Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2012-2014:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động phát hành và thanh toán LC tại Vietcombank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 36)

chính là New Zealand và Úc.

Đối với nhập khẩu, thị trƣờng chây Mỹ và châu Đại Dƣơng có mức tăng cao, chủ yếu là từ Hoa Kỳ và Úc, lần lƣợt là 20,3% và 31,2% vào năm 2014. Tiếp đến là thị trƣờng châu Á, tuy tăng 12,3% nhƣng vẫn giữ tỷ trọng lớn nhất với 81,1% kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc. Ngoài ra còn có sự góp mặt của thị trƣờng châu Âu.

3.2.3. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2012-2014: 2014:

Nhìn chung, giai đoạn 2012-2014 có sự điều chỉnh về kinh tế vĩ mô và thu đƣợc thành quả nhất định, trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng hoá đều vƣợt mức kế hoạch đề ra, và đạt 3 năm liên tiếp xuất siêu, với mức xuất siêu kỷ lục vào năm 2014. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có những chuyển dịch tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của chiến lƣợc phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, cụ thể nhóm hàng hoá công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo sau lần lƣợt là hàng nông sản, thuỷ sản, và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản.

Xuất khẩu sang thị trƣờng khu vực truyền thống đƣợc giữ vững. Do khủng hoảng kinh tế, sức mua chung của thị trƣờng thế giới suy giảm những các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam nhƣ Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững và tăng trƣởng.

Nhập khẩu luôn phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Nhóm hàng không khuyến khích giảm nhập khẩu, thể hiện công tác điều hành kiểm soát nhập khẩu hiệu quả, tuy nhiên lại cho thấy sức mua của thị trƣờng trong nƣớc bị giảm đối với hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, tăng trƣởng xuất khẩu cao chủ yếu vẫn là từ khối doanh nghiệp FDI. Năm 2014 chứng kiến mức xuất siêu kỷ lục nhƣng vẫn còn nhiều dấu hiệu tiêu cực. Xuất siêu mạnh nhờ khối doanh nghiệp FDI cho thấy sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chƣa có dấu hiệu đáng mừng. Bên cạnh đó, xuất siêu cao đƣợc là nhờ nhập siêu giảm mạnh với tình hình nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh sụt giảm do doanh nghiệp trong nƣớc phá sản, giải thể hàng loạt, chứng tỏ nền sản xuất vẫn chƣa đƣợc phục hồi. Trong khi đó, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu mạnh, còn doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chủ yếu nhập siêu, cho thấy công nghệ vẫn chƣa đƣợc cải tiến, chuyển giao, sức cạnh tranh còn yếu ớt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động phát hành và thanh toán LC tại Vietcombank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)