So với Luật quốc tịch năm 1998 thì Luật năm 2008 đã bổ sung các quy định về
trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch như: trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ
xin nhập quốc tịch Việt Nam; xin thôi quốc tịch Việt Nam; xin trở lại quốc tịch Việt
Nam; tước quốc tịch Việt Nam; huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Đối với từng việc về quốc tịch, Luật quy định cụ thể hồ sơ gồm những giấy tờ gì (tại các
Điều 20, Điều 24, Điều 28 Luật quốc tịch năm 2008) và quy trình giải quyết hồ sơ từ
cấp tỉnh đến cấp Trung ương.
Theo đó, đối với những người muốn nhập, trở lại, hoặc thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú (đối với người xin thôi quốc tịch Việt Nam hiện đang ở nước ngoài có thể nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), sau đó Sở Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của
người xin nhập, trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sau khi nhận được kết quả xác minh của cơ quan Công an, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. Riêng trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam gửi hồ sơ tại
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp. Sau
khi nhận được hồ sơ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển đến, Bộ Tư pháp có trách nhiệm xử lý hồ sơ, làm các thủ tục cần thiết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Một điểm mới hoàn toàn so với Luật quốc tịch năm 1998, đó chính là Luật quốc tịch năm 1998 chưa đưa những quy trình giải quyết các việc về quốc tịch vào Luật, mà các quy trình này chủ yếu được quy định tại Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ. Nhưng đến Luật quốc tịch năm 2008 thì đã luật hoá các quy trình với trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết hồ sơ tại từng cơ quan một cách rõ ràng.
Đối với mỗi quy trình giải quyết về quốc tịch, Luật năm 2008 đều quy định cụ
thể thời hạn giải quyết hồ sơ tại từng cơ quan. Theo Luật năm 2008, tổng thời gian giải quyết tại các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương đối với:
+ Việc nhập quốc tịch là 115 ngày (không kể thời gian bổ sung hồ sơ của người xin nhập quốc tịch);
+ Việc trở lại quốc tịch Việt Nam là 85 ngày (trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước) hoặc 70 ngày (trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài)
+ Việc xin thôi quốc tịch Việt Nam là 80 ngày (trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư
pháp) hoặc 65 ngày (trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) Các thời hạn trên là thời gian giải quyết hồ sơ thực tế tại các cơ quan có thẩm quyền, không tính thời gian trung chuyển hồ sơ.
Trong khi đó, Luật quốc tịch năm 1998 không quy định trình tự giải quyết từng việc cụ thể nhưng có quy định thời hạn giải quyết đơn yêu cầu về quốc tịch tại Điều 38.
Theo đó, thời hạn giải quyết đối với:
+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam không quá 6 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ25.
Như vậy, so với thời hạn được quy định trong Luật quốc tịch năm 1998, thời hạn giải quyết các việc về quốc tịch quy định trong Luật năm 2008 đã được rút ngắn đáng kể.
Đây có thể coi là một bước đột phá trong việc giải quyết hồ sơ về quốc tịch, góp phần thực hiện công khai, minh bạch hoá các thủ tục hành chính và cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy định thời gian giải quyết hồ sơ ở từng công
đoạn trong quy trình tạo điều kiện cho người dân có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật của các việc về quốc tịch.
3.2.1.5. Một số điểm mới khác
Không dừng lại ở những ấy quy định mới vừa nêu bên trên, Luật quốc tịch năm
2008 còn bổ sung những điểm mới khác nữa để từ đó mà làm nên một quy phạm của Luật quốc tịch Việt Nam hoàn chỉnh hơn theo xu hướng chung của thời đại.
“Một số điểm mới khác” sẽ được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, quy định về “Quốc tịch Việt Nam”. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong
lịch sử lập pháp của ta từ xưa đến nay, lần đầu tiên Luật quốc tịch đã đưa ra khái
niệm về “Quốc tịch Việt Nam”. Tại Điều 1 Luật quốc tịch năm 2008 đã quy định về
“Quốc tịch Việt Nam” như sau: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”. Đây
thật ra không phải là một quy định hoàn toàn mới mà đã được nhắc đến trong Lời nói
đầu của Luật quốc tịch năm 1998, nhưng Luật quốc tịch năm 2008 đã đưa xuống
thành Điều 1 của Luật, thì lúc này nó càng nhấn mạnh hơn nữa ý nghĩa của quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam là cơ sở pháp lý đầu tiên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Việt Nam và ngược lại.
Thứ hai, về giải thích từ ngữ ở Điều 3 Luật năm 2008. Ngoài việc lược bỏ
một số thuật ngữ đã được giải thích trong các luật chuyên ngành khác, Luật năm 2008 đã bổ sung giải thích cụm từ “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Đây là một cụm từ được sử dụng nhiều trong Luật quốc tịch nhưng các Luật quốc tịch trước đây chưa có sự giải thích rõ ràng, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng Luật. Theo giải thích tại Điều 3 Luật năm 2008, “Người gốc Việt Nam định
cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra
quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ
đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Thứ ba, về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (Điều 11 của Luật quốc
tịch năm 2008). Các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã được quy định tại
Điều 11 của Luật quốc tịch năm 1998, Luật năm 2008 đã quy định lại cụ thể hơn
và theo một trình tự logic hợp lý hơn, cụ thể như sau:
“1) Giấy khai sinh; trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2) Giấy chứng minh nhân dân; 3) Hộ chiếu Việt Nam;
25
4) Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài,
Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Việt Nam.”
Chúng ta có thể thấy rằng, ngoài những loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã được quy định trong Luật quốc tịch năm 1998, thì Luật quốc tịch
năm 2008 còn bổ sung thêm “Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ
em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi Việt Nam”, đây chính là một trong những điểm mới của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Thứ tư, việc giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam
đồng thời có quốc tịch nước ngoài (Điều 12 của Luật năm 2008). Quy định này chính là việc kết hợp giữa Điều 13 và Điều 41 của Luật quốc tịch năm 1998 và có bổ sung thêm. Điều 13 của Luật quốc tịch năm 1998 chỉ quy định đơn thuần về “Áp dụng điều ước quốc tế về quốc tịch”, còn Điều 12 Luật quốc tịch năm 2008 đã quy
định cụ thể “Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam có đồng thời quốc
tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết
theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Quy định này xuất phát từ quy định cho phép một số trường hợp ngoại lệ có thể có hai quốc tịch. Khi một công dân được nhập quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài thì sẽ
có nhiều vấn đề xung đột giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước mà người
đó đồng thời mang quốc tịch. Để giải quyết vấn đề này, Luật quốc tịch năm 2008 đã
đưa ra hướng giải quyết như quy định tại Điều 12 này.
Thứ năm,quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân
Việt Nam (Điều 16 của Luật quốc tịch năm 2008). Tại khoản 2 Điều 17 Luật quốc tịch
năm 1998 đã quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt
Nam, theo đó “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là
công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của
cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con”. Tuy nhiên, trên thực tế lại nảy sinh những vấn đề mới như: nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con, thì có phải lúc bấy giờ, việc xác định quốc tịch cho đứa trẻ sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc này mà, Luật quốc tịch năm 2008 đã bổ sung thêm quy định như sau: “Trường hợp
trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa
chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”. Ta có thể thấy, với quy định này đã nhằm bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất cho trẻ em, hạn chế tình trạng trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà rơi vào tình trạng không quốc tịch.
Thứ sáu, quy định về việc trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 23 của Luật quốc
tịch năm 2008). So với các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam quy định tại
Điều 21 của Luật quốc tịch năm 1998, thì Luật năm 2008 đã quy định mở rộng thêm một số trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam, đó là: “ Thực hiện đầu tư tại Việt Nam” hoặc “Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài”. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người gốc Việt Nam quay trở lại quốc tịch đầu tư về Việt Nam và muốn hưởng những ưu đãi đầu tư như đối với công dân Việt Nam. Đồng thời, cũng giải quyết được
những vướng mắc hiện nay là có nhiều trường hợp đã xin thôi quốc tịch Việt Nam
nhưng lại không được nhập quốc tịch nước ngoài26.
Thứ bảy, việc đã bỏ quy định về cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam. Luật năm 1998có quy định về cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam và giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam. Thực tế, những
năm qua cho thấy, nhu cầu cấp các loại giấy tờ này cũng không lớn, phần lớn là theo yêu cầu của người dân. Để công nhận một người có hay mất quốc tịch Việt Nam đều
đã có quyết định của Chủ tịch nước. Ngoài ra, công dân Việt Nam còn có thể sử dụng hộ chiếu để chứng minh quốc tịch của mình. Vì vậy, để hướng tới một nền hành chính
đơn giản với các thủ tục, giấy tờ theo hướng thuận tiện cho người dân, Luật năm 2008 đã bỏ quy định về việc cấp các loại giấy tờ này.
Thứ tám, quy định về việc mất quốc tịch Việt Nam (Điều 26 của Luật năm 2008).
Có lẽ cũng rất dễ hiểu thôi, khi Luật quốc tịch năm 2008 đã bổ sung quy định về việc
đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại khoản 2 Điều 13 nên theo sau đó, Luật năm 2008 này
cũng vẫn quy định bổ sung tiếp một căn cứ mất quốc tịch Việt Nam, đó là: “Không đăng
ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này”. Điều này đã tạo nên một sự thống nhất trong nội tại các quy định của Luật về quốc tịch.
Thứ chín, liên quan đến việc bảo hộ đối với người Việt Nam ở nước ngoài
được quy định tại Điều 5 của Luật quốc tịch năm 1998 mà phần thực trạng ta đã vừa trình bày ở bên trên. Ngay tại vấn đề này cũng đã được sửa đổi một cách rõ
ràng hơn tại Điều 6 của Luật quốc tịch năm 2008, cụ thể như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt
Nam ở nước ngoài”27. Đây chính là một trong những điểm đã góp phần một cách
đáng kể làm nên sự hoàn thiện của pháp luật về quốc tịch của Việt Nam. Đến đây, điều khoản này với những quy định này cũng đã tháo gỡ những gúc mắc mà những phần trên ta vừa điểm qua.
Có lẽ, qua những hồi hình dung như thế này thì chúng ta có thể thấy rằng Luật quốc tịch năm 2008 là một đạo luật rất quan trọng, nó đã trực tiếp xác định ai là công dân của Việt Nam, qua đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Luật đã có nhiều quy định mới thông thoáng hơn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, là một đóng
góp quan trọng cho việc thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính
sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Có lẽ, khi quay về với bình diện của thực tế về quốc tịch của Việt Nam thì chúng ta có thể thấy rằng: Việt Nam là một trong những quốc gia có khá đông công dân định cư ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, luật quốc tịch của nhiều nước và từ mong muốn của chính những người này nên số
công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước khác chiếm tỉ lệ lớn trong cộng đồng
người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặc dù, việc giữ hay thay đổi quốc tịch là quyền của mỗi cá nhân nhưng tính chất phức tạp của việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng nhiều quốc tịch như xung đột thẩm quyền về bảo hộ đối với người có hai hay nhiều quốc tịch, việc lựa chọn luật áp dụng để xử lý những vấn đề về quan hệ
26
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/02/12/2337/
27
dân sự, kinh tế, thương mại…của đương sự là những thực tiễn mà nhiều quốc gia phải
đối diện. Đối với vấn đề này, không nên xác định nguyên tắc giải quyết vấn đềtrong Luật quốc tịch. Tăng cường đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế liên quan là giải pháp tối ưu. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ta cũng cần phải lưu ý vân dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu trong giải quyết các vấn đề liên quan đến
người có hai hay nhiều quốc tịch. Đây là nguyên tắc thường được các quốc gia áp