Về nguyên tắc quốc tịch

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 49 - 51)

Để đảm bảo tính xuyên suốt, truyền thống của nguyên tắc một quốc tịch, đông

thời được áp dụng một cách mềm dẻo hơn, khắc phục được những mâu thuẫn trong luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, Luật quốc tịch 2008 tiếp tục khẳng định nguyên tắc một quốc tịch nhưng có một số trường hợp ngoại lệ có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài:“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt

Nam, trừ trường hợp luật này có quy định khác” (Điều 4 Luật quốc tịch năm 2008). So sánh với “Nguyên tắc một quốc tịch” của Luật quốc tịch năm 1998, ta

có thể thấy “Nguyên tắc quốc tịch” trong Luật quốc tịch năm 2008 có sự mềm dẻo hơn từ cách nhìn bên ngoài. Có lẽ, cái được cho là mềm dẻo ắt hẳn là ở chỗ: nếu như Luật quốc tịch năm 1998 có ghi rõ là “Nguyên tắc một quốc tịch” thì đến Luật quốc tịch năm 2008 đã bỏ từ“một” đi, chỉ còn lại là “Nguyên tắc quốc tịch”. Về mặt nội dung, ngoài nội dung đã quy định trong Luật năm 1998, tức là: “Nhà

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”, Luật năm 2008 còn bổ sung thêm “trừ trường

hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy, Luật năm 1998 không quy định về các

trường hợp được mang hai quốc tịch) thì đến Luật năm 2008 đã quy định rõ các

trường hợp này. Việc khẳng định một số ngoại lệ có thể có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc này sao cho mềm dẻo hơn, phù hợp hơn với chính sách của Nhà nước ta về hội nhập quốc tế,

đại doàn kết dân tộc và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Những trường hợp ngoại lệ có thể có hai quốc tịch là những trường hợp được Chủ

tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008), được trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch năm 2008); trường hợp quốc tịch của trẻ em là

con nuôi (Điều 37 Luật quốc tịch năm 2008) và trường hợp người Việt Nam định

cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ

quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch năm 2008).

Có lẽ, việc bỏ Điều 3 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định về

nguyên tắc một quốc tịch đây là một giải pháp hợp lý bởi vì những lý do sau:

Thứ nhất, bỏ nguyên tắc một quốc tịch không có nghĩa là chúng ta thừa nhận nguyên tắc tắc nhiều quốc tịch. Như bên trên ta vừa nói, Luật năm 1998 hay không

riêng gì Luật năm 1998, mà cả một Luật quốc tịch trước đó là Luật quốc tịch năm

1988 cũng đều có quy định về việc duy trì nguyên tắc một quốc tịch này. Thế nhưng,

nội tại trong những văn bản này cũng vẫn tồn tại một số quy định mà việc áp dụng chúng trong thực tiễn sẽ có thể dẫn đến tình trạng công dân Việt Nam vẫn có thể có quốc tịch nước ngoài. Do đó, vấn đề nói về việc bỏ nguyên tắc một quốc tịch được quy

định tại Điều 3 của Luật quốc tịch năm 1998 là nhằm với mục đích hạn chế tính cứng nhắc của Luật, tạo ra những cơ chế linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tịch chứ hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta phủ nhận nguyên tắc một quốc tịch. Trong thực tế, không có quốc gia nào trên thế

giới có quy định chính thức nguyên tắc hai quốc tịch trong pháp luật về quốc tịch và cũng không có quốc gia nào áp dụng được triệt để nguyên tắc một quốc tịch. Được

“coi như” là đã thừa nhận nguyên tắc hai quốc tịch là những quốc gia trong pháp luật

về quốc tịch có quy định về việc cho phép công dân của nước mình có quốc tịch nước ngoài mà không mất quốc tịch gốc, không bắt buộc người nước ngoài phải thôi quốc tịch gốc khi nhập quốc tịch nước mình (Canada, Australia,…).

Thứ hai, nếu muốn để Điều 3 tiếp tục tồn tại và có tính khả thi thì phải chấp nhận có những quy định “quyết liệt” hơn như công dân Việt Nam nếu gia nhập quốc tịch nước ngoài thì đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch gốc.

Thứ ba, mặc dù Luật quốc tịch năm 1998 có quy định về việc xin thôi quốc tịch (Điều 24 Luật quốc tịch năm 1998) nhưng trên thực tế, công dân Việt Nam

định cư ở nước ngoài chỉ thực hiện quy định này khi trong pháp luật của nước mà họ muốn xin vào quốc tịch buộc người nước ngoài muốn nhận được quốc tịch của

nước đó thì phải xin thôi quốc tịch gốc. Như vậy, rõ ràng việc công dân Việt Nam có còn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam khi đã vào quốc tịch nước ngoài (trừ trường hợp bị tước hoặc huỷ bỏ quyết định cho vào quốc tịch) hầu như không bị

chi phối bởi các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Thứ tư, từ thực tiễn của tình trạng quốc tịch của cộng đồng người Việt Nam

cơ khác nhau nhưng đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có nguyện vọng

được giữ quốc tịch Việt Nam ngay cả khi đã nhập vào quốc tịch của nước sở tại24. Cũng chính vì vậy mà, việc bỏ Điều 3 trong Luật quốc tịch năm 1998 sẽ gạt bỏ được những “băn khoăn” của nhiều công dân Việt Nam đang đồng thời có quốc tịch nước ngoài về việc Nhà nước Việt Nam có thừa nhận hay không thừa nhận tình trạng nhiều quốc tịch của họ, mặc khác cũng tránh được tình trạng “thiếu nhất quán” giữa nội dung của các điều luật trong một đạo luật, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật, góp phần khẳng định chính sách đại đoàn

kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 49 - 51)