6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.1. Phát hiện những cái đẹp bất ngờ trong đời sống chiến tranh
Không ít bài thơ Nguyễn Duy viết về sự tàn khốc của chiến tranh, gợi lên nỗi xót xa, đau nhói:
Sao cát trắng bên ni trắng lạnh lùng
trắng đất, trắng tay, trắng một vùng đai trắng ấp chiến lược như nấm mồ câm lặng
cát tím bầm - lở loét vết giày đinh.
(Cát trắng)
Điệp từ "trắng" cứ xoáy sâu, nhấn mạnh một âm hƣởng day dứt. Để rồi 20 năm sau (1991) vẫn còn dƣ âm một Giấc mộng trắng thật xót xa, ám ảnh:
"Rừng xanh chết trắng một thời/cây giơ xương trắng lên trời mà ghê". “Nước mắt” nhiều lần rơi trên trang thơ Nguyễn Duy - nƣớc mắt của Cô gái Hải Lăng, của Em bé lạc mẹ, đến cả Chuyện cúng giỗ trong ấp chiến lược, rồi sau này khi Tìm thân nhân cũng đều bỏng rát lòng ngƣời.
Tuy nhiên, hiện thực tàn khốc ấy không thể giết chết đƣợc cái đẹp, nhất là khi nó đƣợc phát hiện bằng cái nhìn trẻ trung, yêu đời của ngƣời lính giữa những khoảng lặng chiến tranh.
Khi khẩu súng no dầu ngả vào vai chiến sĩ là lúc thanh âm nén trong đàn bầu
dâng lên ngân vang.
(Khẩu súng, cây đàn).
Khẩu súng - biểu tƣợng chiến tranh bỗng trở nên đáng yêu nhƣ một đứa trẻ bú no trên vai ngƣời mẹ. Trong khoảnh khắc bình yên, thƣ thái ấy, tâm hồn ngƣời lính ngân rung lên khi bắt gặp thanh âm của tiếng đàn bầu tha thiết. Cái khoảnh khắc yên bình hiếm hoi ấy đã làm rực sáng lên tâm hồn nhạy cảm đầy chất nghệ sĩ của những con ngƣời đang lăn lộn nơi chiến trƣờng ác liệt:
Quê hương đây sau trận đánh lấp ngày có thảm suối chiều mát xanh tôi tắm
khi đàn chim chiều sà vào kính ngắm đầu súng cụng trời tung muôn giọt sao.
(Chiều khẩu đội)
Hành quân giữa cánh rừng đại ngàn, bắt gặp tiếng chim và ánh sáng vầng trăng lƣỡi liềm, lòng ngƣời lính xao xuyến, dƣờng nhƣ chiến tranh không thể làm chai sạn nét lãng mạn nơi tâm hồn họ: "Dù trong khoảng trời nào/tiếng chim đều trong sạch" (Tiếng chim bạn bè), "Em ơi dù có mưa giăng/đêm Trường Sơn vẫn sáng trăng lưỡi liềm" (Võng trăng). Đó chính là cái đẹp tiềm ẩn một sức mạnh diệu kì mà không một thế lực nào có thể dập tắt đƣợc. Nó trở thành động lực nâng đỡ tinh thần ngƣời lính vƣợt lên trên hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt. Bởi vậy, dù phải đối mặt với cái chết từng giờ, từng khắc, tâm hồn ngƣời chiến sĩ vẫn không mất đi chất lính trẻ trung, tinh nghịch, đáng yêu:
Vừa tim nghỉm tiếng bom rung
đã nghe nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau
(Tiếng chim sau trận bom B52)
Ấn tƣợng độc đáo và thú vị nhất là hình ảnh "bầu trời vuông" đƣợc ngƣời lính nhìn từ không gian bên trong của "mái tăng" - tấm vải nhựa che võng nằm trên đƣờng hành quân:
Sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa
(Bầu trời vuông)
Cái cảm giác "khoái" đến phải bật kêu to lên hoan hỉ sao đậm chất lính đến thế! Có trải nghiệm qua bom lửa nơi chiến trƣờng khốc liệt thì con ngƣời mới biết tận hƣởng những giây phút bình yên đến vậy.
Hình ảnh ngƣời lính nhìn bầu trời từ không gian mái tăng gợi ta liên tƣởng đến những ngƣời lính trên chiếc xe không kính trong thơ Phạm Tiến Duật. Trên những chiếc xe biến dạng vì "bom giật bom rung", ngƣời lính vẫn ung dung mở rộng tầm nhìn để quan sát sự sống quanh mình:
Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Đó chính là chất thơ khỏe khoắn vút lên từ hiện thực gian khổ ác liệt nơi chiến trƣờng làm sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn ngƣời lính trong binh lửa chiến tranh.
Khi viết về những di chứng của chiến tranh tàn khốc, thơ Nguyễn Duy vẫn để lại trong tâm hồn ngƣời đọc hình ảnh của ân tình ấm áp. "Giọt nước mắt và nụ cười" của đôi vợ chồng ngƣời lính sau 26 năm xa cách thật cảm động:
Họ trao cho nhau
giọt nước mắt và nụ cười hai mươi sáu năm xa dành dụm lại giọt nước mắt cũng đã già như tuổi
riêng nụ cười là vẫn trẻ trung.
(Giọt nước mắt và nụ cười)
"Giọt nước mắt" là biểu tƣợng cho nỗi đau, sự ngậm ngùi, chua xót. Chiến tranh đã cƣớp đi tuổi xuân và hạnh phúc cả quãng đời dài, để giờ đây khi gặp lại nhau thì "cả hai đều đã bạc đầu". Nhƣng trên tất cả vẫn là hình ảnh nụ cƣời trẻ trung tràn đầy tình yêu và niềm tự hào. Cách nhà thơ xây dựng hình ảnh và triền khai ý thơ dựa vào trƣờng liên tƣởng đối lập đã đem
lại hiệu quả nghệ thuật đặc biệt. Cũng trong trƣờng liên tƣởng nhƣ vậy, ông khẳng định:
Quê mình đó phải không anh
đau thương mấy vẫn ngọt lành bên trong
(Đất đỏ - nước xanh)
Chính cái dƣ vị "ngọt lành" ấy đã đem đến cho thơ Nguyễn Duy một chất giọng trữ tình đằm thắm, ru vỗ ngọt ngào, có khả năng an ủi ngƣời đọc. Ở đó, cái "đau thương" bởi chiến tranh đã đƣợc nén lại để vẻ đẹp giản dị mà bất diệt của thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam luôn đƣợc khẳng định và tỏa sáng.