhân bản.

Ngay từ thời kháng chiến chống Mĩ, khi nhiều nhà thơ tập trung phản ánh không khí sôi nổi, hào hùng thì thơ Nguyễn Duy có xu hƣớng khám phá cái đẹp giản dị mà ấm áp, thiêng liêng trong cuộc sống đời thƣờng. Đó là khi ngòi bút nhà thơ cất lên tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp của tình dân, ngợi ca tấm lòng của những bà mẹ nghèo tiền tài, giàu tình nghĩa. Biểu tƣợng ngƣời mẹ Việt Nam xuất hiện nhiều trong thơ ca giai đoạn này. Ở đó, ta thƣờng bắt gặp những hình tƣợng kì vĩ, lớn lao nhƣ mẹ Tơm "Buồng mẹ - buồng tim giấu

chúng con", "Những trái tim như ngọc sáng ngời" trong thơ Tố Hữu hay ngƣời mẹ miền núi trong thơ Chế Lan Viên:

Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau mế thức một mùa dài

(Tiếng hát con tàu)

Cũng thể hiện niềm biết ơn sâu sắc của ngƣời con - chiến sĩ nhƣng Nguyễn Duy không phát triển tứ thơ tỏa theo chiều rộng, không dựng lên những bức tƣợng đài hoành tráng mà đi vào chiều sâu của suy tƣ, cảm xúc. Đó là khi nhà thơ cảm nhận và triết luận về hơi ấm chiếc ổ rơm trong "ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm":

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm

nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

(Hơi ấm ổ rơm)

Ý thơ lắng đọng và tỏa sáng trong trƣờng liên tƣởng độc đáo, thú vị:

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

của những cọng rơm xơ xác gầy gò hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no riêng cái ấm nồng nàn như lửa cái mộc mạc lên hương của lúa đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

(Hơi ấm ổ rơm)

Cọng rơm bé nhỏ, gầy gò vừa nói đƣợc sự bao bọc ấm áp của tình dân, vừa gợi cái thăm thẳm vĩnh hằng của mẫu tính. Cùng thể hiện chủ đề trên, bài thơ Bát nước ngô của người mẹ Việt ở Cam Lộ tạo đƣợc điểm nhấn rất ấn

tƣợng. Từ một bát nƣớc ngô rất đỗi đời thƣờng, giản dị, nhà thơ giúp ta nhận ra "cái ngon của đồng" mà nhiều ngƣời không có cơ may hƣởng thụ:

Con về giữa buổi nắng nôi

quà đồng chỉ có thế thôi, gọi là... Nghẹn ngào mẹ nói chẳng ra

nghẹn ngào chiến sĩ nhận quà ngô non Ít ngô mà lại nhiều con

mẹ cười móm mém hãy còn nước đây!

Từ "cọng rơm xơ xác gầy gò" đến bát nƣớc ngô non tuy "mộc mạc" là thế nhƣng nó là cội nguồn của tình yêu thƣơng, là món quà quý giá dành cho những ai đã trực tiếp đƣợc trải nghiệm qua. Bởi vậy, là một ngƣời trong cuộc, thấm thía đƣợc cái đẹp bình dị mà lớn lao của cuộc sống, nhà thơ đã đúc rút đƣợc một triết lí nhân sinh thú vị:

Ai chưa uống nước ngô non

là chưa thấm được cái ngon của đồng.

(Bát nước ngô của người mẹ Việt ở Cam Lộ)

Ngợi ca, ân nghĩa nhƣng không ồn ào, cao giọng bởi nó là "cái đạm sau khi đã nồng" (chữ dùng của Viên Mai). Nó mộc mạc, bình dị nhƣ cái tình "rất quê" của ngƣời mẹ mà rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Cùng với Nguyễn Duy, các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ có sự gặp gỡ nhau trong nhận thức về nhân dân. Với Thanh Thảo: "Dẫu ai được ngàn lần tái sinh cũng không sao hiểu hết/ Tấm lưng trần kia mang nặng những gì" (Những người đi tới biển). Với Nguyễn Đức Mậu: "Từ chiếc khố vỏ cây đến nâu sồng áo vải/Từ mảnh đất đến mênh mông bờ cõi/Nhân dân mình đưa đất nước lên ngôi"(Khúc hát cội

nguồn). Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nƣớc trong chiều dài thời gian, bề rộng không gian và chiều sâu văn hóa đã đƣa ra một định nghĩa mang tầm thời đại: "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại" (Đất Nước).

Trong thơ Nguyễn Duy, ta còn bắt gặp vẻ đẹp của những sự vật gần gũi, quen thuộc nhƣ cây tre chốn làng quê, hạt cát bé mọn mà có sức mạnh diệu kì: "Tôi nhập cuộc giữa dòng nước xiết/dù tới đâu dù dạt bến nào/thấy hạt cát có cái gì bất diệt" (Dòng sông mẹ). Trong đó, để lại ấn tƣợng sâu sắc nhất có lẽ là hình tƣợng cây tre đã trở thành biểu tƣợng đẹp đẽ cho cốt cách tâm hồn con ngƣời Việt Nam. Trong dòng cảm xúc tràn trề thƣơng mến, Nguyễn Duy nhƣ ru ngƣời đọc vào một câu chuyện cổ:

Tre xanh

xanh tự bao giờ

chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh (Tre Việt Nam)

Âm điệu thơ thật mƣợt mà, trầm ấm, nghe nhƣ đâu đó vẳng lên lời ru, lời kể chuyện thủ thỉ, tâm tình của bà, của mẹ . Bằng chất giọng đặc biệt ấy, nhà thơ đã truyền tải sức sống mãnh liệt và những phẩm chất cao đẹp của con ngƣời Việt Nam, dân tộc Việt Nam, để nó dễ dàng xuyên thấm vào trái tim ngƣời đọc. Cùng với cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, cây kơ-nia trong Bóng cây kơ-nia của Ngọc Anh, cây tre của Nguyễn Duy là biểu tƣợng đắt giá về phẩm chất Việt Nam, sức sống Việt Nam. Đây cũng là một trong số rất ít bài thơ không viết trực tiếp về đề tài chiến đấu vẫn đƣợc trao giải của Tuần báo Văn nghệ thời chiến tranh.

Ngay khi cảm hứng sử thi lãng mạn thống trị trong văn học thì thơ Nguyễn Duy đã có phần ngả sang thế sự với thiên hƣớng tìm về sự lam lũ, vất vả mà sáng ngời vẻ đẹp của ngƣời dân quê, trong đó có cả những ngƣời thân yêu của nhà thơ. Đó là những ngƣời lao động cực nhọc với "bàn tay chai sần", "gương mặt đỏ nhừ", "dáng người đi tất bật" để làm ra hạt muối trắng kết tinh vẻ đẹp cho đời:

Ở lại đây với ô cát mặn mòi

nếm muối chảy ròng ròng qua mặt và nghe muối kết tinh trên thịt da mình.

(Muối trắng)

Đó còn là hình ảnh tảo tần của bà và mẹ trong miền kí ức nhà thơ: "Đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ/mây chiều hôm gánh gạo đưa ta/tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ" (Xó bếp); là hình ảnh ngƣời cha "thảo dân" đã chọn cho mình một lối sống giản dị, tự nhiên mà tuyệt vời đáng kính:

Cha tôi đó dân làng tôi vậy đó xả hết mình khi nước gặp tai ương rồi thanh thản trở về với ruộng

sống lặng yên như cây cỏ trong vườn.

(Cầu Bố)

Sau này, trong cuộc hành trình "Về đồng", bằng tầm lòng biết ơn chân thành của mình, nhà thơ còn tạc thêm bức tƣợng về các đấng sinh thành:

Bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc ông và cha man mác kiếp trâu cày.

(Về đồng)

Trong khi các cây bút sử thi thƣờng hƣớng đến tạo dựng tầm vóc lớn lao, những chiến công phi thƣờng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thì Nguyễn Duy lại đem theo cả bùn đất lấm láp, cả cái lam lũ, nhọc nhằn vào thơ để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp đơn sơ nhƣng kì diệu. Không chỉ khám phá ra cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống thƣờng ngày bằng con mắt của cái tôi chiến sĩ, nhà thơ còn cảm nhận và nâng niu nó bằng cái nhìn cá nhân rất đỗi nhân bản. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao của ngƣời mẹ trong câu hát ru con mà cảm nhận đƣợc "cái say lạ lùng" trong gió, trong cây - cái say từ trong lòng ngƣời mà tỏa ra thấm vào cảnh vật:

Bồng bồng cái ngủ trên tay nghe trong gió có gì say lạ lùng

chừng như cây lúa đơm bông

chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành Thì ra dòng sữa ngực mình

qua môi con trẻ cất thành men say.

(Lời ru mùa thu)

Âm điệu lời ru cứ ngân rung lên chất nhạc trong trẻo, thiết tha nhƣ câu hát ru của bà và mẹ trong tiềm thức ta thuở nào.

Cái đẹp đời thƣờng còn hé lộ qua niềm hạnh phúc của ngƣời cha khi đón đứa con đầu lòng: "Ai trong gió xoáy mưa trôi/có nghe tiếng một con người cất lên/oa oa chớp giật sấm rền/gào đời âm hưởng thiêng liêng vô cùng" (Lời ru trong bão), hay qua chân dung ông già sông Hậu ngang tàng, thô tháp mà giàu lòng nhân hậu:

Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng ăn hết nhiều ở hết bao nhiêu...

...Ai nghèo thiếu qua chia cơm sẻ áo... ...Giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da.

(Ông già Nam Bộ)

Con ngƣời ấy chính là sản phẩm của đất đai, là con đẻ của ruộng đồng, sông nƣớc nên cũng hội tụ vẻ đẹp tính cách từ đất tạo nên: "Lòng người thênh thang ngổn ngang như ruộng/tình người chứa chan cơn gió chướng lên đồng"

(Ông già Nam Bộ).

Tất cả đều là những vẻ đẹp rất đỗi dung dị, đời thƣờng, là hạt ngọc nhiều khi khuất lấp, ẩn giấu bên trong cái vỏ xù xì, thô nhám của cuộc sống hàng ngày mà phải bằng cái nhìn nâng niu, trân trọng, bằng tình cảm mến yêu chân thành thì con ngƣời mới có thể nhận ra. Đó là một hƣớng tiếp cận hết sức nhân bản của ngòi bút Nguyễn Duy trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 34 - 39)