6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1.1. Vay mượn mô típ dân gian
Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy đã dẫn đƣa ta về với những hình ảnh thân thƣơng, quen thuộc trong câu hát ca dao thuở nào: dòng sông, con đò, cánh đồng, mảnh vườn, gốc cây, con cò, con bống, áo nâu, yếm đào...
Nhiều câu thơ của ông nhƣ phảng phất hồn quê từng lắng đọng trong những câu ca dao thuở xa xƣa:
Bưởi nhà ai chín sau vườn
gió bâng quơ thả làn hương giữa trời cu cườm thong thả bay đôi
về đâu hỡi lục bình trôi lững lờ.
(Xuồng đầy)
Thấp thoáng đâu đây những thi tứ của ca dao: "trèo lên cây bưởi hái hoa", "có một loài hoa vừa trôi vừa nở" đã in vào kí ức ta từ lời ru của bà, của mẹ.
Hình ảnh con cò xuất hiện nhiều trong ca dao, có khi là hình ảnh thanh thoát, bay bổng (Con cò bay lả bay la/bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng) nhƣng thƣờng biểu tƣợng cho ngƣời phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh hay ngƣời nông dân lam lũ, nhọc nhằn. Nguyễn Duy cũng tái sử dụng hình ảnh con cò trong những trƣờng hợp nhƣ vậy. Đó là "Con cò bay lả bay la/theo câu quan họ bay ra chiến trường" (Khúc dân ca), "Con cò bay lả bay la/bay từ
châu thổ bay qua thủy triều" (Lời ru con cò biển), là con cò trong câu hát ru của mẹ ("Cái cò... sung chát... đào chua/câu ca mẹ hát gió đưa về trời" - Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa) hay con cò bãi biển sình lầy hiện hữu hôm nay:
Bắt con tép giữa bãi sình
cái chân đen đủi cái mình trắng phau (...) Mai rồi lại hát à ơ
(Lời ru con cò biển)
Thơ Nguyễn Duy cũng lấy lại mô típ đối đáp thăm hỏi để ý nhị tỏ bày tình cảm vốn là nét duyên đậm đà của ca dao dân ca. Bài thơ “Hỏi thăm” là một thí dụ tiêu biểu:
Ớt Đông Ba có còn cay
gạo de An Cựu độ này còn thơm? hỏi thăm hoa phượng bên đường
sông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trong quán cơm Âm phủ còn không
cô gì hôm ấy lấy chồng hay chưa?
Ngƣời đọc dễ liên tƣởng đến những cấu trúc hỏi đáp của ca dao:
- Cô kia tát nước bên đàng
Cớ sao múc ánh trăng vàng đổ đi? - Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?...
Bên cạnh đó, các đại từ nhân xƣng “mình - ta”, từ phiếm chỉ “ai”, “cô gì”, “đó”, “đây”… xuất hiện nhiều trong đối đáp giao duyên cũng đƣợc Nguyễn Duy kế thừa nhuần nhị, khi đằm thắm, mặn mà, lúc ỡm ờ, tình tứ. Đặc biệt mô típ “người dưng” xuất hiện hai lần trong thơ Nguyễn Duy tạo đƣợc hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt:
Giá như em đã có chồng
để bòng bong khỏi rối lòng người dưng.
(Lạng Sơn, 1989)
Người dưng người ở đâu về đi cùng ta một chuyến đi đò đầy.
(Xuồng đầy)
Ca dao xƣa có câu:
Gió sao gió mát trên đầu
Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.
Từ đó, nội hàm của khái niệm "người dưng" đã chuyển đổi về "người yêu"
bởi “người dưng mà chẳng thể dửng dưng được” (Xuân Diệu). Ý thơ nhờ tính "liên văn bản" mà trở nên hàm súc, gợi những liên tƣởng thú vị cho ngƣời đọc.
Mô típ đồng dao liệt kê sự vật hiện tƣợng để nhấn mạnh đặc điểm nhận dạng ẩn hiện đâu đó trong những bài thơ: Chuối, Hồng, Phật thủ, Dứa, Cam, Hoa lau, Hoa lúa, Hoa gạo, Hoa đào, Hoa mai, Hoa giấy... Và đây là mô típ chào hỏi của sân khấu dân gian:
- Kính thưa Thị Nở tuyệt trần
trăng ngồn ngộn trắng khỏa thân với người
(Kính thưa Thi Nở)
- Kính thưa thục nữ Thị Mầu
yêu siêu cỡ đó trước sau mấy người
(Kính thưa Thị Mầu)
- Kính thưa Thị Đốp đoan trang mòn mom móm mõ gõ khan như gì
(Kính thưa Thị Đốp)
- Kính thưa Thị Kính láng giềng ái ân thì ít oan khiên lại nhiều.
(Kính thưa Thị Kính)
Thơ ca dân gian còn có hình thức nói ngƣợc, kiểu nhƣ: "Ve vẻ vè ve/Cái vè nói ngược/Non cao đầy nước/Dưới biển đầy cây/ Dưới đất lắm mây/Trên trời lắm cỏ...", hoặc:
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi
Lối nói ngƣợc nhƣ trên cũng đƣợc Nguyễn Duy khai thác rất thông minh để làm nên điệu bỡn cợt, chòng ghẹo. Nhà thơ mƣợn nguyên tắc liệt kê những cặp phạm trù sóng đôi mang ý nghĩa đối lập rồi hoán đổi vị trí của chúng. Trong đó, tiêu biểu nhất là bài thơ Xẩm ngọng:
Siêng làm xúc phạm phàm ăn kẻ đi xúc phạm kẻ nằm dài lưng (...)
Cái sang xúc phạm cái nghèo
cái ngay xúc phạm cái khèo bẩm sinh...
Nếu trong thơ ca dân gian, lối nói ngƣợc chủ yếu đem lại tiếng cƣời đùa vui, thƣ giãn và làm rõ hơn nhận thức về đặc điểm của sự vật hiện tƣợng thì trong thơ Nguyễn Duy có sự mở rộng thêm những tầng ý nghĩa mới. Nó sâu sắc và mang tính xã hội rõ hơn, bởi lối nói này đã giúp Nguyễn Duy “xúc phạm” một cách tốt nhất những gì đáng bị cƣời cợt, phê phán.
Nhƣ vậy, việc vay mƣợn các mô típ trong thơ ca dân gian đã đem đến cho thơ Nguyễn Duy hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc, vừa quen thân lại vừa tƣơi mới, hiện đại.