Mất quốc tịch theo điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 36)

Cũng tương tự như cách giải thích về vấn đề hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế vậy. Tức là, việc mất quốc tịch theo điều ước quốc tế này nó không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân ấy nữa, mà lúc bấy giờ nó đã phụ thuộc ý chí của những quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế. Nếu như ta nói rằng, việc hưởng quốc tịch theo

15

Khoản 1 Điều 35 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định về quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam như sau: “Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được

điều ước quốc tế là một việc mà theo đó một bộ phận dân cư của một quốc gia nào

khác được chuyển sang cho Nhà nước ta quản lý theo những Hiệp định về biên giới chẳng hạn thì có quốc tịch Việt Nam. Như vậy thì ngược lại, việc mất quốc tịch theo

điều ước quốc tế tức là một bộ phận dân cư của Việt Nam sẽ được chuyển sang cho một Nhà nước khác quản lý theo các Hiệp định về biên giới giữa Việt Nam với các

nước ký kết, khi đó việc mất quốc tịch đã được đặt ra.

Với góc độ từ những quy định của luật như vậy, thì trên thực tế, khi vận dụng những quy định đó vào cuộc sống thì vẫn gặp không ít những khó khăn hay những

điều còn tồn động mà trong tình hình mới của xã hội ngày một phát sinh nhiều. Và đây

chính là một nội dung sẽ được đi theo hướng từ những quy định của luật đến thực tế,

để từ đó đi tìm ra những thực trạng mà trong một chừng mực nào đó Luật vẫn không thể dự liệu hết được những tình huống mới phát sinh của cuộc sống. Có thể nói một cách rằng: đây chính là nội dung cơ bản của một vấn đề khác kế tiếp mà người viết muốn hướng tới.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 1998 VÀ SỰ PHÙ HỢP CỦA VIỆC RA ĐỜI LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 2008

Có lẽ, chúng ta sẽ dễ thấy rằng, bất kể một văn bản pháp quy nào cũng được ra

đời và hình thành trong một bối cảnh nhất định của đất nước, do đó nó sẽ có một giá trị thiết thực ở ngay tại thời điểm đó. Thế nhưng, trãi dài theo từng bước của kim đồng hồ

thời gian thì thiết nghĩ, những văn bản pháp quy này nó sẽ dần dần bộc lộ những tình tiết chưa được hợp lý lắm, chưa khả quan lắm, mà những tình tiết này ta thường gọi đó

chính là những vấn đề bất cập từ trong luật đến thực tiễn áp dụng. Rồi cũng xuất phát từ những bất cập đó mà đi đến việc sửa đổi luật, sửa đổi luật để làm nên một sự dung hoà thích hợp và cần thiết trong đời sống pháp lý giữa Nhà nước và công dân.

Liên quan đến chế định quốc tịch cũng vậy. Khi Luật quốc tịch năm 1998 được

ra đời và có hiệu lực đến thời điểm hiện tại là đã được chín năm. Trong khoảng thời gian ấy đó, thì Luật quốc tịch năm 1998 cũng đã phát huy được vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh những vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng, bên

cạnh những thành tựu đã đạt được, thì Luật quốc tịch năm 1998 vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề mang tính bất cập xoay quanh chế định quốc tịch. Và cũng xuất phát từ đây,

nhằm khắc phục được những bất cập đó, nhằm bổ sung những điểm cần thiết liên quan

đến chế định quốc tịch trong tình hình mới mà Bộ tư pháp đã được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Luật quốc tịch sửa đổi năm 2008. Như vậy, khi đi từ thực tế áp dụng Luật quốc tịch năm 1998 cho đến khi tìm đến những sự phù hợp cần thiết cho sự ra đời của Luật quốc tịch năm 2008, thì từng bước đi được đặt ra này như đã dẫn dắt ta đi vào một công việc tìm hiểu và nghiên cứu khác nữa vậy. Thế nhưng, công việc này nó lại đòi hỏi một thao tác mang tính chất tuần tự hơn, tuần tự

khi đi từ xa đến gần, và cũng chính vì điều đó mà vô tình đem lại một chuỗi logic thống nhất hơn và dễ dàng nắm bắt hơn.

3.1. Thực trạng áp dụng Luật quốc tịch năm 1998

Luật quốc tịch hiện hành được Quốc hội khoá X nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/5/1998 tại kỳ hợp thứ 3 (sau đây gọi là Luật quốc tịch năm 1998) là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về

quốc tịch của Nhà nước ta. Luật quốc tịch năm 1998 đã điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch như: quyền của cá nhân đối với quốc tịch, nguyên tắc một quốc tịch, hạn chế tình trạng không quốc tịch, quốc tịch của vợ và chồng, các căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam, thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi; thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch. Sau hơn chín năm thực hiện, Luật quốc tịch năm 1998 đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy vai trò là cơ sở

pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Nhà nước ta đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, rồi việc xác định người có quốc tịch Việt Nam, việc tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 6), việc xác lập quốc tịch của trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam khi cha mẹ là người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam (Điều 18), việc giữ quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam (Điều 29)…

Trên thực tế, theo thống kê của Bộ Tư pháp thì sau chín năm thực hiện Luật quốc tịch năm 1998, tính từ tháng 1/1999 đến tháng 12/2007 đã có 2.232 người được

nhập quốc tịch Việt Nam, và con số này đang có nhiều chiều hướng tăng trong những

năm gần đây, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Chỉ riêng trong hai năm 2006-2007, con số này là trên 1.000 người. Trong đó, số người xin giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam, chủ yếu là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài chiếm trên 80%. Bên cạnh đó, số người xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng lên tới 674 người và đã giải quyết cho 231 người. Ngoài ra, trong chín năm qua cũng có tới 61.460 người xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, chủ yếu là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài chiếm 96,6%, còn lại là công dân Việt Nam đang thường trú ở trong nước. Có thể thấy, sau chín năm thực hiện Luật này, công tác quốc tịch đã có những bước phát triển mới, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước về quốc tịch cũng như yêu cầu của người dân trong và ngoài nước về vấn đề quốc tịch.

Dù Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 đã được áp dụng gần mười năm và đạt

được những thành tựu đáng kể. Nhưng dường như trên thực tế, khi vận dụng Luật quốc tịch vào thực tiễn thì cũng đã bộc lộ không ít một số điểm còn bất cập, còn hạn chế và không phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn được luật pháp quốc tế công nhận. Trên bình diện thực tiễn, thì vốn vẫn ít thấy xảy ra những nghịch cảnh trớ trêu mà về mặt pháp lý có thể xảy ra, nên cũng từ đó mà chúng ta vẫn còn giữ nguyên một số quy định xem ra không phù hợp lắm với tính cách và truyền thống tương trợ, đùm

bọc của người Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự vận hành ngày cành nhanh và mạnh của xã hội nên thiết yếu cũng đã dẫn đến nhiều trường hợp, nhiều tình huống mới phát sinh mà Luật quốc tịch năm 1998 chưa có thể bao quát hết và dự liệu hết được. Cũng chính

vì điều đó mà đã dẫn đến những khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Như vậy, công việc

đi tìm những điểm còn hạn chế, những điểm còn bất cập từ ngay trong nội tại những

quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 thì cũng chính là một trong những công việc mang tính tất yếu được đặt ra ngay sau đây.

3.1.1. Thực trạng về vấn đề áp dụng nguyên tắc một quốc tịch

Nguyên tắc một quốc tịch quy định tại Điều 3 của Luật quốc tịch năm 1998

là cứng nhắc, là bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế, chưa thật sự phù hợp với nguyện vọng của kiều bào ta ở nước ngoài và thật sự khó khăn trong triển khai thực hiện trên thực tế.

Chúng ta thấy rằng, có nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận quyền có hai hay nhiều quốc tịch. Vào năm 2000, người ta ước lượng có khoảng bốn đến

năm triệu dân Úc có hai quốc tịch, tức khoảng 25% dân số. Và hiện nay, có khoảng 69 quốc gia trên thế giới thừa nhận việc hai hay nhiều quốc tịch của công dân. Có một số quốc gia như Đức hay Singapore chẳng hạn, chỉ công nhận chế độ song tịch cho một vài trường hợp được giới hạn. Mặc dù vậy, nhưng vào thời điểm hiện nay thì Đức có khoảng 1.200 người có hai quốc tịch.

Cũng như quy định của pháp luật về quốc tịch của Trung Quốc, Việt Nam ta không thừa nhận chế độ song tịch, mà đặt ra nguyên tắc một quốc tịch, được quy

định tại Điều 3 của Luật quốc tịch Việt Nam như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Quy định này đã được đặt ra như thế nhưng thiết nghĩ, chúng ta chưa

tìm thấy được một biện pháp nào để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, hay nói một

cách khác là chúng ta đã thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, ví dụ như là cơ chế đương

nhiên mất quốc tịch Việt Nam khi đương sự chọn hoặc nhập quốc tịch nước ngoài chẳng hạn, tức là cơ chế này nó đặt ra một yêu cầu là: công dân Việt Nam phải thôi

quốc tịch Việt Nam khi chọn hoặc nhập quốc tịch nước ngoài. Cũng chính vì lẽ đó,

nên trên thực tế đã nảy sinh một hệ quả pháp lý là công dân Việt Nam định cư ở

một số nước mà ở đó khi nhập quốc tịch, pháp luật của nước sở tại không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam, điều này đã dẫn đến một số lượng khá đông người Việt Nam định cư ởnước ngoài rơi vào tình trạng vừa có quốc tịch của nước sở tại, vừa có quốc tịch của Việt Nam. Thêm vào đó, trong khi Việt Nam quy định nguyên tắc xác định quốc tịch theo huyết thống thì luật quốc tịch của một số nước lại xác

định quốc tịch theo nơi sinh, sự sung đột pháp lý này cũng là lý do làm tăng thêm

số người ở Việt Nam định cư ở nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch. Vì vậy, sự

cứng nhắc của nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch năm 1998 đã làm cho

các cơ quan Nhà nước Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lung túng, thậm chí là bị bó tay khi giải quyết các vụ việc cụ thể có liên quan đến quốc tịch.

Hơn nữa, nguyên tắc một quốc tịch theo Luật quốc tịch năm 1998 thật sự chưa

phản ánh đúng nguyện vọng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đa số kiều bào ta dù phải rời Tổ quốc do các hoàn cảnh khác nhau, nhưng vẫn có nguyện vọng thiết tha được gắn bó với quê hương nên không muốn bị mất quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước sở tại.

Từ những vấn đề đã nêu ở trên, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là cần phải cân nhắc sửa đổi nguyên tắc một quốc tịch được quy định tại Điều 3 của Luật quốc tịch

năm 1998 sao cho phù hợp hơn với tình hình trên thực tế của đất nước, từ đó cũng góp

phần làm nên một bước chuyển mình toàn vẹn hơn, một sự thay đổi đồng bộ hơn khi

Việt Nam ta đã hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

3.1.2. Thực trạng về vấn đề không quốc tịch

Trong pháp luật quốc tế, hiện tượng một người đồng thời mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia được gọi là người mang nhiều quốc tịch (Bipatride;

pluripatride). Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tiẽn đời sống quốc tế và tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ Nhà nước nào16. Thế nhưng, trái ngược với hiện trạng này lại là những trường hợp mà một cá nhân lại rơi

vào tình trạng không có quốc tịch. Theo Công ước quốc tế về địa vị pháp lý của người không có quốc tịch đã định nghĩa: “Người không quốc tịch là người không được coi là công dân của một quốc gia nào theo luật của quốc gia ấy”. Rõ ràng, không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không có quốc tịch của một nước nào. Người không có quốc tịch không phải thực hiện nghĩa vụ công dân đối với quốc gia nào nhưng họ lại gặp rất nhiều những bất lợi, đó là khi cư trú ở nước sở tại thì địa vị pháp lý của người không quốc tịch rất thấp và bị hạn chế nhiều so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài. Họ không có được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng dựa trên cơ sở của điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan, họ không được hưởng sự

bảo hộ ngoại giao của bất kỳ nước nào khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại17, hay là họ không được hưởng các quyền dân sự và chính trị như quyền bầu cử, ứng cử. Thiết nghĩ một

điều rằng, tình trạng không có quốc tịch cũng là do: có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch; một người mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới; trẻ em sinh ra ở nước áp dụng nguyên tắc huyết thống mà cha mẹ là người không có quốc tịch; người xin thôi quốc tịch cũ nhưng nhập được quốc tịch mới…

16

Luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch , TS. Nguyễn Hồng Đắc, Tạp chí Luật học số 7/2006.

17

Có lẽ, từ những vấn đềmà chúng ta đã hình dung từ những phần đầu, chúng ta có thể thấy rằng: theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam thì trẻ em sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó được sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam18. Rõ ràng, Việt Nam đang áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch cho trẻ em. Hơn thế nữa, nguyên tắc này còn

được chúng ta áp dụng một cách rất thông thoáng, bằng việc quy định chỉ cần có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì đứa trẻ chắc chắn sẽ có và có thể có quốc tịch Việt Nam19. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng không quốc tịch của trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp không thể xác định quốc tịch của đứa trẻ theo nguyên tắc huyết thống, thì Việt Nam sẽ áp dụng nguyên tắc thứ hai, đó là nguyên tắc

nơi sinh. Trường hợp này sẽ áp dụng để xác định quốc tịch cho đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cả cha và mẹ đều không có quốc tịch hoặc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam20,…Mặc dù vậy, với những quy

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)