Về việc quy định huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 66 - 73)

Căn cứ Điều 33 Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch có thể bị huỷ bỏ, nếu

được cấp chưa quá năm năm”.

Thứ nhất, về mặt pháp lý, xin vào quốc tịch là hành vi thể hiện ý chí tự nguyện của đương sự. Pháp luật của các quốc gia đều đưa ra những điều kiện nhất định làm căn

cứ để xem xét nguyện vọng của đương sự. Thông thường, đó là các điều kiện về độ tuổi, về thời gian cư trú, về khả năng ngôn ngữ,…Việc viết đơn xin vào quốc tịch, nộp các giấy tờ cần thiết là nghĩa vụ của đương sự. Các hoạt động tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, kiểm tra, xác minh các thông tin là nghĩa vụ của các cơ quan chức năng. Việc “cấp nhầm”

quốc tịch Việt Nam có phần trách nhiệm không nhỏ của cơ quan chức năng, vì vậy có nên tiếp tục để Điều 33 trong Luật sửa đổi. Chúng ta tham khảo thực tiễn gia nhập quốc tịch của một số nước Bắc Âu, điển hình là Thụy Điển thì có thể thấy những quốc gia này là những địa chỉ hấp dẫn đối với công dân của nhiều nước. Vì vậy, hiện tượng cố ý khai báo không đúng sự thật để có thể nhanh chóng có quốc tịch của những quốc gia này trong thực tiễn cũng xảy ra. Quan điểm của những quốc gia này là nếu cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện hiệu quả việc xác minh thông tin thì phải chấp nhận chứ không đưa ra quyết định “huỷ bỏ” như quy định của Việt Nam.

Thứ hai, về mặt thực tế, từ khi Luật quốc tịch năm 1998 có hiệu lực cho đến nay, theo thống kê của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương tính từ tháng 01/1999 đến tháng 12/2007, thì việc giải quyết hồ sơ

về quốc tịch (trong đó có việc xin vào quốc tịch Việt Nam) đạt kết quả như sau32:

Có thể thấy, con số 202 trường hợp người nước ngoài được vào quốc tịch Việt

Nam trong chín năm không phải là nhiều. Con số không lớn này cũng đã phản ánh

tương đối chính xác thực tiễn Việt Nam chưa hẳn là một “địa chỉ hấp dẫn” đối với người

nước ngoài. Hơn nữa, về mặt thực tế, cho đến nay Việt Nam cũng chưa từng đưa ra bất kỳ quyết định huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam nào33. Do đó, vấn đề có nên tiếp tục để giữ điều khoản này nữa hay không thì điều này chúng ta cần một sự suy xét sao cho phù hợp trong thời đại mới này. .

Chúng ta có thể thấy rằng, một đặc tính bất di bất dịch của pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân đạo. Điều này có nghĩa là, các quy định của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng phải nhằm mục đích giáo

dục, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các chủ thể trở nên hoàn thiện hơn, chứ không phải mang tính áp đặt, triệt tiêu và dồn chủ thể rơi vào tình thế bế tắc. Thế nhưng,

thỉnh thoáng trong pháp luật của Việt Nam, chúng ta vẫn còn thấy một vài quy phạm pháp luật vẫn còn bất cập và chưa hợp lý. Pháp luật về quốc tịch cũng vậy, dù trong Luật quốc tịch năm 1998 hay Luật quốc tịch năm 2008 mới sửa đổi đây

cũng vẫn tìm ẩn những điểm chưa phù hợp lắm, còn hạn chế từ ngay trong nội tại của các quy phạm pháp luật. Từ những điểm này mà, thao tác đi tìm ra những cách tháo gỡ sao cho mềm dẻo nhất với thời đại, để luật được gần và xác với thực tế hơn. Cũng với hướng đi này mà vấn đề nói về “Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện thêm sự phù hợp của Luật quốc tịch Việt Nam trong thời đại mới” đã không

32

Báo cáo tổng kết chín năm thực hiện quốc tịch Việt Nam năm 1998 số: 21b/BC-BTP ngày 18/02/2008.

33

ThS. Nguyễn Thị Thuận, Bình luận về một số nội dung trong Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), Tạp chí Luật học số 6/2008. Năm Số lượng thôi quốc tịch Số lượng nhập quốc tịch Số lượng được trở lại QTVN Số lượng được cấp GCN có QTVN Số lượng được cấp GCN mất QTVN Số lượng được cấp GCN không có QTVN 1999 3.579 0 0 18 0 3 2000 6.431 1 1 67 0 16 2001 3.363 1 1 75 0 17 2002 1.553 0 0 208 0 6 2003 2.315 3 1 193 0 2 2004 5.406 35 0 140 0 0 2005 13.346 57 13 502 0 0 2006 12.631 46 22 405 0 0 2007 12.854 59 13 624 0 0 Tổng 61.478 202 51 2.232 0 44

nhiều thì cũng ít đã đóng góp một ý kiến nhỏ về việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Và có lẽ, khi ta đã cho rằng đây là một ý kiến thì nó cũng chỉ dừng lại là một ý kiến mà thôi. Thế nhưng, công việc hoàn thiện pháp luật có thật sự được hoàn thiện hay không là cũng đi từ những ý kiến đó. Do đó, trong một chừng mực nào đấy thì cần thiết chúng ta cũng cần phải đi tìm thật nhiều những cách su y nghĩ, những quan điểm, những ý kiến của những chủ thể khác nhau để tìm ra một sự tháo gỡ thật sự mềm dẻo và phù hợp với xu thế chung của thời đại, với sự vận hành ngày một đa dạng và phức tạp chung của toàn xã hội. Chính vì điều này mà vấn đề vừa được nói và thảo luận ở bên trên đó chính là một vài ý kiến

đóng góp của người viết.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử hơn năm mươi năm đấu tranh giành độc lập và xây dựng chính quyền nhân dân, Nhà nước ta luôn coi trọng chế định quốc tịch. Đây là vấn đề có ý nghĩa chính trị to lớn đối với Nhà nước công- nông. Cũng chính vì thế mà, kể từ sau ngày giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Sắc lệnh

53/SL ngày 20/10/1945 quy định về quốc tịch Việt Nam. Sắc lệnh đã khẳng định quyền thiêng liêng của trẻ em và của con người nói chung là có quyền có quốc tịch. Việc xác lập quốc tịch theo Sắc lệnh là dựa trên hai nguyên tắc: “nguyên tắc huyết thống”“nguyên tắc nơi sinh”. Rồi sau Sắc lệnh số 53/SL ấy thì cho đến ngày nay, khi dần đi qua Luật quốc tịch năm 1988, đến Luật quốc tịch năm 1998 và hiện tại một Luật quốc tịch mới sửa đổi gần đây là Luật quốc tịch năm 2008 (chưa có

hiệu lực thi hành) đã phần nào đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu liên quan đến chế định quốc tịch do thực tế đặt ra. Bên cạnh đó, cũng đã giúp ta có thể nhìn nhận

thêm được một sự việc đó là sự quan tâm của Nhà nước ta đối với các vấn đề về

quốc tịch, cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng Luật quốc tịch như: việc hưởng quốc tịch hay là việc chấm dứt quốc tịch. Có thể thấy, do hoàn cảnh lịch sử của đất nước trong từng thời kỳ, trong từng giai đoạn khác nhau nên trong một chừng mực nào đó, thì công việc sửa đổi bổ sung hay hoàn thiện thêm những quy định của pháp luật về quốc tịch đó lại là một vấn đề tất yếu. Chính vì điều tất yếu này mà dường như ta có thể nói, mỗi một văn bản pháp quy nào thì nó cũng có giá trị thực tiễn đối với giai đoạn phát triển của đất nước khi ấy, nó cũng khá phù hợp với xu thế chung của thời kỳ đó, đáp ứng được những tâm tư

nguyện vọng của công dân trong cuộc sống cũng như trong đời sống quốc tế. Đồng thời, chắc chắn rằng văn bản pháp quy được ra đời sau thì nó được hoàn chỉnh hơn,

được áp dụng một cách khả thi hơn so với văn bản pháp quy trước đó về mặt nội dung lẫn hình thức, bởi vì bối cảnh của đất nước lúc bấy giờ đã thay đổi rất nhiều so với trước và nhu cầu hay nguyện vọng của công dân ngày được khẳng định một cách khá cao. Thế nhưng, ta có thể hiểu thêm một điều rằng, vấn đề hoàn chỉnh hơn ở đây không có nghĩa là một sự hoàn chỉnh một cách tuyệt đối và hoàn hảo, tức là

đâu đó vẫn còn tồn tại một vài vấn đề chưa thật sự phù hợp với điều kiện của thực tế hay là, các quy định của Luật chưa được giải thích một cách rõ ràng nhất. Cũng

chính vì điều này mà, hướng nghiên cứu của người viết đi từ nội dung bên trong của các quy phạm pháp luật về chế định quốc tịch cho đến việc áp dụng những quy

định này vào trong thực tế của cuộc sống, để từ đó có thể tìm ra được những điểm còn chưa phù hợp và đưa ra một vài đề xuất để góp phần làm nên sự phù hợp hơn

của Luật quốc tịch trong thời đại mới. Cũng chính nhờ vào tiến trình đi tìm hiểu đề

tài “Các vấn đề về quốc tịch” này mà người viết đã có thể trang bị cho mình thêm một số kiến thức quan trọng cho sự hiểu biết của cá nhân. Mặc dù, trong cả bài viết hay từ trong những ý kiến đóng góp mà người nói xây dựng ở bên trên chưa thật sự

khoa học cho lắm nhưng đó là những gì mà bản thân đã đúc kết ra được.

Ngay lúc này, khi đã trãi qua một quá trình nghiên cứu lâu dài, thì giờ đây

ta có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng: Quốc tịch thật sự là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống xã hội của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý của một cá nhân trong cộng đồng sống. Thật vậy, quốc tịch đó là một mối quan hệ chính trị - pháp lý, và mối quan

hệ này nó thể hiện một sự gắn bó của cá nhân với Nhà nước, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân nhận quốc tịch đối với Nhà nước cấp quốc tịch, cũng như làm phát sinh những quyền và trách nhiệm của Nhà nước cấp quốc tịch đối với công dân được hưởng quốc tịch của Nhà nước đó.

Có thể nói, Luật quốc tịch Việt Nam đã thực sự đã đóng góp một vai trò quan trọng là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho công dân và đặc biệt nhất là trẻ em có quyền có quốc tịch, xác định và hình thành ý thức cho công dân mang quốc tịch Việt Nam về

niềm vinh dự được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân, góp phần to lớn trong việc giáo dục và đào tạo lớp công dân trẻ tiếp tục gánh vác nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Do điều kiện của đất nước ta đã có nhiều thay đổi khi bước

vào giai đoạn hội nhập đời sống quốc tế, và tình hình quốc tế cũng xuất hiện những yếu tố khách quan mới thì điều đó cũng đòi hỏi vấn đề ngày càng hoàn thiện pháp luật liên

quan đến chế định quốc tịch cũng hết sức được quan tâm, để có thể tiếp tục khẳng định

đường lối chính sách trước sau của Nhà nước ta là đảm bảo cho mọi công dân đều có quyền có quốc tịch, tiếp tục khẳng định quyền thiêng liêng của con người là có quốc tịch,

theo đó xác định những quyền và lợi ích của công dân mang quốc tịch Việt Nam và những nghĩa vụ, bổn phận của công dân mang quốc tịch Việt Nam đối với Nhà nước cấp quốc tịch - Nhà nước Việt Nam, bởi vì một khi nói đến quốc tịch tức là nói đến mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân từ góc độ trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.

2. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi năm 2001.

3. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.

4. Luật quốc tịch Việt Nam mới sửa đổi năm 2008.

5. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2005

6. Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.

7. Quyết định số 60/ QĐ-TP-QT ngày 07/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam.

8. Thông tư liên tịch số 09/1999/TT-BTP ngày 07/4/1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam.

Sách- báo- tạp chí

9. Cao Nhất Linh- Bổ sung tình huống khi xác lập quốc tịch của trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam- Nghiên cứu lập pháp số 11(63) tháng 11/2005.

10. Cao Nhất Linh- Cần hoàn thiện thêm Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi)- Nghiên cứu lập pháp số 10(126) tháng 7/2008.

11. Cao Nhất Linh- Tính nhân đạo của Luật quốc tịch Việt Nam- Nghiên cứu lập pháp số 7(123) tháng 5/2008.

12. Diệp Ngọc Dũng- Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế- Khoa Luật

Trường Đại học Cần Thơ năm 2002.

13. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội năm 2005.

14. Giáo trình Luật Quốc tế- Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB Công an nhân dân- Hà Nội năm 2002.

15. Giáo trình Tư pháp quốc tế- Đại học luật Hà Nội- NXB Chính trị quốc gia năm 1997.

16. Nguyễn Thanh Trì- Luật quốc tịch Việt Nam và bảo vệ quyền trẻ em- NXB Chính trị quốc gia tháng 12 năm 1999.

17. Nguyễn Thị Thuận- Bình luận về một số nội dung trong Dự thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi)- Tạp chí luật học số 6/2008.

18. Trần Trọng Đăng Đàn- Người Việt Nam ở nước ngoài- NXB Chính trị quốc gia năm 1997.

Các trang wed 19. http://my.opera.com/nguyenthiem77/blog/show.dm/2569910 20. http://nhandan.org.vn/tinbai/?top=40&sub=68&article=13772/ 21. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/02/12/2337/ 22. http://www.dcvonline.net/php/module.php?name=News&file=print&sid=2803 23. http://www.mofa.com.vn 24.http://www.laodong.com.vn/Home/Ba-truong-hop-co-the-nhap-quoc-tich-Viet- Nam/200810/111957.laodong 25. http://www.luathoc.vn/diendan/showthread.php 26. http://www.onboom.com/GL/Phapluat/2005/05/3B9DE8F3 27. http://www.thanhnien.com.vn/2007/Pages/200745/215083.aspx 28. http://www2.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/09/804372/

LỜI CẢM ƠN

Gạc qua một quá trình nghiên cứu đòi hỏi phải khoa học, gạc qua những sự tập

trung cao độ cho công việc tìm hiểu, gạc qua những sự suy nghĩ căng thẳng cho thao tác nghiên cứu liên quan đến vấn đề về quốc tịch. Để giờ đây, khi ta quay mình trở lại

để nhìn về một chặng đường dài mà ta đã đi để thấy rằng bài viết đã được hoàn tất một

cách tương đối. Thật vậy, bài viết đã được hoàn tất thì riêng lúc này đây, khi đã gạc qua những sự căng thẳng thì ta có thể ngẫm lại một điều, để có thể làm nên sự hoàn tất khá toàn diện này thì người viết cũng đã khá may mắn khi đã nhận được rất nhiều từ

những sự chia sẽ, từ những sự giúp đỡ cho đến những lời góp ý chân thành của nhiều

người thân. Có lẽ giờ đây, xin cho phép người viết có thể dành một phút để gửi lời cảm ơn của mình đến mọi sự giúp đỡ mà mọi người đã mang đến cho người viết. Đó là

một điều rất cần thiết để thể hiện cái “có trước có sau” của một con người.

Đầu tiên, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn- Cô Thạc sĩ Bùi Thị Mỹ Hương. Xin cảm ơn Cô về những sự chỉ dẫn tận tình, những ý kiến đóng góp quý giá góp phần làm nên một sự nhìn nhận đúng đắn của

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 66 - 73)