6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1.3. Khai thác điệu ru dân gian
Ấn tƣợng sâu đậm nhất khi Nguyễn Duy viết về mẹ chính là những lời ru mẹ vỗ về giấc ngủ con thơ. Cái giọng tâm tình ngọt ngào của những câu hát ru ấy có một sức hút mãnh liệt in đậm trong trái tim nhà thơ, để rồi nó đƣợc hiện thực hóa qua hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông bằng hàng loạt bài thơ mang âm điệu lời ru. Đặc trƣng của lời ru trong ca dao khi phân biệt với các “điệu” khác đƣợc thể hiện chủ yếu qua sắc thái ngữ điệu và phần lời hát ru. Sắc thái ngữ điệu kể lể giãi bày, những lời hô (cái ngủ mày...) và những thán từ (à ơi, ơi hỡi ơi hời...). Lời âu yếm vỗ về, cƣng nựng ("Em ơi em ngủ cho ngoan", "Cái ngủ mày ngủ cho ngoan"...) chính là phần lời ru. Chúng ta nhận biết đƣợc thơ Nguyễn Duy mang âm điệu lời ru nhờ những dấu hiệu đặc trƣng nhƣ thế: "Ru rằng cái ngủ con ngoan"; "Ngủ ngoan con nhé con ngoan";" à ơi"... ( Lời ru trong bão); "à ơi"; " Bồng bồng cái ngủ trên tay"... (Lời ru mùa thu). Thế nhƣng, nếu chỉ nhƣ thế thì có thể vẫn chƣa
cất lên lời hát ru đƣợc. Nó phải là sự kết hợp tự nhiên, hài hoà giữa các yếu tố ngôn từ, ngữ điệu, nhịp điệu... Âm điệu lời ru thƣờng đƣợc chuyển tải trong nhịp điệu hài hòa, nhịp nhàng, cân xứng (thƣờng là nhịp chẵn 2/2 chậm rãi, du dƣơng, êm ái).
Tạo nên âm hƣởng lời ru trong thơ Nguyễn Duy còn là những tứ thơ phảng phất ca dao:
Gió mùa thu đẹp thêm rằm
mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời ru con mẹ hát à ơi
ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây.
Giọng ru vỗ trong thơ Nguyễn Duy xuất hiện ở nhiều bài thơ, cả những bài phô bày trực tiếp (Lời ru mùa thu, Lời ru đồng đội, Lời ru con cò biển...)
cả ở nhiều bài không nói gì đến hành động ru nhƣng điệu ru con vẫn toát lên thành chất giọng độc đáo của một nhà thơ hiện đại.
Lời ru trong ca dao truyền thống chủ yếu thƣờng tạo ra nhịp điệu êm ái đƣa trẻ vào giấc ngủ và thƣờng là mẹ ru con, bà ru cháu, chị ru em. Thơ Nguyễn Duy có sự mở rộng chức năng, phạm vi của lời ru gắn với từng hoàn cảnh, tâm trạng. Có khi là mẹ ru con (Lời ru mùa thu), đồng đội ru đồng đội (Lời ru đồng đội), ngƣời yêu ru ngƣời yêu (Xuồng đầy), mình tự hát ru mình
(Đường xa). Có lúc nhà thơ cất lên lời hát ru con (Tập ru con), hát ru vợ (Xin đừng buồn em nhé), ru thơ (Bao cấp thơ); lúc khác hát Lời ru con cò biển, Lời ru trong bão, Lời ru từ mũi Cà Mau..., rồi mƣợn cả Lời ru của cây, Lời ru của quả... nghĩa là Nguyễn Duy có khả năng "nhúng" cả thế giới vào âm điệu dịu dàng, an ủi, sẻ chia, than thở của điệu ru.
Lời ru trong thơ Nguyễn Duy không ru ta vào giấc ngủ nhƣ ca dao (Ru em em ngủ cho say…) mà nó là lời ru gợi thức: thức dậy trong ta những suy tƣ chiêm nghiệm. Phía sau những vần thơ mƣợt mà, sâu lắng vẫn cộm lên bao điều phải nghĩ suy:
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Lời ru nhắc nhở nhẹ nhàng mà có giá trị gợi thức sâu sắc. Câu hỏi về trách nhiệm làm con hóa ra còn là câu hỏi về văn hóa, về mối quan hệ giữa hiện tại và truyền thống.
Lời ru trong thơ Nguyễn Duy vƣợt ra khỏi khuôn khổ của thể thơ lục bát, tràn sang thơ tự do, cái vẻ mƣợt mà, tha thiết của ca dao có bớt đi nhƣng khả năng kích thích đối thoại tăng lên. Lời ru từ mũi Cà Mau chẳng hạn:
Em về đây từ xa lơ xa lắc ( ..)
có lẽ nào chỉ để ngủ bình yên.
"Trở lại khúc hát ru"nhƣng đâu phải để ru ta giấc bình yên mà gợi đến một bi kịch xót xa, đau đớn. Lời ru cũng nhƣ bị “cắt ra”, nghẹn lại:
Tiếng à ơ
tiếng một người già ru
một đứa trẻ thơ.
Có thể thấy, "giọng điệu lời ru trong thơ Nguyễn Duy không êm xuôi mà vẫn rất đằm thắm, suy tư trăn trở mà không hề khô cứng(...)thức dậy những cảm xúc và khiến người ta phải ý thức về mình [37;tr.80]. Bởi vì, chất giọng ấy mang quan niệm thơ và cái nhìn cuộc sống hiện đại của nhà thơ.
Nhƣ vậy, việc Nguyễn Duy sử dụng những chất liệu nghệ thuật của thơ ca dân gian đã làm nên chất giọng độc đáo ở một nhà thơ hiện đại, nó cũng chứng tỏ nhà thơ "tiếp thu, chịu ảnh hưởng của ca dao, uống nước ở nguồn mạch thơ ca dân gian trong trẻo nhưng bằng tình yêu ca dao, bằng sức lao động sáng tạo của mình, anh đã “đền ơn đáp nghĩa” bằng cách làm cho ca dao sống mạnh mẽ, khoẻ khoắn, sâu sắc trong cuộc sống và thơ ca hiện đại với những lớp ý nghĩa vốn đa tầng của nó" [75;tr.213].