Thi liệu đời thƣờng và thể thơ lục bát vừa quen vừa lạ

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 78 - 86)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2. Thi liệu đời thƣờng và thể thơ lục bát vừa quen vừa lạ

Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong công trình Giọng điệu trong thơ trữ tình có nói đến sự chi phối của thể loại đối với giọng điệu (ở đây là các thể loại văn học): sử thi, trƣờng ca tạo ra giọng điệu ngợi ca, tôn kính; tiểu thuyết lại có chất giọng suồng sã, đa thanh…

Thơ trữ tình mang giọng điệu “độc bạch” của chủ thể trữ tình. Nhƣng mỗi thể thơ lại có khả năng chi phối một vài chất giọng. Nói nhƣ Lê Tiến Dũng: "Khi nhà thơ lựa chọn một thể thơ nào đó để sáng tác cũng có nghĩa là lựa chọn một khả năng diễn đạt phù hợp với điệu thức tâm hồn mình, phù hợp với cảm xúc cần bộc lộ"[12;tr.122]. Tác giả công trình Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại cũng cho rằng: "Nhờ có hình thức thơ thích hợp nên trạng thái cảm xúc và lối cấu tứ của nhà thơ mới phong phú và đa dạng hơn" [36;tr.83].

Trong các thể thơ truyền thống của dân tộc, lục bát chiếm vị trí quan trọng nhất. Đây là thể loại chủ đạo của thơ ca dân gian. Ở thời hiện đại, khi nhiều ngƣời hƣớng đến việc làm mới nghệ thuật bằng những thể loại co duỗi năng động khác thì Nguyễn Duy vẫn dành nhiều tâm huyết nhất để bảo lƣu và làm mới thể thơ truyền thống ấy. Từ việc coi lục bát là duyên phận của mình ("Cứ bèo bọt bước thiên di/đưa chân lục bát mà đi loằng ngoằng" - Bao cấp

thơ), nhà thơ đã biến lục bát thành "thƣơng hiệu" riêng. Trong luận án Tiến sĩ

Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam sau 1975, Phạm Quốc Ca đánh giá cao tài sử dụng thể lục bát ở Nguyễn Duy: "Đọc những bài thơ lục bát hôm nay ta thấy nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ về nhiều phương diện. Nhà thơ tài hoa bậc nhất ở thể lục bát đương đại là Nguyễn Duy. Ông đã sử dụng thể lục bát với một sự biến hóa đáng khâm phục" [6;tr153].

Số lƣợng các bài thơ lục bát chiếm tỉ lệ khá lớn trong toàn bộ sáng tác thơ Nguyễn Duy từ tập thơ Cát trắng đầu tay (1973) cho đến Bụi (1997). Nguyễn Duy có hẳn một tập thơ lục bát Sáu và tám (1994) tuyển chọn đƣợc 99 bài lục bát trong khoảng 20 năm (1973 - 1994). Nhìn vào bảng thống kê sau ta sẽ thấy rõ điều đó:

Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Cát trắng 2 4,5 23 51 20 44,5 2 Ánh trăng 3 9 9 27 21 64 3 Mẹ và em 1 2 4 8 5 10 20 41 19 39 4 Đường xa 1 4,7 1 4,7 5 24 14 66,6 5 Về 5 7 1 1,4 4 5,6 47 65 15 21 6 Vợ ơi 1 5,6 3 16,7 10 56 4 21,7 7 Bụi 1 2 34 69 14 29 Tổng 12 4,2 6 2,1 14 4,9 148 51,6 107 37,2

Nhƣ vậy, tổng số bài thơ theo thể lục bát trong các tập thơ đã công bố của Nguyễn Duy là 148 bài, chiếm tỉ lệ 51,6%. Điều đó cho thấy ý thức sáng tạo và niềm yêu thích, say mê của nhà thơ với thể thơ truyền thống của dân tộc.

Tác giả công trình nghiên cứu Thơ lục bát Nguyễn Duy [35] nhận thấy lục bát trong thơ Nguyễn Duy vừa khơi nguồn từ ca dao truyền thống lại vừa có những cách tân sáng tạo, giúp tác giả chuyển tải một cách hiệu quả những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, đa dạng của con ngƣời. Truyền thống và hiện đại đã tạo nên những vần thơ lục bát độc đáo ở Nguyễn Duy, nó gắn liền với tài năng, cá tính của nhà thơ.

Giọng trữ tình ngọt ngào ru vỗ của thơ Nguyễn Duy trƣớc hết do cái hài hoà, nhịp nhàng, uyển chuyển của thanh điệu, nhịp điệu và vần trong thơ lục bát tạo ra:

Tôi về xứ Huế mưa sa

em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa (…)

chợ chiều Bến Ngự chưa tan

ai đi ngược dốc Phú Cam một mình.

Câu thơ lục bát ngắt nhịp chẵn, cân đối, hài hoà, nhiều thanh bằng thật nhẹ nhàng, êm ái, gợi một cảm giác man mác, bâng khuâng.

Hình ảnh thƣờng gặp trong lục bát Nguyễn Duy là những hình ảnh quen thuộc của ca dao, của thiên nhiên và con ngƣời đất Việt - những sự vật, những con ngƣời đơn sơ, bình dị. Đó là thế giới của cánh đồng, dòng sông, con cò, con đò, mảnh vƣờn…, của ngƣời bà, ngƣời mẹ, ngƣời cha,… thật thân thƣơng, gần gũi.

Ngôn ngữ trong thơ lục bát Nguyễn Duy cũng là lời ăn tiếng nói giản dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày, thể hiện rõ rệt nhất ở lớp từ xƣng hô. Ta gặp nhiều các đại từ ai, mình - ta, rồi những từ phiếm chỉ người dưng, cô gì, đó, đây,… Ở lục bát Nguyễn Bính còn có sự pha trộn, “dan díu” nhiều với từ xƣng hô thành thị (chàng, nàng…) chứ Nguyễn Duy thì hầu nhƣ không.

Nhƣ thế, sự phối hợp hài hoà giữa ngôn từ, hình ảnh trong thơ lục bát Nguyễn Duy đã tạo nên chất giọng trữ tình ngọt ngào, tha thiết, thể hiện nét duyên dáng, đằm thắm và sức sống trƣờng tồn của ca dao trong thơ hiện đại.

Thế nhƣng, thơ lục bát Nguyễn Duy “không rơi vào sự quen tay mà có sự chuyển động, biến đổi trong từng câu chữ”, “có cái gì bên trong như muốn cãi lại cái êm dịu, mượt mà vốn có của truyền thống” [3]. Nguyễn Duy có đóng góp thực sự vào việc cách tân, sáng tạo đối với thể thơ này, sự cách tân ở mọi phƣơng diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… Nó khẳng định sự tìm tòi của Nguyễn Duy trong quá trình “tìm giọng mới thích hợp” (Lại Nguyên Ân).

Ca dao thƣờng ngắt nhịp chẵn, lục bát cổ điển thƣờng ngắt nhịp theo vế đối hài hoà cân xứng. Lục bát Nguyễn Duy có sự ngắt nhịp đa dạng hơn, thể hiện những suy tƣ, cảm xúc phức tạp của con ngƣời cá nhân thời hiện đại.

Nhịp thơ là nhịp đập của trái tim nghệ sĩ. Đây là giây phút nghẹn lại, loạn nhịp của ngƣời lính trƣớc cái huyền diệu của thiên nhiên:

Trăng/ trời/ trăng láng bạc trên lá rừng (Trăng)

Nhịp thơ 1/1/6 khác lạ, thật ấn tƣợng, diễn tả “Sự ngỡ ngàng thích thú,, trí tưởng tượng độc đáo của người lính giữa giây phút tạm yên tiếng súng bắt gặp vầng trăng lên” [71;tr.89] và cả một bức tranh thiên nhiên vừa có điểm nhấn cụ thể lại vừa mở ra độ sâu, chiều rộng của một không gian trăng toả. Tâm hồn ngƣời lính mang một vẻ đẹp thật lãng mạn, trẻ trung.

Tâm trạng thất vọng, rã rời, mệt mỏi của một nam nhi đƣợc lột tả bằng chính cách ngắt nhịp bất thƣờng ở câu bát: Ruỗng tênh hênh bịch rơi về cõi em. (Cõi về)

Câu thơ giống nhƣ các nấc thang bàn chân ngƣời trƣợt từ cao xuống thấp. Trở về "cõi em" là sự trở về với bến neo đậu của lòng mình nên với nhịp 1/2/1/1/1/2 cứ nhẹ dần đi - cái nhẹ nhàng của sự bình yên trong tâm hồn. Cách ngắt nhịp ở những câu thơ sau cũng thật thú vị:

- Đói lả mò về cơm đâu vợ ơi - Bủn rủn buồn ta thầm kêu vợ ơi…. (Vợ ơi)

Nhịp đôi "vợ ơi" là điểm rơi của cảm xúc. Nó nhƣ tiếng gọi thống thiết cầu xin, níu kéo, tri ân. Điều dễ giải thích vì sao từ một cái tôi gai góc ƣa bỡn cợt, hài hƣớc đến khi Trở về (tên một phần của tập thơ Về của Nguyễn Duy), giọng thơ lại trở nên trầm lắng hơn dù vẫn có một chút đùa vui, hóm hỉnh.

Thơ lục bát Nguyễn Duy cho thấy sự đa dạng về cách ngắt nhịp, góp phần thể hiện sự đa dạng cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Thƣờng sự đảo phách, đảo nhịp ấy khiến cho câu thơ Nguyễn Duy trở nên khô hơn, chắc hơn. Cách tạo dáng câu thơ lục bát của Nguyễn Duy cũng có những nét sáng tạo. Có khi câu thơ truyền thống đƣợc ngắt ra thành nhiều khúc, xếp thành nhiều dòng:

Mai sau mai sau mai sau

đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Tre Việt Nam)

Nếu hiện tƣợng biến thể lục bát trong ca dao dân gian là có quy luật “câu thơ giãn ra do chỗ tăng lên số lượng từ để biểu hiện cho đầy đủ ngữ điệu và nhạc điệu diễn cảm nhưng với nguyên tắc là số lượng từ thêm vào đó không được thay thế vị trí của hệ thống từ trong thể hoàn chỉnh cũng như không được ảnh hưởng tới vần và nhịp của hệ thống đó” [36;tr.39] thì hiện tƣợng tách dòng lục bát nhƣ trên chỉ thấy xuất hiện trong câu thơ hiện đại:

Thôi đành lỡ chuyện trầu cau trăm năm

dù có mai sau xin đừng….

Lục bát lỡ nhịp của Nguyễn Thái Sơn thể hiện sự lỡ làng, chua xót. Nhịp thơ ngắt ra từng tiếng ngập ngừng, e ngại rồi buông lơi cho dƣ ba lan

tỏa. Còn câu thơ của Nguyễn Duy kết hợp tách dòng với biện pháp trùng điệp có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định sức sống trƣờng cửu, bất diệt của biểu tƣợng tre Việt Nam.

Dạng thức câu thơ nhƣ một định nghĩa, một mệnh đề cô đọng, hàm súc bởi dấu gạch ngang ở giữa dòng rất đƣợc Nguyễn Duy ƣa thích và sử dụng sáng tạo:

Thắng rồi trận đánh thọc sâu

lại về với mái tăng - bầu trời vuông

(Bầu trời vuông)

Bom rơi toác hoác một vùng

mẹt xanh - khoảng trống của rừng hiện ra

(Sao)

Câu thơ tạo ra hai vế ngầm ẩn một sự so sánh, thể hiện sự khám phá thật ngạc nhiên, bất ngờ. Chỉ có ngƣời lính với kinh nghiệm chiến trận trực tiếp mới có thể tƣởng tƣợng độc đáo đến nhƣ vậy.

Khơi nguồn từ lục bát ca dao nhƣng Nguyễn Duy đã nỗ lực làm mới thể loại và có nhiều thành công. Cũng chất giọng ỡm ờ, lấp lửng của “điệu ghẹo” trong bài ca giao duyên nhƣng dấu chấm lửng trong thơ ông tạo ra khoảng lặng bần thần buộc ngƣời đọc phải chú ý đến những ý tứ mà tác giả gửi vào trong đó:

Người con gái chợt qua đường

áo em mong mỏng màn sương núi đồi chợt rơi lại một nụ cười

và... sương rười rượi một trời phía sau.

(Bất chợt)

Cái dấu chấm lửng lơ ấy mới thật chết ngƣời! Táo bạo, liều lĩnh mà cũng rất tinh nghịch, đáng yêu.

Nguyễn Duy còn tạo dáng vẻ mới lạ cho câu thơ lục bát bằng cách chấm câu giữa dòng thơ, ngắt câu theo bậc thang… để thể hiện những biến thiên cảm xúc phong phú của lòng ngƣời. Những hình thức câu thơ nhƣ thế rất ít xuất hiện ở ca dao và lục bát cổ điển.

Ở giai đoạn sáng tác về sau, sự “cãi lại” tính hài hoà, cân xứng của lục bát truyền thống càng thể hiện rõ hơn khi nhà thơ thổi vào đó cái trúc trắc, thô nhám, bụi bặm, cái lệch chuẩn gây cƣời làm thành giọng điệu “chòng ghẹo cuộc đời”. Do đó câu thơ lục bát Nguyễn Duy, “cái vần, cái âm thanh thì vẫn êm, vẫn mượt… nhưng cái giọng thì đã nôm na, đã văn xuôi rồi” [50]. Phạm Thu Yến trong Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy đã rất tâm đắc câu thơ:

Thơ ơi ta bảo thơ này để ta đi cấy đi cày nuôi em

(Bao cấp thơ)

Ý thơ “vừa thể hiện phong cách “tập” ca dao, vừa thể hiện cái hài hước cũng như màu sắc hiện đại, thời sự đặc biệt lý thú đối với các thi sĩ đương thời” [75;tr.214]. Chính nhờ sử dụng ca dao để “thuần hoá chất liệu của đời sống” nhƣ thế nên câu thơ lục bát trong tay Nguyễn Duy vừa quen vừa lạ, vừa biến hoá, cựa quậy rất trẻ trung, hiện đại.

Việc Nguyễn Duy ƣu ái và thành công với thể thơ lục bát đã góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng trong giọng điệu. Khai thác sáng tạo thể thơ truyền thống của dân tộc, giọng điệu thơ Nguyễn Duy khi thì mang âm hƣởng trữ tình, ngọt ngào, tha thiết và khi cần cũng có thể gai góc bỡn cợt. Bên cạnh lục bát, ông còn sáng tác thơ tự do, thơ năm chữ, bảy chữ và tám chữ. Sự đa dạng thể loại cho thấy tài năng thơ ông không chỉ bó khuôn ở một hình thức mà đủ dồi dào để chuyển tải cảm xúc phong phú trong cái bộn bề, phức tạp của cuộc sống, góp phần tạo nên những sắc thái đa dạng trong giọng điệu thơ. Tác giả Lê Lƣu Oanh trong công trình nghiên cứu Cái tôi trữ tình trong thơ

tác so sánh giữa hai tác giả Nguyễn Duy và Nguyễn Quang Thiều nhƣ sau: "Nguyễn Duy rất sở trường phô diễn sự du dương, ngọt ngào của thể lục bát nhưng khi đụng đến những vấn đề gay cấn, phức tạp, cần lí lẽ, bàn cãi là anh phải sử dụng thể tự do đầy chất văn xuôi. Nguyễn Quang Thiều thì ngược lại, chỗ mạnh của anh là thơ tự do không vần, dồn nén sự kiện, căng thẳng về suy nghĩ, đa nghĩa, nhiều liên tưởng mạnh, chói gắt; nhưng khi nói về những miền yên ả nhất của tâm hồn anh lại trở về với thơ lục bát" [40;tr.135]. Nhƣ thế, việc sử dụng thể thơ nhƣ thế nào vừa gắn với tạng hồn của ngƣời nghệ sĩ, vừa thể hiện những bƣớc tìm tòi, sáng tạo trong hành trình nghệ thuật của mỗi nhà thơ.

Một phần của tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy (Trang 78 - 86)