Một số đề xuất để phù hợp hơn Luật quốc tịch Việt Nam trong thời đại mới

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 58)

Quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân. Bởi vì, nếu không có quốc tịch thì cá nhân đó sẽ không được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của một công dân ở bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là họ sẽ không được quốc gia nào thực hiện việc bảo hộ ngoại giao nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi tham gia

vào các quan hệ pháp luật. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xác lập quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền có quốc tịch của mọi cá nhân. Với mục đích hoàn thiện pháp luật của quốc gia đó, nên việc đóng

góp ý kiến sẽ trở nên hết sức quan trọng để từng bước “khỏa lắp” đi những điểm còn hạn chế của luật, nên trong một chừng mực nào đấy, khi đưa ra những ý kiến đóng góp để bổ sung thêm sự phù hợp của Luật quốc tịch Việt Nam trong thời đại mới.

3.2.2.1. Về vấn để xác lập quốc tịch

Đầu tiên, khi liên quan đến vấn đề về xác lập quốc tịch, thì công việc đề ra những phương hướng hoàn thiện sẽ được đặt ra trong một số trường hợp với những nội dung như sau:

28

3.2.2.1.1. Vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam

Khoản 1 Điều 19 của Luật 2008 quy định như sau: “Công dân nước ngoài

và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch

Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau

đây:…”.Chúng ta thấy rằng, phần giả định của quy phạm pháp luật này chưa đầy

đủ, nên cần được bổ sung thêm cụm từ: “Trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có

quy định khác”. Có nghĩa là: “Trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định

khác, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam

có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu

có đủ các điều kiện sau đây:…”. Bởi vì, thực tế, chúng ta đã có quy định về việc

nhập quốc tịch của “trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi, thì

được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này” (khoản 3 Điều 37 Luật quốc tịch năm 2008). Như vậy, rõ ràng, chúng ta có một

trường hợp nhập quốc tịch mà không cần hội đủ các điều kiện quy định tại khoản

1 Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008. Đây chính là “trường hợp pháp luật Việt Nam quy định khác” so với các điều kiện chung để nhập quốc tịch Việt Nam.

Theo khoản 3 Điều 19 của Luật quốc tịch năm 2008 bổ sung thêm quy định:

“Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người

quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho

phép”, mà khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008 quy định những trường hợp như:

“ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt

đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quy định này sẽ là điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản và được cho là tiến bộ của pháp luật quốc tịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, chúng ta đã quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch thì không cần phải có

cụm từ “nếu được Chủ tịch nước cho phép” mới được giữ quốc tịch nước ngoài khi

nhập quốc tịch Việt Nam. Nói cách khác, nếu đã là quy định của pháp luật thì quy định

đó phải được áp dụng một cách công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi chủ thể liên quan.

Chúng ta đã luật hoá các trường hợp cụ thể và chính đáng để được giữ quốc tịch nước ngoài thì Chủ tịch nước chỉ có thẩm quyền xét hồ sơ và nếu đương sự hội đủ các điều kiện quy định của Luật thì Chủ tịch nước phải cho đương sự giữ quốc tịch nước ngoài.

Do đó, cụm từ“nếu được Chủ tịch nước cho phép” sẽ không có ý nghĩa khi đương sự đã hội đủ những điều kiện Luật định để được giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam. Để tránh cho quy định của pháp luật Việt Nam rơi vào tình trạng chủ thể

muốn hưởng quyền vì có đủ điều kiện theo luật định mà còn phải đợi thêm Chủ tịch

nước cho phép, thì chúng ta phải bỏ cụm từ này.

Theo khoản 4 Điều 19 của Luật năm 2008: “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do đương sự lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam”. Quy định này cần làm rõ hơn về

vấn đề như thế nào là “tên gọi Việt Nam”.

Đất nước chúng ta là đất nước đa dân tộc. Về mặt pháp lý và trên thực tế, tên gọi của các dân tộc ít người cũng là tên gọi Việt Nam. Do đó, chúng ta phát âm và phiên âm

(được sử dụng chính thức trong cơ quan nhà nước và các cơ sở đào tạo) thì tên của những người dân tộc ít người này không khác gì tên nước ngoài. Do đó, quy định này cần được sửa đổi và bổ sung theo hai hướng như sau:

Hướng thứ nhất, ta có thể quy định như sau: “Người được nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi thuộc một trong các ngôn ngữ dân tộc Việt Nam. Tên gọi này do

đương sự lựa chọn trong đơn xin nhập quốc tịch và được ghi rõ trong Quyết định cho

nhập quốc tịch Việt Nam”. Theo hướng này, chúng ta cũng nên thay thế cụm từ“người xin nhập quốc tịch” bằng “người được nhập quốc tịch” như trên. Bởi vì, trong thời gian xin nhập quốc tịch (có nghĩa là chưa được nhập quốc tịch) mà bắt đương sự phải có tên gọi Việt Nam thì không hợp lý lắm. Thiết nghĩ, chúng ta chỉ cần quy định “tên gọi này

do đương sự lựa chọn trong đơn xin nhập quốc tịch” là đã đầy đủ.

Hướng thứ hai, như đã nói, một mặt, chúng ta rất khó xác định thế nào là tên Việt Nam. Mặt khác, người nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam cũng luôn

muốn giữ lại chút gì đó đã gắn bó với mình từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành.

Do đó, chúng ta chỉ buộc người nhập quốc tịch phải có họ của Việt Nam còn tên thì có thể giữ tên nước ngoài hoặc là có thể cho người nước ngoài vẫn được giữ nguyên tên họ cũ của mình. Bởi vì, chúng ta có thể xem như tên họ nước ngoài là tên họ của một trong các dân tộc ít người của Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, theo Luật quốc tịch năm 2008 thì chúng ta đã chấp nhận cho một đối tượng giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam thì chúng ta không chấp nhận cho họ được giữ tên nước ngoài. Giả sử, trong trường hợp một người nước ngoài đang mang tên nước ngoài, sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, được giữ quốc tịch nước ngoài thì chẳng lẽ người này phải bỏ tên

nước ngoài để lấy tên gọi Việt Nam. Nếu người nhập quốc tịch Việt Nam lấy tên Việt Nam mà vẫn còn giữ tên nước ngoài (do người này còn quốc tịch nước ngoài, nên việc phải giữ tên nước ngoài là điều dĩ nhiên) thì người này sẽ có hai tên.

Điều này sẽ phát sinh ra những khó khăn trong việc quản lý công dân, thậm chí khó truy tìm hoặc thực hiện các biện pháp tư pháp đối với người mang hai tên này. Bởi vì, khi người này trở lại nước ngoài thì chắc chắn sẽ sử dụng tên nước ngoài

nơi quốc gia mà người này mang quốc tịch nước ngoài, vì còn liên quan đến các giấy tờ đang có giá trị pháp lý với họ và tên nước ngoài của người này. Do đó,

giải pháp tốt nhất là vẫn cho người nước ngoài được giữ tên nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam nếu họ còn giữ quốc tịch nước ngoài.

Mặc khác, nếu chúng ta giải thích và cấp nhận rằng “tên Việt Nam” là tên có thể lấy từ tên gốc nước ngoài của đương sự rồi phiên âm ra tiếng Việt thì cũng

không phải là giải pháp tối ưu. Trên thực tế, học sinh, sinh viên Việt Nam khi đọc

sách nước ngoài gặp tên của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới mà không biết họ là ai, bởi tên tuổi của họ đã được phiên âm thành tiếng Việt trên sách báo trong nước.

Bên cạnh đó, điều kiện “biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam” cần phải quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Thiết nghĩ, nếu chúng ta quy định phải là tiếng dân tộc Kinh thì sẽ thuận lợi hơn cho đương sự trong việc hoà nhập, hiểu biết chính sách pháp luật Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận một trong các tiếng của dân tộc ít người của Việt Nam thì sẽ gặp được rất nhiều khó khăn cho việc

đào tạo và cấp giấy chứng nhận trình tự tiếng Việt (tiếng dân tộc) cho đương sự khi nhập quốc tịch Việt Nam. Bởi vì, theo quy định hiện hành thì chỉ có các trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn mới có thể cấp giấy chứng nhận này. Do đó, cần

phải quy định cụ thểở đây, tiếng Việt là tiếng được sử dụng chính thức trong hệ thống

nhà nước, đào tạo và trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Đề nghị

này cũng rất phù hợp với các giấy tờ chứng minh về trình độ tiếng Việt để được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định hiện hành là “có bằng tốt nghiệp các trường Đại

học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc Trung học phổ thông của Việt Nam…”.

Do đó, một cách gián tiếp, chúng ta đã quy định tiếng Việt trong trường hợp này là tiếng dân tộc Kinh. Bởi vì để có được các giấy tờ, bằng cấp này, không thể không biết tiếng dân tộc Kinh. Nhưng nếu chúng ta không luật hoá rõ ràng thì một ngày nào đó,

sẽ có người nước ngoài yêu cầu cho họ nhập quốc tịch và muốn được kiểm tra trình độ

tiếng Việt là tiếng các dân tộc ít người của Việt Nam29.

3.2.2.1.2. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Mặc dù Điều 16 của Luật quốc tịch năm 2008 đã bổ sung thêm trường

hợp: “Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận

được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”. Thế nhưng, khi va chạm vào cuộc sống thì vẫn còn có một vài trường hợp khác khi cha hoặc mẹ của đứa trẻ là người nước ngoài chết thì việc xác định quốc tịch cho con dường như chưa được luật dự liệu tới. Thê nên, quy định tại khoản

2 Điều 16 cần phải dự liệu thêm cách xác định quốc tịch Việt Nam cho đứa trẻ trong trường hợp này hoặc sau khi đứa trẻ được sinh ra thì bỏ về nước ngoài, không trở lại để thoả thuận chọn quốc tịch cho con lúc khai sinh. Có thể hình dung tại khoản 2 Điều 16 được bổ sung thêm như sau: “Trong trường hợp cha

hoặc mẹ là người nước ngoài chết hoặc cha mẹ không thoả thuận được hoặc

theo pháp luật của nước mà cha hoặc mẹ là người nước ngoài không chấp

nhận quốc tịch của đứa trẻ thì đứa trẻ có quốc tịch Việt Nam nếu đăng ký khai

sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam”. Tu y nhiên, đối với việc xác định quốc tịch Việt Nam một cách mặc nhiên cho đứa trẻ trong trường hợp cha mẹ không thoả thuận được, thì chúng ta có thể qu y định thêm quyền lựa chọn lại quốc tịch của đứa trẻ khi đứa trẻ được từ mười lăm tuổi đến dưới

mười tám tuổi nếu pháp luật của quốc gia hữu quan cho phép30.

3.2.2.1.3. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch.

Tại quy định của Điều 17 của Luật quốc tịch năm 2008 không thay đổi gì so với Điều 18 của Luật quốc tịch năm 1998. Theo đó,

“1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”.

Căn cứ vào quy định trên, thì chúng ta chỉ có thể xác lập được quốc tịch Việt

Nam cho đứa trẻ khi cha mẹ của đứa trẻ có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc trong

trường hợp thứ hai, mẹ phải là người có nơi thường trú tại Việt Nam. Do đó, nếu đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam bởi cha mẹ là người không có quốc tịch (hoặc

29

ThS. Cao Nhất Linh, Cần hoàn thiện thêm Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), Nghiên cứu lập pháp số 10(126), tháng 7 năm 2008.

30

ThS. Cao Nhất Linh, Cần hoàn thiện thêm Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), Nghiên cứu lập pháp số 10(126), tháng 7 năm 2008.

trường hợp mẹ không quốc tịch và cha cũng không rõ là ai) mà họ không có nơi thường trú tại Việt Nam, thì đứa trẻ sẽ không có quốc tịch Việt Nam.

Quy định này có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ không có quốc tịch của quốc gia nào nếu đứa trẻ đó không được các quốc gia khác cấp quốc tịch. Do đó, chúng ta nên bỏ điều kiện thường trú của cha mẹ là người không có quốc tịch và quy định thêm điều kiện là không được xác lập quốc tịch nước ngoài để đứa trẻ này hưởng quốc tịch Việt Nam, nhằm bảo đảm cho “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân

đều có quyền có quốc tịch…” (Điều 2 của Luật quốc tịch năm 2008) và đảm bảo chính sách “tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch” (Điều 8 của Luật quốc tịch năm 2008). Như vậy, chúng ta nên quy định Điều 17 như sau:

“Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không có quốc tịch hoặc có mẹ là người không quốc tịch, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu không được hưởng quốc tịch nước ngoài”.

Hoặc nếu chúng ta muốn giữ nguyên quy định hiện hành, là cấp quốc tịch cho trẻ em khi cha mẹ (hoặc mẹ) là người không quốc tịch, thường trú tại Việt Nam, thì chúng ta nên bổ sung thêm một khoản nữa trong Điều 17 để xác lập quốc tịch cho

đứa trẻ khi cha mẹ không có nơi thường trú tại Việt Nam trong trường hợp đứa trẻ này không được quốc gia nào khác cấp quốc tịch, cụ thể như sau: “3. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, không

có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc có mẹ là người không quốc tịch, không có nơi

thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu

không được hưởng quốc tịch nước ngoài”.

3.2.2.1.4. Quốc tịch của trẻ sơ sinh, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam

Chúng ta thấy rằng, mặc dù Điều 18 của Luật quốc tịch năm 2008 cũng đã chứa đựng một vài điểm mới tiến bộ, như cụ thể tại khoản 2 Điều này quy định

như sau: “Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ mười lăm tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;

b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài”.

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 58)