Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 63)

Theo khoản 1 Điều 37 của Luật quốc tịch năm 2008 sửa đổi quy định như

sau: “Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”, quy định này cũng không có khác gì so với Luật quốc tịch năm 1998, rồi đến khoản 2 thì được nêu như sau: “Trẻ em là người nước ngoài

được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam kể từ ngày

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con

nuôi”. Hiện nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Và pháp luật của nhiều quốc gia về quốc tịch của con nuôi đều quy định tương tự như khoản 2 Điều 37 Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Để đảm bảo tính khả thi và sự hài hoà giữa các quy

định của luật, sự hài hoà giữa pháp luật Việt Nam và luật của các nước. Do đó, thiết nghĩ rằng, chúng ta nên bổ sung khoản 1 Điều 37 của Luật quốc tịch năm 2008 như

sau: “Trẻ em là công dân Việt Nam được được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam nếu pháp luật của nước mà cha mẹ nuôi đứa trẻ là

công dân không có quy định khác”. Có lẽ, quy định này sẽ mang đến những khả

năng là: đứa trẻ vẫn có quốc tịch của Việt Nam; đứa trẻ có quốc tịch Việt Nam

đồng thời có quốc tịch của cha mẹ nuôi; đứa trẻ chỉ có quốc tịch của cha mẹ nuôi. Về mặt thực tế, thì dù luật nước ngoài có quy định như thế nào thì trẻ em Việt Nam khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi cũng không thể rơi vào

mức độ bao quát và hài hoà hơn, quyền có quốc tịch của trẻ em cũng vẫn không hề bị ảnh hưởng. Đối với người nước ngoài, quy định theo hướng này sẽ tạo được “tâm lý” yên tâm hơn cho họ - những người mà xuất phát từ lòng nhân đạo, tình

yêu thương đối với trẻ em mà quyết định thực hiện sứ mệnh nuôi dưỡng, chăm

sóc những đứa trẻ thiệt thòi, bất hạnh.

Tiếp đến là tại khoản 3 Điều 37 của Luật năm 2008 quy định: “Trẻ em là

người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người

kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi, thì được nhập quốc tịch Việt Nam

theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều

kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này”.

Theo quy định hiện hành cũng như theo quy định của luật quốc tịch mới- Luật năm 2008, trẻ em là con nuôi trong trường hợp này muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải có đơn xin nhập quốc tịch của cha mẹ nuôi. Chúng ta nên thay thế

“đơn nhập quốc tịch” bằng “thoả thuận bằng văn bản” thì mới phù hợp với quy

định tại khoản 2 Điều 16 của Luật năm 2008 (khoản 2 Điều 17 của Luật quốc tịch

năm 1998) là trao quyền quyết định “thoả thuận bằng văn bản” cho cha mẹ, khi cha hoặc mẹ nuôi là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài. Đồng thời, chúng ta cũng phải bổ sung thêm tình huống mà cha mẹ không thể thoả thuận

được giống như đề nghị bổ sung Điều 16 nêu trên. Do đó, quy định này cần phải sửa đổi theo hướng: “Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi, thì có quốc tịch Việt Nam nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ.

Trường hợp không có thoả thuận của cha mẹ mà đứa trẻ không còn quốc tịch

nước ngoài do được nhận làm con nuôi, thì có quốc tịch Việt Nam”.

Lý do thứ hai để giải thích cho việc đề nghị thay đổi “đơn xin nhập quốc tịch”

thành “thoả thuận bằng văn bản” là vì, chúng ta quy định phải có “đơn xin nhập quốc tịch” mà lại miễn hết tất cả các điều kiện cho nhập quốc tịch theo luật định thì chẳng khác nào việc “thoả thuận bằng văn bản”. Do đó, nếu chúng ta quy định “thoả thuận

bằng văn bản” thì việc hưởng quốc tịch Việt Nam của đứa con nuôi trong trường hợp

này sẽ được thực hiện đơn giản hơn, không phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch và không phải đợi có Quyết định cho nhập quốc tịch của Chủ tịch nước31.

3.2.2.2. Về vấn đề mất quốc tịch

Ngoài những sửa đổi, bổ sung mang tính chất bước ngoặc thì bên cạnh đó cũng

còn tồn tại những những điểm còn hạn chế đòi hỏi phải đặt ra giải pháp hoàn thiện sao cho khả quan và phù hợp với đời sống thực tế. Liên quan đến câu chuyện về vấn đề

mất quốc tịch thì những phương hướng hoàn thiện sẽ được nêu lên ở một số nội dung với những góc độ như sau:

3.2.2.2.1. Thôi quốc tịch Việt Nam

Theo khoản 4 Điều 27 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định: “Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lưỡng vũ trang nhân dân

không được thôi quốc tịch Việt Nam”. Quy định này nhằm bảo đảm bí mật quân

sự, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, không phải ai đang phục vụ trong lực lượng vũ

trang nhân dân cũng làm phương hại đến lợi ích của quốc gia Việt Nam khi họ

thôi quốc tịch Việt Nam. Còn tuỳ thuộc vào vị trí, công việc của họ trong lực

31

ThS. Cao Nhất Linh, Cần hoàn thiện thêm Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), Nghiên cứu lập pháp số 10(126), tháng 7 năm 2008.

lượng vũ trang mới biết được là việc thôi quốc tịch của họ có nguy cơ xâm hại

đến Việt Nam hay không. Do đó, chúng ta nên mềm dẻo bằng cách cho họ thôi quốc tịch với điều kiện là có giấy xác nhận của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghĩ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của

người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Vì vậy mà, chúng ta nên bổ sung thêm quy định trên như sau: “Cán bộ, công chức và những người

đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch

Việt Nam, trừ trường hợp việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không làm

phương hại đến lợi ích của quốc gia Việt Nam”.

3.2.2.2.2. Tước quốc tịch Việt Nam

Khoản 1 Điều 31 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành

vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam”. Nhưng đến khoản 2 thì quy định tiếp như sau: “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc nhoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi

quy định tại khoản 1 Điều này”.

Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng, quy định được nêu trên đồng nghĩa với việc công dân Việt Nam cư trú ở Việt Nam thì không bị tước quốc tịch. Hiến pháp của chúng ta đã quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam và mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, dù thưởng hay phạt thì họ phải bình đẳng với nhau nếu họ đều là công dân Việt Nam. Do đó, người đã nhập quốc tịch Việt Nam thì về mặt pháp lý là công dân Việt Nam, nên chúng ta phải quy định thống nhất điều kiện bị tước quốc tịch của họ về nơi cư trú.

Nếu chúng ta giải thích rằng quy định như khoản 1 Điều 31 Luật quốc tịch năm

2008 là nhằm mục đích tránh tình trạng công dân Việt Nam cư trú trên lãnh thổ

Việt Nam bị tước quốc tịch sẽ trở thành người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam, thì chúng ta cũng phải nên tránh tình trạng khi công dân Việt Nam là những

người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch sẽ trở thành người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì, về nguyên tắc, và trừ

một số trường hợp mới được bổ sung, người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam cũng đã thôi quốc tịch nước ngoài và đa số họ đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Có nghĩa là vào thời điểm có thể bị tước quốc tịch thì những người này là công dân Việt Nam, không có quốc tịch của nước ngoài. Họ đã và đang thực hiện tất cả các quyền và thực hiện tất cả các nghĩa vụ công dân của họ trên lãnh thổ Việt

Nam. Như vậy, người này phải được áp dụng pháp luật giống như công dân Việt Nam

theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật quốc tịch năm 2008. Nếu không, chúng ta

không đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng giữa công dân Việt Nam với nhau.

3.2.2.3. Một số vấn đề khác

Bên cạnh những vấn đề với những góc độ như trên thì vẫn còn một số vấn đề khác liên quan như:

3.2.2.3.1. Vềcăn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam.

Ngay trong Luật quốc tịch năm 2008, theo quy định tại Điều 14 thì một cá nhân

được xác định là có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây: “Do

Được trở lại quốc tịch Việt Nam; Theo quy định tại các Điều 18, 35 và 37 của Luật này;

Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Quy định này vẫn được giữ nguyên so với quy định tại Điều 15 của Luật quốc tịch năm 1998. Tuy nhiên, do Luật quốc tịch năm 2008 đã thừa nhận việc giữ quốc tịch Việt Nam với hình thức “đăng ký” được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này, cụ thể như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn năm năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

để giữ quốc tịch Việt Nam”. Do vậy, chúng ta nên bổ sung căn cứ này vào Điều 14 của Luật năm 2008, điều này là cần thiết bởi vì có quy định như vậy thì ta sẽ

tạo nên được một sự thống nhất từ ngay trong nội tại các quy phạm pháp luật. Ngoài ra, trong thời kỳ mới, cũng như các nước, chúng ta đang khuyến khích những người có tài đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do đó,

chúng ta nên bổ sung thêm căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam theo hình

thức “được tặng thưởng quốc tịch”. Như một số quốc gia khác, hình thức này có thể

áp dụng đối với những người đã và đang đóng góp thật đặc biệt cho Việt Nam trong các lĩnh vực mà không cần phải chờ họ làm đơn xin nhập quốc tịch mới được hưởng quốc tịch Việt Nam. Nếu áp dụng thêm căn cứ xác định này thì chúng ta có thể quy

định thêm là hình thức thưởng quốc tịch để đương sự trở thành công dân thực sự hay chỉ trở thành công dân danh dự mà thôi. Dĩ nhiên, thẩm quyền tặng thưởng quốc tịch này cũng do Chủ tịch nước quyết định theo đề nghị của Chính phủ.

3.2.2.3.2. Về việc quy định huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Điều 33 Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch có thể bị huỷ bỏ, nếu

được cấp chưa quá năm năm”.

Thứ nhất, về mặt pháp lý, xin vào quốc tịch là hành vi thể hiện ý chí tự nguyện của đương sự. Pháp luật của các quốc gia đều đưa ra những điều kiện nhất định làm căn

cứ để xem xét nguyện vọng của đương sự. Thông thường, đó là các điều kiện về độ tuổi, về thời gian cư trú, về khả năng ngôn ngữ,…Việc viết đơn xin vào quốc tịch, nộp các giấy tờ cần thiết là nghĩa vụ của đương sự. Các hoạt động tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, kiểm tra, xác minh các thông tin là nghĩa vụ của các cơ quan chức năng. Việc “cấp nhầm”

quốc tịch Việt Nam có phần trách nhiệm không nhỏ của cơ quan chức năng, vì vậy có nên tiếp tục để Điều 33 trong Luật sửa đổi. Chúng ta tham khảo thực tiễn gia nhập quốc tịch của một số nước Bắc Âu, điển hình là Thụy Điển thì có thể thấy những quốc gia này là những địa chỉ hấp dẫn đối với công dân của nhiều nước. Vì vậy, hiện tượng cố ý khai báo không đúng sự thật để có thể nhanh chóng có quốc tịch của những quốc gia này trong thực tiễn cũng xảy ra. Quan điểm của những quốc gia này là nếu cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện hiệu quả việc xác minh thông tin thì phải chấp nhận chứ không đưa ra quyết định “huỷ bỏ” như quy định của Việt Nam.

Thứ hai, về mặt thực tế, từ khi Luật quốc tịch năm 1998 có hiệu lực cho đến nay, theo thống kê của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương tính từ tháng 01/1999 đến tháng 12/2007, thì việc giải quyết hồ sơ

về quốc tịch (trong đó có việc xin vào quốc tịch Việt Nam) đạt kết quả như sau32:

Có thể thấy, con số 202 trường hợp người nước ngoài được vào quốc tịch Việt

Nam trong chín năm không phải là nhiều. Con số không lớn này cũng đã phản ánh

tương đối chính xác thực tiễn Việt Nam chưa hẳn là một “địa chỉ hấp dẫn” đối với người

nước ngoài. Hơn nữa, về mặt thực tế, cho đến nay Việt Nam cũng chưa từng đưa ra bất kỳ quyết định huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam nào33. Do đó, vấn đề có nên tiếp tục để giữ điều khoản này nữa hay không thì điều này chúng ta cần một sự suy xét sao cho phù hợp trong thời đại mới này. .

Chúng ta có thể thấy rằng, một đặc tính bất di bất dịch của pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân đạo. Điều này có nghĩa là, các quy định của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng phải nhằm mục đích giáo

dục, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các chủ thể trở nên hoàn thiện hơn, chứ không phải mang tính áp đặt, triệt tiêu và dồn chủ thể rơi vào tình thế bế tắc. Thế nhưng,

thỉnh thoáng trong pháp luật của Việt Nam, chúng ta vẫn còn thấy một vài quy phạm pháp luật vẫn còn bất cập và chưa hợp lý. Pháp luật về quốc tịch cũng vậy, dù trong Luật quốc tịch năm 1998 hay Luật quốc tịch năm 2008 mới sửa đổi đây

cũng vẫn tìm ẩn những điểm chưa phù hợp lắm, còn hạn chế từ ngay trong nội tại của các quy phạm pháp luật. Từ những điểm này mà, thao tác đi tìm ra những cách tháo gỡ sao cho mềm dẻo nhất với thời đại, để luật được gần và xác với thực tế hơn. Cũng với hướng đi này mà vấn đề nói về “Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện thêm sự phù hợp của Luật quốc tịch Việt Nam trong thời đại mới” đã không

32

Báo cáo tổng kết chín năm thực hiện quốc tịch Việt Nam năm 1998 số: 21b/BC-BTP ngày 18/02/2008.

33

ThS. Nguyễn Thị Thuận, Bình luận về một số nội dung trong Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), Tạp

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 63)