Thực trạng về vấn đề xin nhập, xin thôi quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 46)

Liên quan đến vấn đề xin nhập quốc tịch thì ngụ tại những quy định của Luật cũng tồn tại một số điểm chưa hợp lý như sau:

Thứ nhất, “người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam”

(khoản 2 Điều 8 của Nghị định 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998). Như vậy, như

thế nào là tên gọi Việt Nam trong khi nước ta vốn có rất nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ. Tên gọi Việt Nam ở đây cũng có thể là tên gọi của một dân tộc thiểu số nào đó. Nhưng dường như, để giải thích về vấn đề này một cách thấu

đáo thì có lẽ, chúng ta vốn chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể về

vấn đề này, hay chưa được giải thích một cách chính thức và cặn kẽ nhất cả. Do đó,

khúc mắc này còn nằm ở một góc độ lưỡng ước, chưa thật sự rạch ròi, và cũng

chính vì thế mà ởđây lại là một điểm còn thiếu sót của Luật.

Thứ hai, liên quan đến thủ tục hành chính. Trong trường hợp xin nhập quốc tịch hay xin thôi quốc tịch chẳng hạn, thì theo quy định của Luật quốc tịch hiện hành thì cần thiết phải có tờ khai lý lịch tư pháp. Chúng ta có thể thấy loại văn kiện này chỉ cần thiết khi đương sự xin nhập quốc tịch thôi, chỉ vì Chính phủ cần phải biết

đương sự có phải là người lương thiện hay không, và nếu cho nhập quốc tịch có nguy hại cho quốc gia hay không, do đó mà cần thiết phải có loại văn bản này. Có lẽ, khi

trong trường hợp đương sự xin thôi quốc tịch, thì thiết nghĩ rằng loại văn kiện này nó không cần thiết đểđược đặt ra nữa. Do vậy mà, cần phải xem xét vấn đề này để dần dần cải cách thủ tục hành chính một cách đơn giản hoá hơn nhưng cũng phải hợp tình hợp lý, phù hợp với bối cảnh xã hội.

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 46)