Thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tổng tài sản). Các công ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể giải thích bằng thuyết chi phí vấn đề người đại diện (agency costs). Theo Myers(1984), nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như
vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.
Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty từ năm 2008-2013
Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1. Doanh thu (Trđ) 21.716,17 20.759,21 26.158,59 22.462,93 20.651,40 18.220,41 2. Tăng trưởng
doanh thu (%) - ‐4,41% 26,01% ‐14,13% ‐8,06% ‐11,77%
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2008-2013
Qua bảng phân tích 3.9 ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty không cao, thậm chí là còn giảm hơn so với năm trước. Cụ thể năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm so với năm 2008 là 4,41%. Nhưng đến năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu lại tăng lên một cách đáng kể đạt 26,01% so với năm 2009. Nhưng từ năm 2011-2013 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty lại giảm xuống. Năm 2013 giảm đến 11,77% so với năm 2012 và giảm 16,10% so với năm 2008. Điều này cho chúng ta thấy rằng sự tác động của chính phủ đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì từ năm 2011 trở đi chính phủ ban hành nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là doanh thu của công ty từ năm 2011-2013 giảm xuống tương ứng với độ tăng trưởng của doanh thu cũng ngày một giảm theo.