Chúng ta có thể thấy, có rất nhiều kiều bào của Việt Nam sinh sống ở nước
ngoài nhưng họ đều muốn hướng về dân tộc, cội nguồn. Họ vẫn muốn được giữ lại quốc tịch Việt Nam. Đó là một thái độ đáng kính và là những tấm gương tốt đối với kiều bào thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên, khi thời thế thay đổi trên phạm vi thế giới và trong phạm vi của từng quốc gia. Và khi đã chia ra nhiều quốc gia thì sự khác nhau về
luật pháp giữa các quốc gia là lẽ đương nhiên. Có lẽ, khi cư trú tại một quốc gia nào đó
thì dường như khó lòng sống ngoài luật pháp của quốc gia ấy.
Trên thế giới ngày nay còn có nước cho chấp nhận cho kiều dân sống trên nước họ và vẫn mang quốc tịch gốc mà không bị đối xử phân biệt, có nước pháp luật cho phép kiều dân sống trên nước họ được mang hai quốc tịch (quốc tịch gốc và cả quốc tịch của quốc gia sở tại), lại cũng có những nước mà pháp luật ở đó chỉ cho phép mang
một quốc tịch. Muốn nhập quốc tịch của nước họ thì phải từ chối quốc tịch gốc của mình. Có lẽ, một khi đã mang quốc tịch của nước mà họ đang cư trú thì sẽ thuận tiện nhất cho công việc làm ăn, sinh sống, học tập, đi lại,… của họ. Đến đây, vấn đề về
việc xin thôi quốc tịch dần dần đã được đặt ra.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật quốc tịch năm 1998 hay tại khoản 1 Điều 27 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: “Công dân Việt
Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể
được thôi quốc tịch Việt Nam”. Đây là quy định một mặt nó thể hiện được sự thấu hiểu của Nhà nước Việt Nam đối với cá nhân xin thôi quốc tịch Việt Nam nhằm mục đích ổn định cuộc sống tại quốc gia xin nhập quốc tịch, nhưng một mặt quy
định này cũng đặt ra một hàng rào cho những cá nhân muốn xin thôi quốc tịch Việt
Nam, hàng rào được xây dựng nên ở chỗ “Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam”, điều có thể ở đây tức là không chắc chắn, có thể được thôi quốc tịch Việt Nam và cũng có thể không được thôi quốc tịch Việt Nam. Ta thấy, chủ thể có quyền được xin thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng không phải lúc nào Nhà nước Việt Nam cũng cho phép chủ thể đó được thôi quốc tịch Việt Nam. Có thể nói, Nhà
nước Việt Nam sẽ chưa cho thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những
trường hợp được quy định tại Điều 24 của Luật quốc tịch năm 1998 như sau:“Đang
nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc
công dân Việt Nam; Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.”
Nếu người xin thôi quốc tịch Việt Nam rơi vào một trong những trường hợp này thì Nhà nước Việt Nam không cho phép cá nhân đó được thôi quốc tịch Việt Nam, vì cá nhân đó vẫn còn phải thực hiện một nghĩa vụ hay cần phải hoàn tất một nghĩa vụ nào đó đối với Nhà nước Việt Nam hay đối với công dân Việt Nam. Có lẽ, đó là một trong những điều kiện cần được xem xét trước khi đồng ý cho một cá nhân được thôi quốc tịch Việt Nam. Bởi vì, khi chấp nhận cho thôi quốc tịch Việt Nam thì tức là mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước Việt Nam với cá nhân đó không còn tiếp tục được nữa, nó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm cho thôi quốc tịch Việt Nam, lúc bấy giờ người đó đã không còn là công dân của Việt Nam. Do đó, nếu đồng ý cho thôi quốc tịch Việt Nam mà không cần phải xem xét đến những điều kiện này thì sau khi đã có quyết định cho thôi rồi thì vô tình sẽ tạo nên những bất lợi cho bên có quyền của Việt Nam mà cụ thể là Nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức và cả công dân Việt Nam. Nó sẽ không tạo
được sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau của công dân Việt Nam. Do đó,
những trường hợp cần phải cân nhắc này là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn trong mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước Việt Nam với công dân Việt Nam.
Ngoài ba trường hợp được nêu trên, thì tại khoản 2 Điều 27 Luật quốc tịch
năm 2008 còn đặt ra thêm hai trường hợp mới nữa, đó là: “Đang bị tạm giam để
chờ thi hành án; Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.”
Bên cạnh đó, là một trong những điều kiện đã được xem xét là: “Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch Việt Nam” (khoản 4 Điều 24 Luật quốc tịch năm 1998 và khoản 4
Điều 27 Luật quốc tịch năm 2008). Có lẽ chúng ta sẽ nên phải nói qua đôi điều về đối
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân của Việt Nam, là lực lượng nòng cốt góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn chủ quyền của đất
nước,… Do đó, khi đứng từ góc độ của Nhà nước Việt Nam thì việc xem xét không thể đồng ý cho những chủ thể thuộc trong trường hợp này được thôi quốc tịch Việt Nam. Thiết nghĩ, nếu chấp nhận cho những cá nhân này được thôi quốc tịch Việt Nam thì nó sẽảnh hưởng không tốt đến an ninh quốc gia. Dường như, nếu như những người này xin thôi quốc tịch Việt Nam rồi xin nhập quốc tịch của một quốc gia có chế độ
chính trị khác thì điều này quả có điều là bất lợi cho quốc gia Việt Nam. Dù ta biết rằng, ta vốn không thể dự đoán được một cách chính xác được những gì sẽ xảy ra
nhưng khi liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia thì không cho phép ta có một thái độ
hời hợt được, nên việc quy định như vậy cũng hoàn toàn phù hợp chính đáng cho
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam. Có lẽ, quán triệt được tinh thần này một cách nên khoản 3 Điều 24 của Luật quốc tịch năm 1998 hay khoản 3 Điều 27 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định tiếp như sau: “Người xin thôi quốc tịch Việt
Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích
quốc gia của Việt Nam”. Có lẽ, chúng ta không quá bỡ ngỡ khi một lần nữa được nhắc
đến quy định này, cũng do quy định này đã được đề cập đến trong câu chuyện xin nhập hay xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã được trình bày trong những đề mục trước. Thế nên, về cách giải thích cũng không mấy xa lạ lắm, tức là dù có thoả hết các điều kiện ban đầu đưa ra nhưng nếu việc xin thôi quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến lợi ích quốc gia thì chốt lại vẫn không thể được chấp thuận. Vì bao giờ cũng vậy, vì lúc nào cũng thế, chủ quyền của quốc gia luôn luôn được đặt lên hàng đầu.
Nếu như việc xin thôi quốc tịch Việt Nam là một hành vi tự thân của chủ thể
muốn xin thôi quốc tịch Việt Nam, nó phụ thuộc vào chính ý chí của cá nhân đó. Thì vấn đề lớn về chấm dứt quốc tịch cũng không dừng lại ở đó, tức là trong một chừng mực nào đó việc chấm dứt quốc tịch của công dân Việt Nam còn có thể bị Nhà nước Việt Nam chủ động cho thôi quốc tịch Việt Nam, mà lúc bấy giờ nó không còn và cũng không cần phụ thuộc vào ý chí của công dân đó nữa. Đây chính là trường hợp
tước quốc tịch Việt Nam do Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với một số công dân Việt Nam khi rơi vào một trong những trường hợp đặc biệt pháp luật Việt Nam quy
định. Và đây sẽ là một vấn đề khác kế tiếp sau đây.