2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012)
Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012) với tên đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh” đã chỉ ra rằng:
Tỷ suất nợ =276,413 - 39,469*VCSH - 31,257*ROA + 40,17*TgT.TS - 0,275*GVHB
Trong đó:
VCSH: Vốn chủ sở hữu; ROA: Tỷ suất sinh lời tài sản; TgT.TS: Tốc độ tăng trưởng tài sản; GVHB: Giá vốn hàng bán.
Mô hình đã ước lượng được các yếu tố tác động tới tỷ suất nợ của các công ty với các yếu tố nêu trên hết sức hợp lý với VCSH, ROA, GVHB tỷ lệ nghịch lên tỷ suất nợ và tốc độ tăng trưởng tài sản tác động tỷ lệ thuận lên tỷ suất nợ.
Nhận xét: Đề tài không đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn nợ vay nên trong đề tài mặc định tất cả các khoản vay đều là vay nợ của các tổ chức tín dụng.
2.4.2. 2 Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú (2012):
Mô hình nghiên cứu về cấu trúc vốn tiêu biểu trong năm gần đây, đáng chú ý có công trình luận án tiến sĩ của Trần Thị Thanh Tú (2012) với đề tài “Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay” đã được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu khung lý thuyết sau:
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu về đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay.
Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước; - Hệ số vốn chủ sở hữu/Tổng số vốn; - Hệ số nợ dài hạn/Tổng số vốn; - Hệ số vốn chủ sở hữu/Nợ dài hạn; - Chi phí vốn.
Hình thành các loại cơ cấu vốn của các DN.
Nhận xét: Tác giả Trần Thị Thanh Tú đã đưa ra mô hình về hình thành các loại cơ cấu vốn của các doanh nghiệp xung quanh các yếu tố về đòn bẩy tài chính. Tác giả cũng không nêu ra các biến điều khiển khác mô hình hóa rộng hơn về các yếu tố hình thành lên cơ cấu vốn các doanh nghiệp.
2.4.2.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn:
Hai tác giả Vũ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Tiến Dũng đã nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các Doanh nghiệp tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố nội tại có tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong đó, các yếu tố “Tăng trưởng”, “quy mô”, “mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của ngành” có tác động thuận chiều tới cấu trúc vốn. Các yếu tố “mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp” và “thái độ không thích sử dụng vốn vay của các nhà điều hành doanh nghiệp” có quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính:
Hình 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Doanh nghiệp tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
Trong đó:
Gi: Tăng trưởng; Si: Quy mô;
Ri: Mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp;
Mi: Thái độ không thích sử dụng vốn vay của các nhà điều hành doanh nghiệp; Ci: Mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của ngành.
Nhận xét: Tác giả đã mô tả khá chi tiết các yếu tố tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp thông qua các đòn bẩy tài chính và các biến điều khiển khác. Mô hình tác giả xây dựng tương đối đầy đủ cho việc nghiên cứu về cấu trúc vốn doanh nghiệp ở Việt Nam.
Với, việc tham khảo các mô hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu của Pahuja và Sahi năm 2012 sẽ là mô hình tác giả áp dụng xây dựng cấu trúc vốn cho Công ty cổ phần tư vấn Miền Trung và vận dụng cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
Bảng 2.1 Thống kê các mô hình nghiên cứu
Tác giả Các biến Dấu kì vọng
1. Lê Thị Kim Thư
Tỷ suất nợ Biến phụ thuộc
VCSH: Vốn chủ sở hữu -
ROA: Tỷ suất sinh lời tài sản - TgT.TS: Tốc độ tăng trưởng tài sản +
GVHB: Giá vốn hàng bán -
2. Vũ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Tiến Dũng
Cấu trúc vốn Biến phụ thuộc
Ri: Rủi ro KD -
Growth: Tăng trưởng +
Mi: Trình độ quản lý -
Ai: Cấu trúc tài sản +
Size: Quy mô công ty +
3. Hossain & Ali
TD/TA: Tổng nợ/Tổng tài sản Biến phụ thuộc
TD/TA (-1) +
PROF: Lợi nhuận -
Tang: TSCĐ Hữu Hình -
NDTS: Mức nợ trước thuế; +
LIQ: Tỉ lệ thanh toán nợ -
4. Pahuja và Sahi
Tỉ lệ nợ/VCP Biến phụ thuộc
Size: Quy mô công ty +/-
Growth: Tăng trưởng doanh thu +/-
LIQ:Tỉ lệ thanh toán nợ -
Tang: TSCĐ Hữu Hình +
Pro: Tỷ suất sinh lời (ROE) +/-
2.5. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI PHẦN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Thực tiễn hoạch định cấu trúc trong các công ty cổ phần ở các quốc gia trên thế giới đã để lại các bài học kinh nghiệm như sau: Hoạch định cấu trúc vốn phải gắn liền với các dự báo về triển vọng kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, một dự báo về lãi vay tăng cao sẽ làm gia tăng việc sử dụng nợ so với các loại vốn khác xét từ quan điểm lợi nhuận. Hiểu theo một nghĩa nào đó, lợi ích từ thuế thu nhập công ty đã cho phép các công ty ở một số quốc gia như Mỹ, Đức… có một tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần thường cao hơn so với các nước khác. Có thể chấp nhận đòn bẩy tài chính lớn hơn miễn là nền kinh tế duy trì được tính ổn định để các công ty kinh doanh đáp ứng được các khoản chi trả nợ vay.
Triển vọng của thị trường vốn cũng là tiêu thức trong việc hoạch định cấu trúc vốn. Các công ty có khuynh hướng gia tăng đòn bẩy ngay tức khắc nếu dự báo rằng vốn vay sẽ trở nên quá tốn kém. Một dự kiến lãi suất sụt giảm có thể khuyến khích các công ty tạm hoãn việc vay tiền, nhưng vẫn duy trì một vị thế dể điều động nhằm hưởng lợi của tiền vay rẻ hơn sau này.
Các đặc điểm của ngành kinh doanh có tác động và phân hóa cấu trúc vốn của các công ty theo ngành nghề. Một số nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều. Ở Mỹ, trong thập niên 90, tỷ lệ nợ dài hạn bình quân trong ngành xe hơi vào khoản 43%, tỷ lệ này của ngành nhà hàng là 49%, ngành phân phối khí thiên nhiên là 45%, ngành điện là 50% và máy tính là 21%. Tỷ lệ nợ của các công ty có khuynh hướng xoay quanh tỷ lệ ngành.
Qui mô công ty cũng tác động đến cấu trúc vốn, các công ty nhỏ phải tùy thuộc đáng kể vào vốn của các chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Vì qui mô nhỏ rất khó tiếp cận và vay được nợ dài hạn. Vì không có các tiếp cận với nhiều loại vốn khác nhau, các công ty nhỏ thường có một vị thế mặc cả tương đối kém khi tìm kiếm vốn.
Khi nghiên cứu vấn đề cấu trúc vốn ở các nước phát triển, đặc biệt là các nước G7 gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ý, Đức và Nhật cho thấy các nhà kinh doanh khi tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thường dựa vào các định chế tài chính trung gian mặc dù thị trường chứng khoán ở các nước này phát triển rất mạnh. Ở Mỹ, vốn mà các công ty vay từ các tổ chức tài chính trung gian hầu như gấp hai lần so với vốn nhận được từ thị trường chứng khoán.
Ngược lại, các nước đang phát triển lại chú tâm sử dụng nguồn vốn cổ phần để tài trợ hơn là sử dụng nợ. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam với đặc điểm DNNN có vai trò chủ đạo làm cho nguồn vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc vốn, các nước khác như Philipin, Hàn Quốc, Thái Lan… cũng đang tăng dần vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của các công ty sau một thời gian không phát hành chứng khoán để huy động vốn.
Như vậy, cơ sở nào làm cho cấu trúc vốn ở các công ty của các nước là khác nhau mặc dù các công ty này đều hướng đến việc sử dụng đòn cân nợ để khuyếch đại
giá trị của công ty? Trước hết, đó là do chi phí giao dịch, ở các nước có chi phí giao dịch thấp do các trung gian tài chính cung cấp cho khách hàng những dịch vụ linh hoạt, dễ dàng, có một lượng dự trữ tiền có thể chuyển thành hàng hóa và dịch vụ bất cứ lúc nào thì chi phí dùng để vay nợ ở các định chế tài chính sẽ rẻ, việc vay nợ sẽ dễ dàng, từ đó cấu trúc vốn của công ty sẽ thiên về thâm dụng nợ.
Tuy nhiên, do tính hai mặt của đòn cân nợ cho thấy một nền kinh tế có đòn bẩy cao với số tiền vay nợ lớn sẽ có thể dẫn đến hàng loạt vụ phá sản dây chuyển của các công ty làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Minh họa cho vấn đề này là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Sau mấy chục năm được sự bảo trợ và chỉ đạo của chính phủ, các tập đoàn kinh doanh lớn của Hàn Quốc (Cheabol) luôn có khuynh hướng đi vay với lãi suất thấp để mở rộng sản xuất kinh doanh, không dám chú tâm đến việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn do sự dồi dào và dễ dãi của việc sử dụng vốn vay. Do chính sách bảo vệ thị trường trong nước đã giúp cho nền kinh tế Hàn Quốc tăng liên tục trong nhiều thập kỷ.
Tóm tắt chương 2:
Chương này trình bày các khái niệm, lợi ích và những lý luận cơ bản về cấu trúc vốn, các lý thuyết về cấu trúc vốn và các yếu tố tài chính ảnh hưởng tới cấu trúc vốn. Những vấn đề này có ý nghĩa thiết thực cho công ty trong việc xây dựng cấu trúc vốn linh hoạt, mềm dẻo.
Đưa ra các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng mô hình. Từ đó có thể áp dụng mô hình đó vào công ty (mô hình được đề xuất trong chương 3).
Từ đó, giúp cho các nhà quản trị thấy được tầm quan trọng của việc hoạch định một cấu trúc vốn hợp lý nhằm gia tăng giá trị công ty. Đặc biệt xem xét khuynh hướng cấu trúc vốn hiện nay trên thế giới, từ đó rút ra những bài học bổ ích cho các công ty Việt Nam. Đó là kinh nghiệm về xây dựng cấu trúc vốn cho các công ty cổ phần của một số nước trên thế giới mà điển hình là các nước: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ý, Đức và Nhật và Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Qua các mô hình nghiên cứu tham khảo trên thế giới và trong nước, tác giả nhận thấy mô hình giả thuyết của Pahuja và Sahi (2012) là đầy đủ và phù hợp với tình hình hoạt
động cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng mô hình giả thuyết của Pahuja và Sahi (2012) để áp dụng làm mô hình giả thuyết của đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MIỀN TRUNG
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MIỀN TRUNG Quá trình hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần tư vấn Miền Trung là một công ty cổ phần do các thành viên cổ đông góp vốn thành lập nên và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Công ty cổ phần tư vấn Miền Trung được thành lập vào năm 2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp ngày 10/1/2008.
Ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty là đa ngành nghề: tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế và giám sát thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, thẩm tra, lập HSMT, thí nghiệm, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, thi công và trang trí nội thất…. Hiện công ty đang xây dựng mở rộng thêm các mạng lưới kinh doanh khác như Nhà hàng, khách sạn, siêu thị mini tại khu vực phía Nam Đông Hà.
Văn phòng trụ sở chính của Công ty được đặt tại địa chỉ 101 Hùng Vương, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Và địa chỉ kinh doanh thương mại dịch vụ đóng tại Đường 9D, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Năm 2008 Công ty mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Nhưng từ năm 2009 đến nay với lợi thế về mối quan hệ, cũng như nắm bắt được đúng thời điểm kinh doanh, kết hợp với sự quản lý chặt chẽ và tài năng của Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho công ty kinh doanh ngày một phát triển hơn và có hiệu quả. Hơn nữa đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty dày dặn kinh nghiệm, có uy tín và năng lực đã góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty một cách đáng kể. Cụ thể sản lượng sản phẩm của công ty năm 2009 đạt: 25,75 tỷ đồng và năm 2010 đạt: 27,15 tỷ đồng, năm 2011
đạt: 28,05 tỷ đồng, năm 2012 đạt: 27,12 tỷ đồng, năm 2013 sản lượng đạt 22,12 tỷ đồng. Với 6 năm thành lập mà Công ty đã thực sự chiếm được vị thế cho mình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là một điều đáng khích lệ và chính điều này đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Và hiện nay Công ty đã và đang thực hiện tư vấn thiết kế, giám sát các công trình lớn trong và ngoài địa bàn tỉnh cụ thể như sau: công trình Trụ sở làm việc Công An Tỉnh Quảng Trị (57 tỷ đồng); Bệnh viện chuyên khoa lao và phổi (30 tỷ đồng); Trường chính trị Lê Duẫn (35 tỷ đồng); Trường THPT Nguyễn Hữu Thận (21 tỷ đồng); Trường THPT Lâm Sơn Thủy, Đường mòn Hồ Chí Minh… Tất cả các công trình trên đều là các công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Trị. Đồng thời công ty cũng đang tiếp cận thêm một số công trình mới như Đường vào UBND xã Vĩnh Long, Trụ sở làm việc Chi cục Hải Quan cửa khẩu La Lay, Bệnh viện Đakrông, Trường PTTH Nguyễn Trãi, Trường tiểu học Hùng Vương, Bệnh viện Quảng Ngãi, Dự án nhà ở chung cư cho người có thu nhập thấp tại Thành phố Huế, Bệnh viện CuBa - Đồng Hới…
Với 6 năm thành lập ta có biểu đồ sản lượng sản phẩm và doanh thu của Công ty như sau:
Biểu đồ sản lượng sản phẩm và Doanh thu năm 2008-2013 0 5 10 15 20 25 30
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sản lượng Doanh thu
Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty cổ phần tư vấn Miền Trung
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
3.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MIỀN TRUNG MIỀN TRUNG
3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng đầu tư và tiến