Hưởng quốc tịch theo các căn cứ khác

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 30)

Ngay từ đầu, khi ta đã khẳng định các căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam

theo Điều 15 của Luật quốc tịch năm 1998 như là:

“1. Do sinh ra theo quy định tại các Điều 16, 17 và 18 của Luật này;

2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;

4. Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký

kết hoặc tham gia;

5. Theo các căn cứ quy định tại các Điều 19, 28 và 30 của Luật này”.

Với những hình thức xác lập quốc tịch như trên thì các hình thức xác lập quốc tịch tại khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 15 Luật quốc tịch năm 1998 ta đã lần lượt điểm

qua như trên, và còn riêng khoản 5 Điều này thì dường như, người viết sẽ đặt nó vào một trường hợp đó chính là hình thức “Hưởng quốc tịch theo các căn cứ khác”

người viết vừa đặt ra.

Ta có thể thấy, tại Điều 19 của Luật quốc tịch năm 1998 quy định về quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em đươc tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trong trường hợp người nói tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi mà tìm

thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc tịch nước ngoài, thì người đó không còn quốc tịch Việt Nam; đối với

người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được sự đồng ý bằng văn

bản của người đó”.

Bên cạnh đó, tại Điều 28 của Luật quốc tịch năm 1998 hay Điều 35 của Luật quốc tịch năm 2008 cùng quy định về quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ

nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam, tức là trong từng trường hợp cụ thể do quốc tịch của cha mẹ thay đổi thì pháp luật Việt Nam luôn bảo đảm và tạo điều kiện cho con

chưa thành niên của họ vẫn có quốc tịch cho mình. Như tại khoản 1 Điều 28 của Luật quốc tịch năm 1998 và cả trong khoản 1 Điều 35 của Luật quốc tịch năm 2008 đặt ra

trường hợp: khi cả cha và mẹđều có sự thay đổi về quốc tịch do được nhập, được thôi

hay được trở lại quốc tịch Việt Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ của nó cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ. Còn nếu trong

trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ có thay đổi quốc tịch do được nhập, được thôi hay

được trở lại quốc tịch Việt Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên được xác định theo sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ. Có lẽ, do con là người được sinh ra từ

cha và mẹ nên việc xác định quốc tịch cho con chưa thành niên cũng phải có sự thống nhất về ý kiến của cả hai người, điều đó nó thể hiện được sự bình đẳng của cả vợ và chồng trong quan hệ là người đại diện đương nhiên của con chưa thành niên. Tiêu biểu

hơn hết, khi trong Luật quốc tịch năm 2008 cũng quy định rằng: trong trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu như cha mẹ không thoả thuận được bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài cho con chưa

thành niên cùng sinh sống với họ, thì đứa trẻ này cũng vẫn có quốc tịch Việt Nam.

Đây là một quy định thể hiện đậm nét tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về quốc tịch nói riêng. Và càng điểm tô đậm nét tính nhân văn đó đó, thì tại Điều 36 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: “Khi cha

mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị huỷ bỏ Quyết

định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không

thay đổi”. Quay trở lại với vấn đề ban đầu, tức là khi trong trường hợp con là người từ

đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì pháp luật vẫn dành riêng cho các em một sự lựa chọn quốc tịch cho chính các em, dù chưa thật sự là người có đầy đủ năng lực

hành vi nhưng pháp luật vẫn cho phép các em được thể hiện ý chí của mình, và pháp luật tôn trọng sự lựa chọn của các em, đó là tinh thần của pháp luật Việt Nam. Điều

này được thừa nhận ngay trong khoản 3 Điều 28 của Luật quốc tịch năm 1998 hay

ngay trong cả Luật quốc tịch năm 2008 gần đây, tức là: “Sự thay đổi quốc tịch của

người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi theo quy định tại khoản 1 và

khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó”.

Song song đó, nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, Luật quốc tịch cũng quy định

trong trường hợp cha mẹ hoặc một trong hai người cha hoặc mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch năm 1998 thì quốc tịch của con chưa thành niên không bị thay đổi theo.

Không dừng lại ở đó, tại Điều 30 của Luật quốc tịch năm 1998 cũng quy định tiếp về vấn đề quốc tịch của con nuôi chưa thành niên, chi tiết như sau:

“1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

2.Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.

3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận là con nuôi, thì được nhập quốc tịch

Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các

điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám

tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.”

Tiến tới những quy định tại Điều 37 của Luật quốc tịch năm 2008 về vấn đề

này, thì nội dung của điều khoản này cũng được quy định một cách tương tự như

vậy. Chúng ta có thể thấy được rằng, quy định này nó đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi và cả

trẻ em là người Việt Nam được người nước ngoài nhận là con nuôi thì vẫn giữ được quốc tịch Việt Nam, ngay cả trong trường hợp trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ nhận làm con nuôi mà một trong hai người là công dân Việt Nam và người còn lại là công dân nước ngoài thì đứa trẻ này vẫn được nhập quốc tịch Việt Nam. Dù

trong một chừng mực nào đó thì pháp luật luôn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của mình trong công việc điều tiết nền quản lý chung, và quốc tịch là một trong những

góc độ và cấp độ quản lý của Nhà nước ta.

Dừng lại ở đây, chúng ta sẽ bước tiếp sang một chặng đường tìm hiểu khác

để bổ sung cho chuỗi nghiên cứu làm nên một sự toàn vẹn hơn cho vấn đề ở mọi

góc độ. Quả thật, đây chính là một vấn đề khác và vấn đề khác này dường như đã

đóng một vai trò chuyển tiếp nội dung muốn bàn luận đến của chúng ta. Thật vậy, một khi đã đi qua những nội dung liên quan đến vấn đề về xác lập quốc tịch, thì chắc hẳn chúng ta cũng sẽ khá quan tâm đến những vấn đề về việc chấm dứt quốc tịch từ ngay trong những quy định của luật.

2.2. Vấn đề chấm dứt quốc tịch

Cứ như là một vòng tuần hoàn bình thường trong cuộc sống, một khi vấn đề

xác lập quốc tịch hay hưởng quốc tịch được đặt ra rồi, thì kế đến là việc mất hay chấm dứt quốc tịch sẽ được đặt ra ngay sau đó. Nếu như hưởng chính là nhận được, thì mất chính là việc không còn nữa. Do đó, khi hiểu rằng hưởng quốc tịch là một

cơ sở để xác định mối quan hệ pháp lý vững chắc và ổn định cả về thời gian và không gian giữa một cá nhân với một Nhà nước, thì ngược lại, việc mất quốc tịch sẽ được hiểu là một sự kiện làm chấm dứt mối quan hệổn định đó. Thế nhưng, việc chấm dứt quốc tịch này chỉ tồn tại trong những trường hợp nhất định và trong những điều kiện nhất định do luật của từng nước quy định. Do đó, các nước đều

quy định những trường hợp mà theo đó những công dân không còn được mang quốc tịch của quốc gia mình nữa. Tuy pháp luật của các nước quy định không giống nhau về điều kiện mất quốc tịch. Nhưng nhìn chung, các nước đều quy định những

trường hợp chấm dứt quốc tịch phổ biến của công dân như: được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch hay mất quốc tịch theo các điều ước quốc tế.

Trở lại với pháp luật của Việt Nam quy định về tình trạng mất quốc tịch, thì vấn

đề mất quốc tịch được hiểu là việc công dân Việt Nam không còn mang quốc tịch Việt

Nam và Nhà nước Việt Nam không coi người đó là công dân của mình nữa kể từ thời

điểm mất quốc tịch. Cũng như pháp luật của các quốc gia khác, Luật quốc tịch Việt Nam cũng đưa ra những trường hợp làm mất quốc tịch Việt Nam như: được thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay ký kết và một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và những nội dung này sẽ là trọng trách của một người nghiên cứu cần phải tìm hiểu đầu tiên là dưới góc độ của Luật học.

2.2.1. Mất quốc tịch do xin thôi quốc tịch

Chúng ta có thể thấy, có rất nhiều kiều bào của Việt Nam sinh sống ở nước

ngoài nhưng họ đều muốn hướng về dân tộc, cội nguồn. Họ vẫn muốn được giữ lại quốc tịch Việt Nam. Đó là một thái độ đáng kính và là những tấm gương tốt đối với kiều bào thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên, khi thời thế thay đổi trên phạm vi thế giới và trong phạm vi của từng quốc gia. Và khi đã chia ra nhiều quốc gia thì sự khác nhau về

luật pháp giữa các quốc gia là lẽ đương nhiên. Có lẽ, khi cư trú tại một quốc gia nào đó

thì dường như khó lòng sống ngoài luật pháp của quốc gia ấy.

Trên thế giới ngày nay còn có nước cho chấp nhận cho kiều dân sống trên nước họ và vẫn mang quốc tịch gốc mà không bị đối xử phân biệt, có nước pháp luật cho phép kiều dân sống trên nước họ được mang hai quốc tịch (quốc tịch gốc và cả quốc tịch của quốc gia sở tại), lại cũng có những nước mà pháp luật ở đó chỉ cho phép mang

một quốc tịch. Muốn nhập quốc tịch của nước họ thì phải từ chối quốc tịch gốc của mình. Có lẽ, một khi đã mang quốc tịch của nước mà họ đang cư trú thì sẽ thuận tiện nhất cho công việc làm ăn, sinh sống, học tập, đi lại,… của họ. Đến đây, vấn đề về

việc xin thôi quốc tịch dần dần đã được đặt ra.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật quốc tịch năm 1998 hay tại khoản 1 Điều 27 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: “Công dân Việt

Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể

được thôi quốc tịch Việt Nam”. Đây là quy định một mặt nó thể hiện được sự thấu hiểu của Nhà nước Việt Nam đối với cá nhân xin thôi quốc tịch Việt Nam nhằm mục đích ổn định cuộc sống tại quốc gia xin nhập quốc tịch, nhưng một mặt quy

định này cũng đặt ra một hàng rào cho những cá nhân muốn xin thôi quốc tịch Việt

Nam, hàng rào được xây dựng nên ở chỗ “Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam”, điều có thể ở đây tức là không chắc chắn, có thể được thôi quốc tịch Việt Nam và cũng có thể không được thôi quốc tịch Việt Nam. Ta thấy, chủ thể có quyền được xin thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng không phải lúc nào Nhà nước Việt Nam cũng cho phép chủ thể đó được thôi quốc tịch Việt Nam. Có thể nói, Nhà

nước Việt Nam sẽ chưa cho thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những

trường hợp được quy định tại Điều 24 của Luật quốc tịch năm 1998 như sau:“Đang

nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc

công dân Việt Nam; Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.”

Nếu người xin thôi quốc tịch Việt Nam rơi vào một trong những trường hợp này thì Nhà nước Việt Nam không cho phép cá nhân đó được thôi quốc tịch Việt Nam, vì cá nhân đó vẫn còn phải thực hiện một nghĩa vụ hay cần phải hoàn tất một nghĩa vụ nào đó đối với Nhà nước Việt Nam hay đối với công dân Việt Nam. Có lẽ, đó là một trong những điều kiện cần được xem xét trước khi đồng ý cho một cá nhân được thôi quốc tịch Việt Nam. Bởi vì, khi chấp nhận cho thôi quốc tịch Việt Nam thì tức là mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước Việt Nam với cá nhân đó không còn tiếp tục được nữa, nó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm cho thôi quốc tịch Việt Nam, lúc bấy giờ người đó đã không còn là công dân của Việt Nam. Do đó, nếu đồng ý cho thôi quốc tịch Việt Nam mà không cần phải xem xét đến những điều kiện này thì sau khi đã có quyết định cho thôi rồi thì vô tình sẽ tạo nên những bất lợi cho bên có quyền của Việt Nam mà cụ thể là Nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức và cả công dân Việt Nam. Nó sẽ không tạo

được sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau của công dân Việt Nam. Do đó,

những trường hợp cần phải cân nhắc này là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn trong mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước Việt Nam với công dân Việt Nam.

Ngoài ba trường hợp được nêu trên, thì tại khoản 2 Điều 27 Luật quốc tịch

năm 2008 còn đặt ra thêm hai trường hợp mới nữa, đó là: “Đang bị tạm giam để

chờ thi hành án; Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.”

Bên cạnh đó, là một trong những điều kiện đã được xem xét là: “Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch Việt Nam” (khoản 4 Điều 24 Luật quốc tịch năm 1998 và khoản 4

Điều 27 Luật quốc tịch năm 2008). Có lẽ chúng ta sẽ nên phải nói qua đôi điều về đối

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân của Việt Nam, là lực lượng nòng cốt góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn chủ quyền của đất

nước,… Do đó, khi đứng từ góc độ của Nhà nước Việt Nam thì việc xem xét không thể đồng ý cho những chủ thể thuộc trong trường hợp này được thôi quốc tịch Việt Nam. Thiết nghĩ, nếu chấp nhận cho những cá nhân này được thôi quốc tịch Việt Nam thì nó sẽảnh hưởng không tốt đến an ninh quốc gia. Dường như, nếu như những người

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)